Dùng xe cứu hỏa cấp nước sạch miễn phí cho người dân phố núi Bảo Lộc
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.Bí mật về loại cá vàng mắt rồng có từ thế kỷ 17
Cạnh đó, ông Dũng đã lì xì, chúc mừng năm mới gia đình tuyển thủ Việt Nam.Cũng chiều nay, đại diện CĐV Nam Định đã có mặt để tặng những món quà truyền thống tết cổ truyền Việt Nam là bánh chưng cho gia đình Xuân Son.
3 'chiêu' yoga dành riêng cho tín đồ phải làm việc cả ngày bên máy tính
Theo Nhật, nếu những ai muốn hòa mình vào không gian thiên nhiên trong lành, nghe tiếng nước chảy róc rách, tận hưởng phút giây du xuân thư thả để nạp đầy năng lượng cho một năm học tập, làm việc hiệu quả thì thác Trắng là điểm đến lý tưởng. "Có thể đi cùng nhóm bạn. Sau đó tổ chức cắm trại dưới thác, tổ chức tiệc ngoài trời, đốt lửa trại, nướng cá niên để ăn… rất thú vị.
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Lương hưu của người làm cho nhà nước cao hơn của lao động khối tư nhân?
Theo đó, hãng hàng không lớn nhất Việt Nam đã "bắt tay" với công ty ST Engineering Aerospace nâng tầm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay và hợp tác nghiên cứu khai thác cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tại CHKQT Long Thành, hợp tác cùng Singapore Airport Terminal Services Limited (SATS) tại nhà ga hàng hóa sân bay Long Thành, mở rộng dịch vụ hàng hóa quốc tế vươn tới hơn 215 điểm đến trên toàn cầu. Đặc biệt, sự kết hợp giữa Vietnam Airlines, SaigonTourist Group và APG Group Pte Limited hứa hẹn mang đến những sản phẩm du lịch hàng không độc đáo, cùng giải pháp thanh toán tiên tiến, nâng cao trải nghiệm du khách trên đường bay Việt Nam - Singapore.Những thỏa thuận này là lời khẳng định cho vị thế tiên phong của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong công cuộc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đầu tư cơ sở hạ tầng theo nghị quyết 57-NQ/TW, đồng thời là nền tảng vững chắc để xây dựng các hangar sửa chữa máy bay quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại tại sân bay Long Thành. Mục tiêu là thu hút sự hợp tác từ các hãng hàng không quốc tế, đưa Long Thành trở thành điểm đến uy tín trên bản đồ hàng không thế giới.Singapore, vốn là thị trường chiến lược của Vietnam Airlines tại Đông Nam Á, nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với 28 chuyến bay mỗi tuần từ Hà Nội và TP.HCM, Vietnam Airlines đã phục vụ hơn 7 triệu hành khách trong suốt 30 năm kể từ ngày thành lập (27.5.1995 - 27.5.2025), góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối văn hóa và du lịch giữa hai quốc gia.Những hợp tác chiến lược này không chỉ là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng, mà còn là bệ phóng để Vietnam Airlines "cất cánh" tại CHKQT Long Thành, góp phần đưa ngành hàng không Việt Nam vươn tầm quốc tế.