Garmin trình làng đồng hồ thông minh MARQ Golfer bản giới hạn
19 giờ 15 phút ngày mai (19.1), CLB Hải Phòng sẽ chạm trán CLB Quảng Nam trong khuôn khổ vòng 10 V-League 2024-2025 nhưng đội bóng thành phố cảng sẽ không có sự phục vụ của Đình Triệu, thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024, do đang điều trị chấn thương sau trận chung kết lượt về trên đất Thái Lan. Hiệp 1 trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra vào ngày 5.1 trên sân Rajamangala, Đình Triệu nỗ lực bay người cản phá bóng và tiếp đất mạnh, anh có biểu cảm đau đớn rõ rệt. Mặc dù vậy, Đình Triệu vẫn kiên cường thi đấu hết trận, góp phần quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước Thái Lan và đoạt chức vô địch AFF Cup 2024.Sau trận đấu, anh cảm thấy đau âm ỉ và xuất hiện vết bầm bên hông. Khi trở về tập luyện cùng CLB Hải Phòng, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, buộc anh phải nhập viện tại Bệnh viện Việt Tiệp. Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán anh bị đau do sỏi thận kích thước 3 mm và kê đơn thuốc tiêu sỏi. Tuy nhiên, qua kiểm tra kỹ lưỡng, phát hiện có khí trong ổ bụng, có thể liên quan đến chấn thương từ pha tiếp đất mạnh trước đó. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị bầm ruột nặng và có thể phải nghỉ thi đấu nhiều tháng để phục hồi. Tuy nhiên, theo chẩn đoán mới nhất, vết bầm của anh nhẹ hơn và nếu hồi phục tốt, anh có thể trở lại tập luyện sau khoảng 2 tuần. Theo chia sẻ từ chính Đình Triệu, may mắn là anh không phải mổ và hiện đang hồi phục tốt. Đầu tuần tới, anh sẽ được chụp phim ổ bụng lại một lần nữa để kiểm tra chắc chắn và nếu khả quan thì có thể xuất viện về nhà. Anh sẽ có khoảng nửa tháng nghỉ ngơi, ăn tết cùng gia đình trước khi quay trở lại CLB Hải Phòng. Hiện CLB Hải Phòng đang có phong độ không tốt và nằm trong tốp 3 cuối BXH V-League 2024-2025. Nếu Đình Triệu có thể trở lại với phong độ cao ở giai đoạn sau của mùa giải, CLB sẽ có thêm sức mạnh đáng kể để chinh chiến và thoát nhóm nguy hiểm. Người hâm mộ cũng hy vọng Đình Triệu sớm hồi phục để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển Việt Nam trong các giải đấu sắp tới, đặc biệt là vòng loại Asian Cup 2027 diễn ra vào tháng 3.Lợi nhuận các công ty chứng khoán bứt tốc
Ngày 31.12, Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết đã gửi báo cáo cung cấp thông tin theo yêu cầu của Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) liên quan đến vụ án sản xuất, tiêu thụ giá đỗ độc hại (ngâm chất cấm) quy mô lớn trên địa bàn. Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 24.12, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lâm Văn Đạo (34 tuổi), Vũ Duy Tư (33 tuổi), Nguyễn Văn Quynh (51 tuổi), Nguyễn Văn Hảo (36 tuổi, cùng ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để điều tra về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế đã kiểm tra đồng loạt 6 cơ sở sản xuất giá đỗ ở TP.Buôn Ma Thuột của 4 bị can trên, phát hiện các cơ sở này dùng hoạt chất 6-Benzylaminopurine (không được phép sử dụng) để pha vào nước ngâm ủ làm giá đỗ và đưa ra bán trên thị trường với khối lượng lớn. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đắk Lắk, trong 6 cơ sở làm giá đỗ trên, có 1 cơ sở của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (thuộc Sở NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) cho hoạt động "sơ chế, đóng gói, kinh doanh giá đậu xanh" ngày 22.4.2024. 5 cơ sở còn lại là đối tượng cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.Trong năm 2024, các cơ quan quản lý đã tiến hành nhiều hoạt động thanh kiểm tra, lấy mẫu giám sát đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, cả 6 cơ sở làm giá đỗ trên chưa được kiểm tra qua các đợt đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Sở NN-PTNT Đắk Lắk lý giải, đối với cơ sở của Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo là cơ sở xin cấp giấy chứng nhận ATTP lần đầu, để được đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động sơ chế, đóng gói nên không có lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm. Do xếp vào loại B nên việc thẩm định lại phải đủ 12 tháng, vì vậy đến nay chưa đến thời hạn đánh giá lại cơ sở này.Cũng theo báo cáo của Sở NN-PTNT Đắk Lắk, sau khi có thông tin về quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam 4 bị can ở 6 cơ sở dùng họat chất "6- Benzylaminopurine" để ngâm ủ giá đỗ, sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn (Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) phối hợp, làm việc tại các cơ sở làm giá đỗ và hệ thống cửa hàng Bách Hóa Xanh.Tại thời điểm đoàn đến làm việc, 6 cơ sở trên vẫn đang hoạt động bình thường, với sản lượng ít hơn so với những ngày chưa bị cơ quan công an kiểm tra. Có cơ sở hiện bán 1,5 tấn/ngày so với trước khi bị công an kiểm tra là 2 tấn/ngày, hoặc có cơ sở hiện bán 200 - 300 kg/ngày so với trước khi bị công an kiểm tra là 400 - 500 kg/ngày. Đại diện các cơ sở làm giá đỗ trên thông tin rằng cả 4 chủ cơ sở đều đã bị tạm giam, tuy nhiên cơ quan công an không yêu cầu ngừng hoạt động nên cơ sở vẫn tiếp tục sản xuất và phải ký cam kết không được sử dụng chất cấm. Các đơn vị thuộc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cũng đã làm việc với hệ thống Bách Hóa Xanh trên địa bàn Đắk Lắk, được Bách Hóa Xanh cho biết nhập sản phẩm giá đỗ của cơ sở Lâm Đạo (Công ty TNHH thương mại Lâm Đạo) từ ngày 2.5.2024 với khối lượng từ 300 - 400 kg/ngày (bình quân khoảng 375 kg/ngày). Sau khi biết thông tin giá đỗ bị nhiễm hóa chất, Bách Hóa Xanh đã ngay lập tức ngưng bán và thu hồi sản phẩm tiêu hủy tại chỗ 343 kg. Hiện hệ thống siêu thị này đã không còn mua giá đỗ của cơ sở Lâm Đạo.Qua vụ việc trên, Sở NN-PTNT Đắk Lắk đã kiến nghị đến Bộ NN-PTNT, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường 14 vấn đề nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập; thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, ATTP ở các địa phương. Trong đó, kiến nghị ngành Công thương thường xuyên kiểm tra giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm ở các siêu thị, tạp phẩm... để cảnh báo cho người tiêu dùng và xử lý theo quy định đối với những trường hợp kinh doanh sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng và gửi ngành Nông nghiệp để nắm thông tin những cơ sở sản xuất có sản phẩm vi phạm về chất lượng thuộc ngành Nông nghiệp quản lý...
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ 100 tấn củ sắn giúp dân
Sáng nay, 15.2, chương trình Tư vấn mùa thi 2025 của Báo Thanh Niên khai mạc tại Trường ĐH Đồng Nai với khoảng 10.000 học sinh THPT tại TP.Biên Hòa và các địa phương trong tỉnh Đồng Nai tham dự. Chúng tôi ghi nhận những ý kiến của học sinh tại đây về một vấn đề đang nóng hiện nay: Dạy thêm học thêm cùng những áp lực năm cuối cấp.Nguyễn Thị Bảo Châu, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.Biên Hòa, cho biết dự tính sẽ đặt nguyện vọng 1 vào ngành luật kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Để tự tin thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào đại học, ít nhất Bảo Châu học thêm 4 môn: toán, ngữ văn, tiếng Anh và hóa học. Hiện tại khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm bắt đầu có hiệu lực, giáo viên dạy Bảo Châu trên lớp sẽ không được dạy thêm có thu tiền với chính học sinh của mình ở bên ngoài trường. Điều này khiến Bảo Châu có lẽ phải tìm trung tâm ôn thi do các giáo viên khác dạy.Theo Bảo Châu, tâm lý chung của những học sinh cuối cấp là áp lực. Năm nay thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các học sinh cũng nhiều bỡ ngỡ hơn. Việc học thêm với những giáo viên được cho là "có tiếng" và những trung tâm ôn luyện không chỉ giúp học sinh vững tinh thần hơn, mà theo Bảo Châu còn giúp các bạn có thêm kinh nghiệm ôn tập, kinh nghiệm làm bài thi.Dự tính đặt nguyện vọng 1 vào ngành chăn nuôi tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM