Báo Thanh Niên và ni sư Tâm Nguyệt trao quà cho người nghèo tại miền Trung
Ngoài ra, tiến sĩ Souren Bhattacharjee, chuyên gia thụ tinh ống nghiệm, tại Phòng khám sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm Birla Fertility & IVF (Ấn Độ), cho biết nguyên nhân còn do nhiễm trùng trong hệ thống sinh sản nam giới hoặc tổn thương bộ phận sinh dục.Điều trị rối loạn chức năng đường tiểu cùng chuyên gia niệu khoa từ Pháp
- Hệ sinh thái ưu đãi từ hàng ngàn đơn vị cao cấp, sang trọng trong và ngoài nước: Khách sạn 5*, nhà hàng cao cấp, thời trang hàng hiệu, bệnh viện quốc tế, sân golf…
Món thuần chay '5 phút' - giải pháp cho tín đồ ăn kiêng bận rộn
Ở 3 trận đấu gần nhất của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở vòng bảng, với Singapore trong các trận bán kết lượt đi và lượt về, Tiến Linh thường chỉ vào sân ở những phút cuối trận, đá cặp cùng với Xuân Son.Khi 2 cầu thủ này được chơi cùng nhau, họ nguy hiểm hơn hẳn bình thường. Điển hình là trong trận bán kết lượt đi với Singapore trên sân Jalan Besar ngày 26.12, Xuân Son hầu như bị các cầu thủ Singapore phong tỏa gần hết trận. Đến khi Tiến Linh xuất hiện từ sau phút 70, Xuân Son rực sáng, Tiến Linh cũng rực sáng, mỗi người ghi 1 bàn cho đoàn quân của HLV Kim Sang-sik.Giải thích về điều này, cựu Phó chủ tịch (PCT) chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm cho biết: "Nếu chỉ có 1 trong 2 cầu thủ Xuân Son hoặc Tiến Linh có mặt trên sân, đối thủ có thể dồn quân để theo kèm 1 trong 2 người này. Các trung vệ của những đội như Singapore hay Thái Lan không kém về mặt thể hình, họ mạnh mẽ về thể lực, nên việc kèm các trung phong của đội tuyển Việt Nam, kể cả trung phong cao lớn như Xuân Son không phải là vấn đề quá lớn đối với họ. Nhưng nếu cả Xuân Son và Tiến Linh xuất hiện cùng lúc, đối phương sẽ bị phân tán lực lượng, hàng thủ của họ bị dàn mỏng và các tiền đạo của đội tuyển Việt Nam dễ ghi bàn hơn hẳn".Trong khi đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn dự đoán: "Trong trận chung kết gặp Thái Lan, khả năng rất cao Xuân Son và Tiến Linh sẽ cùng có mặt trong đội hình xuất phát. Khác với các trận đấu trước đó, đội tuyển Việt Nam không cần phải giấu bài trong trận chung kết. Đấy là trận đấu mà chúng ta sử dụng hết những điểm mạnh nhất của mình. Và điểm mạnh nhất của chúng ta ở thời điểm này, chính là cặp tiền đạo Tiến Linh – Xuân Son. Khi họ có mặt trên sân cùng lúc, hàng tấn công của đội tuyển Việt Nam cực mạnh".Nếu để ý kỹ, ở trận bán kết lượt về với Singapore tối 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Kim Sang-sik để cho Tiến Linh đá cạnh Xuân Son lâu hơn hẳn thường lệ: Tiến Linh vào sân ngay đầu hiệp 2, thay vì chỉ xuất hiện trong khoảng 20 – 25 phút bên cạnh Xuân Son, ở các trận trước đó. Đấy có thể là sự chuẩn bị cho trận chung kết của HLV Kim Sang-sik, chuẩn bị cho phương án Xuân Son đá cặp tiền đạo với Tiến Linh ngay từ đầu. Đội tuyển Việt Nam hầu như không đánh phủ đầu các đối thủ kể từ đầu AFF Cup đến giờ. Chúng ta chỉ thường tăng tốc trong hiệp 2 của từng trận. Đấy là lý do mà đội bóng của HLV Kim Sang-sik ghi đến 15/16 bàn thắng của mình tại giải năm nay trong hiệp 2. Tuy nhiên, trận chung kết có thể sẽ khác. Đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể đánh phủ đầu Thái Lan trên sân nhà Việt Trì, thứ nhất là gây bất ngờ cho đối thủ, thứ nhì là tận dụng tối đa năng lực tấn công của bộ đôi tiền đạo Xuân Son –Tiến Linh. Bộ đôi tiền đạo có lẽ là hiệu quả nhất mà bóng đá Việt Nam từng có ở các kỳ AFF Cup.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái Lan
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.
Bạn đọc ủng hộ Chương trình bảo trợ trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19 31.5.2022
Ngày 16.3, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, các bác sĩ vừa thực hiện cấp cứu, cứu sống một cháu bé 34 tháng tuổi nuốt phải cây đinh vít sắc nhọn. Cụ thể, bệnh nhi H.P.H ( sống tại thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, H.Vĩnh Linh) được gia đình đưa vào viện vào 17 giờ 11 phút ngày 15.3 sau khi phát hiện cháu nuốt phải đinh vít. Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, tiến hành khám và chỉ định chụp X-quang bụng, phát hiện dị vật nằm trong đường tiêu hóa, có kích thước 24,15 mm. Ngay khi phát hiện hình ảnh dị vật, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp đã nhanh chóng hội chẩn, phối hợp với Khoa thăm dò chức năng tiến hành nội soi gắp dị vật ngay trong đêm. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhi H. đã ổn định. Nuốt dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Những dị vật phổ biến mà trẻ em hay nuốt gồm: đồng xu, pin cúc áo, đinh ốc vít, nam châm, đồ chơi nhỏ, xương cá... Sau khi nuốt dị vật, phần lớn trẻ không có biểu hiện gì rõ ràng, hoặc có thể giấu giếm. Tuy nhiên, một số bé có thể xuất hiện triệu chứng như buồn nôn, tím tái, khó thở, khó nuốt hoặc đau rát sau xương ức. Các biến chứng muộn có thể gây loét, tắc nghẽn, thậm chí là thủng ruột gây viêm phúc mạc. Các bác sĩ cảnh báo, nếu phát hiện trẻ nhỏ có các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức. Phụ huynh cũng cần lưu ý, tránh cho trẻ chơi đồ nhỏ, dễ nuốt.