Ba việc làm tại nhà giúp tăng thu nhập trước tết
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!Ông Trump muốn tăng trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ vì 'ý tưởng tồi tệ' ở Syria
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Tài xế xe container quyết 'chèn đường', không cho xe khách vượt trên làn dừng khẩn cấp
“Dù đến ngày mùng 10 tháng giêng, công ty mới trở lại làm việc nhưng từ mùng 5 tết, mình đã quay lại TP.HCM tìm việc làm thêm để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, đóng tiền trọ. Khi lên thành phố, mình mang theo nhiều đồ ăn để tiết kiệm tiền trong những ngày tới. Năm nay, mình lên thành phố sớm hơn mọi năm”, Quỳnh Như chia sẻ.
Tại miền Bắc, giá heo hơi ít biến động, tăng nhẹ 1.000 đồng lên mức 72.000 đồng/kg ở Phú Thọ và Hà Nam. Giá heo hơi phổ biến ở các tỉnh thành trong khu vực từ 71.000 - 72.000 đồng/kg, riêng Nam định và Lào Cai vẫn đứng ở 70.000 đồng/kg.Thị trường ở khu vực miền Trung và Tây nguyên khá sôi động, giá heo hơi ở Lâm Đồng tăng 1.000 đồng lên 75.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Đáng chú ý, Huế và Ninh Thuận đồng loạt tăng 2.000 đồng lên mức lần lượt 72.000 và 74.000 đồng/kg. Nhiều địa phương cùng tăng 1.000 đồng là Bình Thuận và Đắk Lắk, cùng đạt 74.000 đồng/kg; Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định 72.000 đồng/kg. Dù tăng 1.000 đồng nhưng Quảng Nam và Khánh Hòa mới chỉ 71.000 đồng/kg - mức thấp nhất khu vực.Ở miền Nam, thị trường đặc biệt sôi động; đáng chú ý tại TP.Cần Thơ giá heo hơi nhảy vọt 3.000 đồng lên 76.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Cùng mức này còn có Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg. Thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai dù chỉ tăng 1.000 đồng nhưng cũng đứng vào nhóm những địa phương có giá heo hơi cao nhất cả nước là 76.000 đồng/kg.Nhiều tỉnh thành khác trong khu vực cũng đồng loạt tăng 1.000 đồng như: Tây Ninh, Vĩnh Long đạt 75.000 đồng/kg; còn Bình Phước, TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang lên 74.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất miền Nam.Giá heo hơi bình quân cả nước 73.000 đồng/kg, cao hơn giá heo hơi của Công ty C.P Việt Nam là 72.000 đồng/kg ở miền Bắc và 71.000 đồng/kg ở miền Nam. Ở thời điểm này, việc giá heo tăng nhanh khiến nhiều người chăn nuôi nghĩ tới cột mốc 80.000 đồng/kg. Tại TP.HCM, giá thịt bán lẻ liên tục biến động, thịt ba rọi 190 đồng/kg, ba rọi rút sườn 280.000 đồng/kg, sườn già 128.000 đồng/kg, nạc vai 140.000 đồng/kg, nạc đùi 152.000 đồng/kg…
Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ hỗ trợ khám, tầm soát miễn phí tại 9 tỉnh, thành
Sự kiện diễn ra trên đường Đỗ Ngọc Thạnh thuộc khu vực Phố vải Soái Kình Lâm (Q.5) thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân TP.HCM cũng như du khách, có cả khách nước ngoài.Theo UBND P.14 (Q.5) địa bàn phường có các tuyến đường kinh doanh buôn bán đặc thù, mỗi ngày đón tiếp hơn 10.000 lượt khách đến giao dịch, như thương xá Đồng Khánh và trung tâm thương mại Satra, chuyên cung cấp vải sợi.Bên cạnh đó còn có các khu vực kinh doanh chuyên biệt như trên đường Hải Thượng Lãn Ông với các mặt hàng trang trí, Phố văn phòng phẩm trên tuyến đường Phùng Hưng.Năm 2023, UBND phường ra mắt Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng với mục