Lãnh đạo HPX bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu trước ngày đình chỉ giao dịch
Theo Đài NBC News, lễ nhậm chức của các tổng thống tại Mỹ là một sự kiện trọng đại và hầu hết chi phí đều từ nguồn đóng góp cá nhân, còn ngân sách chi trả cho công tác an ninh.Trong khi khó ước tính chính xác chi phí của một buổi lễ nhậm chức, thông tin công khai về những khoản tài trợ cá nhân đã đủ để thể hiện quy mô của sự kiện. Lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào hôm nay 20.1 có chi phí cao nhất trong lịch sử Mỹ. Đội ngũ của ông đã nhận đóng góp hơn 200 triệu USD cho sự kiện này. Nổi bật trong số những bên đóng góp cho lễ tuyên thệ của ông Trump, ở mức 1 triệu USD có Boeing, Google, Hyundai, Microsoft, Amazon, Uber, Ford, Toyota Motor Bắc Mỹ, General Motors, Meta, Delta Airlines và nhiều cá nhân, tổ chức khác.Để so sánh, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã gây quỹ 62 triệu USD từ các tỉ phú và những tập đoàn như Lockheed Martin và Boeing cho lễ nhậm chức năm 2021. Sự kiện diễn ra với quy mô đám đông giới hạn do đại dịch Covid-19 và vụ người biểu tình xông vào Điện Capitol 2 tuần trước đó. Tại lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 vào năm 2017, ông Trump cũng lập kỷ lục về chi phí vào thời điểm đó với ước tính 106 triệu USD, trong đó khoản quyên góp lớn nhất là 5 triệu USD thuộc về ông trùm casino Sheldon Adelson.Vào năm 2013, lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của ông Barack Obama nhận được khoảng 43 triệu USD, còn lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 của ông vào năm 2009 nhận được khoảng 53 triệu USD. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush nhận đóng góp 40 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 1 vào năm 2001 và 42,3 triệu USD cho lần nhậm chức thứ 2 vào năm 2005. Về phần mình, cựu Tổng thống Bill Clinton nhận khoảng 33 triệu USD cho lễ nhậm chức lần 2 vào năm 1997. Lễ nhậm chức lần 1 của ông vào năm 1993 đã nhận đóng góp hơn 2,5 triệu USD, bên cạnh 17 triệu USD tiền vay không lãi suất, được trả lại bằng tiền thu được từ việc bán đồ lưu niệm và doanh thu truyền hình.Tư vấn nghề nghiệp mở rộng xuyên biên giới
Ngày 2.2, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết, chỉ trong tháng 1 năm 2025, tỉnh Tây Ninh đã đón gần 1 triệu lượt khách du lịch. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh so với cùng kỳ năm 2024, lượng khách du lịch đến tăng gấp đôi. Doanh thu du lịch trong tháng 1.2025 đạt 473 tỉ đồng, tăng 205% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, từ ngày 25 - 30.1.2025 (ngày 26 tháng chạp đến mùng 2 Tết Ất Tỵ) khách tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 276.600 lượt, tăng 11,4% so cùng kỳ, doanh thu ước đạt 225,7 tỉ đồng, tăng gần 26,8% so cùng kỳ.Một số điểm tham quan, du lịch thu hút đông đảo du khách tại tỉnh Tây Ninh dịp Tết Ất Tỵ như: Khu du lịch núi Bà Đen, chùa Gò Kén, thung lũng Ma Thiên Lãnh...Đặc biệt, trong ngày 1.2, tỉnh Tây Ninh đón hơn 100.000 du khách trên cả nước tham quan. Lý do số lượng khách du lịch tăng đột biến vào ngày 1.2 vì đây là ngày khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025.Ông Lê Quang Chánh, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, đơn vị luôn tăng cường quản lý các khu di tích, điểm tham quan du lịch và cơ sở lưu trú du lịch, tích cực triển khai công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang khuôn viên vụ phục vụ khách tham quan. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với màn trình diễn pháo hoa tầm cao, có tạo hình hoàn toàn mới so với các năm trước đã gây ấn tượng sâu sắc đối với du khách. Trong suốt Hội Xuân núi Bà, du khách đến với đỉnh núi Bà Đen sẽ như bước vào thiên đường hoa tulip với hơn 115.000 gốc hoa được trồng thành nhiều đợt. Đây cũng là một trong những lí do giúp ngành du lịch tỉnh Tây Ninh thắng lớn trong dịp tết.Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 là dịp giới thiệu thương hiệu du lịch của địa phương, góp phần dần đưa Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch đẳng cấp của khu vực và cả nước; Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 tập hợp nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc trưng, phục vụ nhu cầu vui xuân đón tết, sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách đối với các giá trị di sản văn hóa tại khu du lịch núi Bà Đen gắn với tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Tây Ninh trong năm 2025. Chuỗi hoạt động thuộc Hội Xuân núi Bà Đen năm nay sẽ được tổ chức kéo dài đến hết ngày 30 tháng giêng Âm lịch (tức ngày 27.2).