để sau này có thể hỗ trợ việc quản lý trang trại nuôi dê của gia đình, Hà My (học sinh Trường THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú, Đồng Nai) tập trung nhiều thời gian hơn cả ôn thi các môn toán, vật lý, hóa học. Cũng như nhiều bạn bè trong lớp ở thời điểm này, Hà My không chỉ tự học mà còn đăng ký lớp học thêm bên ngoài. "Không chỉ giúp học sinh hệ thống kiến thức, em thấy các thầy cô lớp dạy thêm học thêm còn chỉ cho chúng em những "mẹo" làm bài, bí kíp làm bài đạt điểm cao, bí kíp làm bài thi trắc nghiệm, cái đó em nghĩ cũng rất cần thiết", Hà My chia sẻ.Yêu thích ngành ngôn ngữ Anh, muốn trở thành cô giáo dạy tiếng Anh trong tương lai, Lam Phương (THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú) cho biết đang phải gặp rất nhiều áp lực khi chỉ còn mấy tháng nữa là tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường đại học. Dự tính đặt nguyện vọng vào Trường ĐH Sài Gòn hoặc có thể tính tới phương án học tập xa hơn tại Trường ĐH Đà Lạt, Lam Phương cho hay thời gian này bạn thường không có nhiều thời gian để ngủ, thay vào đó là học và học. Học chính khóa trên trường, học thêm ở ngoài, tự học ở nhà."Ngành ngôn ngữ Anh thường có điểm chuẩn cao, có nhiều bạn học giỏi, nên em rất lo lắng. Giáo viên hiện nay cũng không được dạy thêm tại nhà theo Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Từ tuần sau, theo thông báo chúng em sẽ được các thầy cô ôn thi tốt nghiệp THPT miễn phí trong trường", Lam Phương kể.Trong bối cảnh siết dạy thêm học thêm như hiện nay, nữ sinh Đồng Nai cho biết mình phải nỗ lực nhiều hơn, các học sinh cuối cấp như bạn cũng phải cố gắng nhiều hơn. "Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Gia đình có động viên nhưng em vẫn thấy lo. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào", Lam Phương bộc bạch.Ở góc độ khác, Trần Hà Nam, học sinh lớp 12C05 Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.Biên Hòa, chọn tự học là chủ yếu. Bạn có tham gia một số khóa học trực tuyến của những thầy cô ôn thi có tiếng trên mạng, còn lại không đi học thêm ở bên ngoài. Thay vào đó, bạn tự học, tham gia cộng đồng tự ôn tập với những học sinh giỏi khắp nơi trong cả nước. "Trong cộng đồng này, chúng em chia sẻ đề ôn thi với nhau, những cách giải bài hay, những phương pháp học tập tốt", Hà Nam nói.Hà Nam từng góp mặt trong đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó vì lý do phụ giúp công việc của gia đình, bạn không tiếp tục ôn tập. Trước đây, bạn cũng tự học để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10. Năm nay, Hà Nam muốn thi đậu ngành cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Hà Nam cũng giới thiệu những gương mặt bạn bè trong cộng đồng tự học của mình và đều đạt được các thành tích cao như Nguyễn Hoàng Duy, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, An Giang, đạt giải khuyến khích học sinh giỏi hóa cấp quốc gia. Phạm Đăng Đức Mạnh (THPT Vinh Lộc, Thừa Thiên-Huế), học sinh giỏi toán và tin học cấp tỉnh... "Khi tự học nhiều hơn, chúng em sẽ tự là người lên thời khóa biểu, thời gian biểu cho mình, mình cũng hệ thống lại những kiến thức xem còn yếu ở đâu và tự bồi đắp", nam sinh nói.
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.
Tình nguyện hè 2022 tại vùng cao biên giới với nhiều hoạt động ý nghĩa
Sau hơn 10 ngày nghỉ tết với những buổi ăn chơi, họp mặt gia đình và giấc ngủ kéo dài đến trưa, Nguyễn Hoàng Nam (25 tuổi), giám sát quy trình chế biến thực phẩm tại H.Nhà Bè, TP.HCM, cảm thấy uể oải và chưa sẵn sàng quay lại công việc.Công việc của Nam là giám sát quá trình chế biến thực phẩm nên yêu cầu sự tỉnh táo và tập trung tối đa để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột từ không khí nghỉ ngơi, thư giãn sang môi trường làm việc căng thẳng khiến Nam cảm thấy bị "sốc".Rời nhà từ tỉnh Sóc Trăng lên Bình Dương vào mùng 4 (tức ngày 1.2), để chuẩn bị đi làm lại vào mùng 6 (ngày 3.2), Nguyễn Thị Kim