tiêu hỗ trợ các công ty và hộ kinh doanh phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu văn phòng phẩm đã tạo dựng được uy tín và trở thành điểm đến đáng tin cậy cho khách hàng. Thành công này chính là động lực P.14 tiếp tục triển khai và phát triển Phố vải Soái Kình Lâm, một khu vực chuyên doanh vải vóc, ngành nghề có truyền thống lâu đời.Nói về tên gọi "phố vải", phía P.14 cho biết không giống như khái niệm "chợ vải" hoặc 36 phố phường Hà Nội - nơi mỗi con phố kinh doanh một ngành hàng riêng, Phố vải Soái Kình Lâm là một khu vực bao gồm 3 tuyến đường Trần Hưng Đạo, Đỗ Ngọc Thạnh và Dương Tử Giang, có 96 công ty, doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia. Trong khi đó, chợ vải Soái Kình Lâm như trước nay người dân quen gọi hiện là khu thương xá Đồng Khánh.Ông Lê Đăng Tuấn, Phó chủ tịch UBND P.14 (Q.5) cho biết Phố vải Soái Kình Lâm không chỉ nhằm hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19 mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, nơi các doanh nghiệp trong ngành vải vóc có thể kết nối, hợp tác và cùng nhau phát triển. "Phố vải không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngành dệt may TP.HCM. Đồng thời, Phố vải Soái Kình Lâm sẽ góp phần quảng bá du lịch của Q.5, tạo dựng một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy cả thương mại và du lịch", lãnh đạo P.14 chia sẻ thêm.Các tuyến đường chính thuộc Phố vải Soái Kình Lâm:- Đường Trần Hưng Đạo (từ đường Phùng Hưng đến đường Dương Tử Giang) có 51 công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Dương Tử Giang (từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Trãi) có 10 cơ công ty và hộ kinh doanh tham gia.- Đường Đỗ Ngọc Thạnh (từ đường Trang Tử đến đường Nguyễn Trãi) có 35 công ty và hộ kinh doanh tham gia.Tham dự lễ ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, chị Xuân Trang, đại diện một công ty kinh doanh chuyên vải nhập khẩu ở đường Dương Tử Giang (P.14, Q.5) cho biết vô cùng phấn khởi khi phố vải được thành lập.Công ty kinh doanh về vải vóc từ năm 2018, chị Trang tin rằng khi thành lập phố vải sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho khu vực, từ đó thu hút nhiều khách hàng, du khách biết đến hơn. Chị cũng hy vọng công việc kinh doanh của công ty sẽ gặp thuận lợi trong thời gian tới.Chủ một cửa hàng vải trên đường Đỗ Ngọc Thạnh, thuộc phố vải cũng cho biết khi phường ra mắt Phố vải Soái Kình Lâm, ông hoàn toàn ủng hộ. Hơn 20 năm kinh doanh vải vóc ở khu vực này, ông tin rằng sự kiện sẽ góp phần quảng bá hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình cũng như mọi người ở đây được nhiều người biết đến rộng rãi hơn."Khi được nhiều người biết đến, chúng tôi sẽ buôn bán thuận lợi hơn. Dịp Tết Nguyên đán sắp đến gần, mong việc kinh doanh của tôi và mọi người sẽ ngày càng phát triển hơn nữa", ông chủ cho biết.Trong buổi lễ ra mắt hôm nay, BTC cũng đã trao tặng những phần quà ý nghĩa cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường, ra mắt tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt các công ty, hộ kinh doanh tại phố vải sẽ triển khai tuần lễ khuyến mãi với mức giảm giá từ 5 - 50% cho tất cả các sản phẩm vải và áo dài may sẵn.UBND phường cho biết sẽ thực hiện quản lý khu vực này theo các quy định chung đối với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.