Nobel Kinh tế 2023 vinh danh nghiên cứu về thị trường lao động nữ
Các nhà khoa học người Đức đã tìm ra phương pháp điều trị có thể ngăn ngừa ngay từ đầu các dấu hiệu lão hóa phổ biến như nếp nhăn và tóc bạc, có thể cách mạng hóa các phương pháp điều trị chống lão hóa, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Các nhà nghiên cứu cho biết một số loại hoóc môn có tác dụng "đáng kinh ngạc và bất ngờ" đối với da và tóc, mở ra những hướng điều trị mới tiềm năng.Để hiểu rõ hơn về vai trò của hoóc môn trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, các nhà khoa học từ Đại học Munster (Đức) đã nghiên cứu các hoóc môn mà họ tin là "chìa khóa" trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, bao gồm yếu tố tăng trưởng giống insulin 1, estrogen, retinoid và melatonin.Đặc biệt, melatonin là loại hoóc môn tự nhiên giúp điều hòa giấc ngủ, đã cho thấy triển vọng đặc biệt.Melatonin đặc biệt thú vị như một chất chống lão hóa da tiềm năng vì nó là một phân tử nhỏ được dung nạp tốt, là chất chống oxy hóa, cũng như chất điều hòa quá trình trao đổi chất của ty thể. Hóa ra ngoài tác dụng giúp ngủ ngon, hoóc môn này cũng có thể có các đặc tính chống lão hóa quan trọng. Vì khi melatonin đi vào máu, tác dụng chống oxy hóa của nó giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn hại, về cơ bản là chống lại quá trình lão hóa, theo ScitechDaily.Ngoài ra, một số hoóc môn được nghiên cứu - bao gồm cả hoóc môn chịu trách nhiệm về sắc tố, có tác dụng sinh học đáng kinh ngạc và bất ngờ đối với chức năng của da và quá trình lão hóa của tóc. Tác giả chính, giáo sư - tiến sĩ Markus Bohm, Trưởng khoa Da liễu tổng quát, Bệnh viện Đại học Munster, cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi nêu bật các yếu tố chính của hoóc môn điều phối các con đường lão hóa da như sự thoái hóa của mô liên kết (dẫn đến nếp nhăn), sự sống sót của tế bào gốc và mất sắc tố (dẫn đến tóc bạc).Một số hoóc môn mà chúng tôi nghiên cứu có đặc tính chống lão hóa. Nghiên cứu sâu hơn về các hoóc môn này có thể mang lại cơ hội phát triển các liệu pháp mới để điều trị và ngăn ngừa lão hóa da, tóc bạc.
Đầu tháng 12 vừa qua, Ding Ran, nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), lên kế hoạch du lịch nước ngoài cùng bạn trai. Cô mở phần mềm du lịch, kiểm tra vé máy bay từ Bắc Kinh đi Seoul (Hàn Quốc) nhận được báo giá khứ hồi là 4.359 nhân dân tệ (15,2 triệu đồng)."Vé máy bay quá đắt, tôi không đủ tiền mua nên không đi nữa", Ran chia sẻ câu chuyện của mình, để lại loạt bình luận trên các nền tảng mạng xã hội. Ngày hôm sau, cô kiểm tra lại thấy vé máy bay đã giảm còn khoảng 3.000 nhân dân tệ (10,5 triệu đồng).Ran không chắc các bình luận có tác động hay chỉ là trùng hợp. Cô cũng không hiểu cách thuật toán hoạt động như thế nào nhưng những gì cô làm đang được nhiều người dùng internet Trung Quốc áp dụng. Họ gọi đây là "thuần hóa ngược thuật toán".Trên các hội nhóm, mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người đang chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ về việc bị dữ liệu lớn chèn ép. Một cư dân mạng cho biết khi đặt phòng khách sạn trong chuyến công tác, báo giá của anh luôn cao hơn đồng nghiệp 50 nhân dân tệ (175.000 đồng) với cùng loại phòng, cùng thời gian.Người khác cho biết với cùng ứng dụng gọi xe, cùng địa điểm, cùng thời gian, loại xe, báo giá của mỗi người cũng sẽ khác nhau, chênh lệch có lúc lên đến 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).Người dùng sau đó phát hiện ra giá trên các ứng dụng sẽ phụ thuộc nhiều vào thói quen chi tiêu, thu nhập, nghề nghiệp của từng người thay vì một giá niêm yết như nhau. Điều này đã thổi bùng nhiều tranh cãi trong cộng đồng.Giáo sư Chen Bing tại Trường Luật - Đại học Nankai nói với Sina, việc "khai thác" dữ liệu lớn có thể thấy ngay trong việc chênh lệch giá sản phẩm. Với cùng mặt hàng, chất lượng, các nhà cung cấp dịch vụ thường đưa ra mức giá khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Ông Bing dẫn một vụ kiện thực tế diễn ra từ năm 2021. Nguyên đơn là Hu Moumou kiện một công ty du lịch lên tòa cấp thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Người kiện cho rằng giá phòng khách sạn anh đặt qua ứng dụng của công ty cao hơn nhiều so với giá thực tế. Khách hàng cáo buộc nền tảng đã dựa vào dữ liệu, đẩy giá sản phẩm lên cao, cấu thành hành vi lừa đảo. Tòa án sau đó kết luận công ty đã khiến khách hàng hiểu sai về các quảng cáo, giá ưu đãi, buộc bồi thường.Tháng 11 vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu các nền tảng phải chấn chỉnh lại thuật toán, cấm hành vi dùng dữ liệu lớn để chèn ép người dùng. Thông báo nêu rõ việc cấm lợi dụng độ tuổi, nghề nghiệp, mức chi tiêu và các đặc điểm khác để định giá khác nhau cho cùng một mặt hàng, áp mã ưu đãi.Để chống lại sự kiểm soát của dữ liệu lớn, người dùng Trung Quốc đang khởi xướng phong trào "giết chết" thuật toán. Ngoài việc liên tục để lại các nội dung gây nhiễu về giá như Ding Ran làm, nhiều người thậm chí tải ứng dụng về, đăng ký thành viên mới dùng, sau đó xóa ứng dụng rồi tải lại. Việc này không chỉ ngăn chặn các nền tảng thu thập quá nhiều dữ liệu mà còn giúp họ nhận được nhiều ưu đãi.Cộng đồng mạng Trung Quốc chỉ ra các bằng chứng cho thấy người dùng mới luôn nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn khách hàng mua gói thành viên. Do đó họ tìm nhiều cách để "giết chết" dữ liệu lớn bằng cách liên tục xóa ứng dụng, rồi tải lại khi cần. Các dịch vụ làm giả số điện thoại để đăng ký tài khoản cũng đặc biệt hút khách.Tuy nhiên phong trào "thuần hóa thuật toán" có thể chỉ khả dụng với những mô hình đơn giản. Giáo sư Chen Bing cho rằng các thuật toán AI được các nền tảng dùng ngày nay khác nhiều với truyền thống. "Thuật toán truyền thống là các chương trình cài sẵn với kết quả có thể dự đoán được, trong khi các mô hình AI ngày nay đã nâng cấp lên khả năng tự học và kết quả đầu ra luôn khó dự đoán, rủi ro là không thể tránh khỏi", ông Bing nói.Theo giáo sư, hệ thống dùng dữ liệu lớn để tạo ra chân dung hoàn thiện về người dùng. Việc "thuần hóa ngược" có thể giúp giảm giá trong giai đoạn đầu, nhưng các thuật toán tiếp theo sẽ xác định dựa trên số lượng đơn hàng, thói quen mua sắm, dịch vụ liên quan... khiến thuật toán trở nên thông minh hơn. Cuối cùng giá vẫn sẽ tăng. Ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng khó xác định được tính minh bạch đằng sau những con số.Việc "thuần hóa thuật toán" về lâu dài chỉ có thể thực hiện thông qua luật chống cạnh tranh. Hoạt động của thuật toán phải tuân theo các giá trị công bằng và hợp lý. Giáo sư Bing cho rằng các công ty internet phải thường xuyên sửa đổi và cơ quan quản lý phải điều chỉnh luật để khiến thuật toán trở nên chuẩn mực, minh bạch hơn.
Tiếp thêm nụ cười cho em
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.