Nguyên (27 tuổi), làm việc tại Bình Dương, cảm thấy tiếc nuối vì "còn tết". "Mình rời đi khi những cây mai trước nhà đang trổ đẹp, bánh mứt còn ê hề. Thật sự không có tinh thần trở lại làm việc", Nguyên nói. Bắt đầu ngày làm việc đầu tiên, Nguyên cùng đồng nghiệp cắn hạt dưa, lì xì chúc tết… thay vì toàn tâm tập trung vào công việc.Trở lại làm việc vào mùng 7 tết (ngày 4.2), Nguyễn Chí Kiên (24 tuổi), làm thiết kế đồ họa tại TP.Cần Thơ, cảm thấy thiếu động lực và mệt mỏi: "Dù đã ngồi trước máy tính cả buổi, mình vẫn không thể nảy ra bất kỳ ý tưởng mới nào. Sau kỳ nghỉ dài, mình đã quen với nhịp sống nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái, nên bây giờ rất khó để lấy lại sự tập trung".Huỳnh Tấn Đạt, nghiên cứu sinh Trường ĐH Công nghệ Sydney, Úc, cho biết việc bắt đầu lại công việc sau kỳ nghỉ tết có thể là một thách thức lớn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thay vì "chạy nước rút" ngay vào đúng hôm đi làm, Đạt khuyên mọi người nên bắt đầu từ vài ngày trước, đặc biệt là thiết lập lại nhịp sinh hoạt."Việc thức dậy đúng giờ, sắp xếp công việc cá nhân và tập trung vào các mục tiêu nhỏ trong tuần đầu tiên sẽ giúp bạn dần làm quen lại với guồng quay công việc. Đừng dồn hết tất cả mọi việc vào một lần, mà hãy chia nhỏ ra", Đạt chia sẻ.Theo Đạt, việc sử dụng các phương pháp quản lý thời gian như pomodoro (làm việc tập trung trong 25 phút rồi nghỉ ngắn) hay quy tắc 80/20 (tập trung vào 20% công việc quan trọng nhất, vì chúng sẽ mang lại 80% hiệu quả) sẽ giúp nâng cao hiệu suất mà không gây căng thẳng quá mức.Đạt cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối lại với đồng nghiệp để tái tạo cảm hứng. Tham gia các cuộc họp nhóm, trò chuyện về công việc và cuộc sống sẽ giúp tạo sự gắn kết, giúp bạn dễ dàng hòa nhập lại với môi trường làm việc.Đạt khuyến cáo không nên ép bản thân vào một lịch trình làm việc quá nghiêm ngặt ngay lập tức. Thay vào đó, nên điều chỉnh từ từ như duy trì thói quen ngủ đúng giờ, dậy sớm hơn một chút mỗi ngày để cơ thể dần thích nghi với nhịp sinh học mới.Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thế Huy, Phó giám đốc Công ty TNHH truyền thông, tư vấn và đào tạo Ý Tưởng Việt (TP.HCM), cho biết cảm giác mệt mỏi và thiếu động lực khi quay lại công việc sau kỳ nghỉ dài là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt ở giới trẻ.Theo thạc sĩ Huy, sau một kỳ nghỉ dài, não bộ của chúng ta đã quen với nhịp sống thoải mái và ít căng thẳng. Quay lại công việc, với áp lực và khối lượng công việc tồn đọng, có thể khiến bạn cảm thấy bị "sốc". Điều này gây ra hiện tượng "post-holiday blues" (cảm giác buồn chán sau kỳ nghỉ), khi cơ thể và tinh thần chưa kịp thích nghi với nhịp làm việc mới."Hiện tượng này là kết quả của sự gián đoạn trong nhịp sinh học và sụt giảm dopamine - chất dẫn truyền thần kinh, liên quan đến động lực, cảm giác hứng thú", thạc sĩ Huy giải thích. Do đó, thay vì ép bản thân quay lại ngay lập tức, thạc sĩ Huy khuyên việc khởi động lại công việc nên bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng thực hiện. Điều này sẽ kích thích não bộ tiết ra dopamine, từ đó giúp tái tạo động lực và giảm căng thẳng.Theo thạc sĩ Huy, hãy tự thưởng cho bản thân sau mỗi nhiệm vụ hoàn thành để duy trì động lực làm việc. Một không gian làm việc gọn gàng và mới mẻ cũng giúp bạn dễ dàng thích nghi với áp lực công việc, đồng thời kích thích sự sáng tạo. Trước khi quay lại công việc hãy tạo một ngày đệm. Dành một ngày trước khi đi làm để điều chỉnh lại thói quen và sắp xếp công việc sẽ giúp bạn quen dần lại với nhịp độ công việc mà không bị áp lực quá lớn."Kết nối với đồng nghiệp và quản lý kỳ vọng cá nhân sẽ giúp giảm căng thẳng, tạo sự gắn kết, dần làm quen với nhịp độ công việc sau kỳ nghỉ tết. Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào bản thân ngay lập tức. Hãy cho mình thời gian để làm quen lại với nhịp độ công việc và đạt được năng suất tối đa", thạc sĩ Huy nói.