Lỡ deal trên sàn - Trượt deal Mai Hân mỹ phẩm suốt tháng
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết: Ngoài các tỉnh thành Nam bộ, nắng nóng có khả năng xuất hiện ở nhiều khu vực khác trên cả nước. Ngày 31.3, khu vực phía tây bắc Bắc bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và Nam bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ.Cách Jennifer Lopez 'lôi kéo' khán giả đến với 'This Is Me… Now'
Tối 10.2, chúng tôi trở lại quảng trường Hồ Chí Minh (ở P.Dương Đông, TP.Phú Quốc), nơi đây đã sạch bóng xe điện. Khoảng sân rộng trước tượng đài Bác Hồ đã thoáng hơn, không còn xe điện nào hoạt động. Số người dân đến đây tập thể dục bắt đầu đông hơn và nhiều người tỏ ra phấn khởi khi không còn tình trạng xe điện bát nháo hoạt động ở quảng trường Hồ Chí Minh.Chị Nguyễn Thị Dung (ở khu phố 3, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc) cho biết, mấy ngày trước, chị đi bộ tập thể dục ở quảng trường phải "ngó trước ngó sau", chỉ cần mất tập trung là có thể va phải những chiếc xe điện của các em nhỏ. "Hôm nay đi thể dục thoải mái hơn nhiều, không phải vừa đi vừa lo tránh xe điện nữa", chị Dung nói.Theo anh Nguyễn Tấn Phát (ở khu phố 3, P.Dương Đông), lúc quảng trường mới khánh thành, anh thường dẫn con gái đến hóng mát vào mỗi tối. Từ khi nhiều xe điện hoạt động bát nháo, anh không dám đưa con đến nữa. "Nay quảng trường không còn xe điện, tôi sẽ thường xuyên đến đây hơn. Mong chính quyền địa phương quyết liệt hơn để quảng trường này không còn tái diễn cảnh tượng bát nháo như những ngày trước", anh Phát nói.Như Thanh Niên đã thông tin, quảng trường Hồ Chí Minh ở TP.Phú Quốc được khánh thành ngày 19.5.2024. Sau khi đưa vào sử dụng chưa đầy 1 tháng, có nhiều hộ kinh doanh xe điện, thức ăn nhanh... đến kinh doanh tại đây, tạo nên cảnh tượng bát nháo.Đầu tháng 6.2024, UBND P.Dương Đông có thông báo nghiêm cấm kinh doanh buôn bán tại khu vực quảng trường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tình hình chỉ tạm ổn một thời gian ngắn. Gần đây, rất nhiều xe điện và gian hàng tiếp tục hoạt động bát nháo. Ngoài gây nguy hiểm cho người dân đi dạo bên trong còn để lại hình ảnh xấu ở nơi được xem là địa chỉ đỏ của TP.Phú Quốc, khiến người dân bức xúc.Gần nhất là tối 7.2, một người đàn ông đang dẫn đứa con gái nhỏ đi dạo trong khuôn viên quảng trường thì bất ngờ bị một em nhỏ lái xe điện tông vào trực diện. Cú tông mạnh khiến người ngã xuống, bị chấn thương ở cánh tay phải và 2 ống chân.Ngoài ra, phía trước quảng trường có nhiều gian hàng lưu động bày bán cá viên chiên, chả chiên, nước mía… cùng tiếng chào mời inh ỏi khiến nhiều người khó chịu.Sau phản ánh của Thanh Niên, chính quyền địa phương đã mạnh tay chấn chỉnh. Tối 8.2, UBND P.Dương Đông phối hợp Đội trật tự đô thị Phú Quốc đến kiểm tra xử lý, tịch thu 24 xe điện và 8 gian hàng.Đồng thời, trong ngày 9.2, UBND P.Dương Đông đã cho dựng hàng rào chắn trước khu quảng trường, không cho xe cộ chạy vào bên trong để bảo đảm an toàn cho người dân bên trong quảng trường.
Bữa ăn được gắn sao Michelin trong không gian đầu tiên trên thế giới
Ớt cũng có thể thêm gia vị cho cuộc sống tình yêu
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.
'Mâm ngon miền Bắc', từ đặc sản sông Hồng đến tinh vị núi rừng Tây Bắc
Theo đại diện Cục CSGT, sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1 - 31.1), tình hình tai nạn giao thông đường bộ đã chuyển biến rất rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm ngoái và thời gian trước liền kề.Thống kê cho thấy, trong 1 tháng đầu Nghị định 168 có hiệu lực, toàn quốc xảy ra 1.702 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 917 người chết và 1.163 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2024, giảm 26,29% về số vụ, giảm 1,72% về số người chết, giảm 37,71% số người bị thương; so với thời gian trước liền kề, giảm 18,25% số vụ, giảm 9,83% số người chết, giảm 20,12% số người bị thương. Trong công tác xử lý vi phạm, khoảng thời gian trên, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 327.349 trường hợp vi phạm (so với thời gian trước liền kề giảm 48.160 trường hợp, giảm 12,8%), phạt 917 tỉ đồng; tước quyền sử dụng 27.820 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 28.762 giấy phép lái xe; tạm giữ 1.823 ô tô, 93.766 mô tô. Trong đó, 70.426 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, giảm 10.484 trường hợp (giảm 13%); vi phạm tốc độ: 73.043 trường hợp, giảm 1.545 trường hợp (giảm 2,1%); vi phạm chất ma túy: 589 trường hợp, giảm 161 trường hợp (giảm 21,5%); vi phạm quá tải trọng, quá khổ, cơi nới thành thùng: 4.531 trường hợp, giảm 3.564 trường hợp (giảm 44%); chở quá số người quy định: 2.695 trường hợp, giảm 2.299 trường hợp (giảm 46%); vi phạm phần đường, làn đường: 11.572 trường hợp, giảm 5.097 trường hợp (giảm 30,6%); không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông: 5.106 trường hợp, giảm 2.957 trường hợp (giảm 36,7%); không đội mũ bảo hiểm: 33.193 trường hợp, giảm 10.362 trường hợp (giảm 23,8%)...Đại diện Cục CSGT cho hay, sau 1 tháng thực hiện nghị định, có thể thấy rõ việc xử lý vi phạm giảm đáng kể so với thời gian trước liền kề, cho thấy ý thức chấp hành của người dân đã được nâng cao và tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng CSGT."Tại các nút giao, người dân đã tuân thủ nghiêm chỉnh hiệu lệnh đèn tín hiệu, xếp hàng trật tự, không còn tình trạng dừng đỗ chen lấn vào các làn đường, chiều đường… Qua đó không xuất hiện tình trạng ùn kéo dài, chỉ xuất hiện cục bộ, sau từ 2 đến 3 nhịp đèn tín hiệu có thể lưu thông. Khách quốc tế đánh giá cao việc chấp hành giao thông của người dân nước ta", đại diện Cục CSGT cho hay.Thời gian tới, CSGT toàn quốc sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm 6 nhóm hành vi là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và sẽ xử lý trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", từ đó tạo lập và hình thành văn hóa tham gia giao thông "văn minh", "hiện đại" và "an toàn". Cục CSGT sẽ tham mưu cho Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương rà soát hoàn thiện yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông.