Có cần kế hoạch đặc biệt cho Messi trước Copa America?
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Giải bóng rổ 3x3 Hà Nội mở rộng khai màn 'rực lửa', CĐV được xem miễn phí
Khai thác bệnh sử, người nhà cho biết, sau té bé P. khóc, tỉnh, không nôn ói, không co giật. Qua hôm sau, người nhà phát hiện bé bị sưng cổ, ngực, đi khám và nhập bệnh viện địa phương. Tại đây ghi nhận trẻ đừ, môi tím, khó thở, SPO2 85% được đặt nội khí quản, thở máy, chụp CT scan đầu ngực bụng ghi nhận tràn khí dưới da vùng bụng, hông, lưng, ngực, cổ hai bên, xẹp thùy trên phổi 2 bên và thùy giữa phổi. Bác sĩ kết luận theo dõi vỡ khí quản, tràn khí trung thất - gãy xương sườn. Trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).Ngày 7.3, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) cho biết, bé P. được hội chẩn các chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, hồi sức ngoại, gây mê hồi sức chẩn đoán vỡ khí quản, gãy xương sườn, thống nhất xử trí mở ngực phẫu thuật tạo hình khí quản, nội soi phế quản kết hợp khi mổ. Các bác sĩ nhận định đây là tình trạng chấn thương vỡ khí quản hiếm gặp ở trẻ emTrong quá trình phẫu thuật, bệnh nhi được đặt nằm nghiêng trái 90 độ, ê kíp cắt lọc lỗ thủng khâu lỗ thủng, đưa ống nội khí quản qua vị trí thủng bơm rửa khoang màng phổi phải, đặt dẫn lưu màng phổi, băng vết mổ...Sau đó trẻ được chuyển khoa Hồi sức ngoại điều trị với các phương pháp hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, dịch truyền, thuốc giảm đau an thần, điều chỉnh điện giải toan kiềm. Kết quả sau gần 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện, dần hết tràn khí trung thất, dưới da, được cai máy thở, rút ống dẫn lưu màng phổi. Trẻ tỉnh táo thở khí trời. Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến lưu ý phụ huynh luôn trông giữ trẻ dưới 3 tuổi, vì ở lứa tuổi này, trẻ thường tìm hiểu thế giới xung quanh như bò trèo, sờ mó vật lạ, bóc vật lạ bỏ vào miệng,… dẫn đến các tai nạn đáng tiếc như phỏng, điện giật, ngộ độc do uống nhầm, ăn nhầm hóa chất, thuốc, chấn thương té ngã,…
HLV Kim Sang-sik sẽ thay đổi nghịch lý V-League ở đội tuyển Việt Nam?
Chiều 8.1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục xét xử vụ án liên quan đến 2 cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân. Kết thúc phần xét hỏi, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án với các bị cáo.Ông Lưu Bình Nhưỡng bị đề nghị từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản và 10 - 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt từ 13 năm - 15 năm 6 tháng tù.Ông Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước) bị đề nghị lần lượt 7 - 9 và 13 - 14 năm tù cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.Hai bị cáo còn lại là Phạm Minh Cường (thường gọi là Cường "quắt") và Vũ Đăng Phương (lao động tự do) bị đề nghị lần lượt 7 - 8 và 6 - 7 năm tù cùng về tội cưỡng đoạt tài sản.Tại bản luận tội, đại diện viện kiểm sát đánh giá với tư cách đại biểu Quốc hội, lẽ ra các ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân phải có lối sống lành mạnh, gương mẫu trong chấp hành quy định pháp luật.Song, cả hai người đã "không đại diện cho tiếng nói nhân dân một cách công tâm khách quan", nhiều lần gọi điện, tác động cơ quan chức năng theo hướng có lợi cho người quen. Việc này nhằm hưởng lợi ích vật chất, dù tại tòa các bị cáo luôn khẳng định không có động cơ, không vòi vĩnh, đòi hỏi, "đưa thì nhận".Trong việc Cường "quắt" và đồng phạm ép doanh nghiệp "cắt phế" khai thác cát, viện kiểm sát nhận định ông Nhưỡng đã dùng nhiều cách, "tạo cho Cường sức mạnh tinh thần" để Cường vòi tiền của doanh nghiệp.Bên cạnh các căn cứ buộc tội, đại diện viện kiểm sát cũng ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ, khắc phục hậu quả, sự cống hiến của các ông Nhưỡng và Vân trong các khóa làm đại biểu Quốc hội…Theo cáo buộc của viện kiểm sát, có 5 sai phạm được xét xử trong vụ án này, diễn ra tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội và Thái Bình, trong 3 năm từ 2020 - 2023.Ông Nhưỡng và ông Vân đã lợi dụng tư cách đại biểu Quốc hội, nhiều lần can thiệp để giúp doanh nghiệp có dự án, xin lại dự án, hoặc theo hướng có lợi cho người quen trong vụ kiện dân sự… với mục đích hưởng lợi cá nhân.Trước tòa, ông Nhưỡng cơ bản "giữ nguyên lời khai như cáo trạng". Riêng khoản 300.000 USD, là một trong những món tiền nhận từ doanh nghiệp, ông Nhưỡng thừa nhận đây là "một sai lầm trong cuộc đời tôi".Bị cáo khẳng định chưa bao giờ gợi ý về việc tiền bạc, bởi "đây là phong cách trong suốt cả cuộc đời tôi".Khi hội đồng xét xử đề cập đến việc gửi kiến nghị đến các lãnh đạo ở Hải Phòng để giải quyết theo hướng có lợi cho người quen, ông Nhưỡng cho rằng đó là việc làm bình thường của một đại biểu Quốc hội.Về phía mình, ông Vân khai là bạn đồng môn của ông Nhưỡng, tình cờ quen biết lãnh đạo một doanh nghiệp tại phòng làm việc của ông Nhưỡng. Người này có vướng mắc với dự án nên "nhờ nói thêm" với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.Do là chỗ nhờ vả nên ông Vân nhận lời, gọi điện. Bị cáo khẳng định "tính tôi thấy doanh nghiệp khó khăn là giúp". Khi phía doanh nghiệp đưa tiền, ông không nhớ rõ ai đã "chạy theo dúi vào túi". Dù vậy, ông đã "cầm cho họ vui", không đòi hỏi...
Ngoài ra, thời gian và cường độ của việc đạp xe cũng đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải không chỉ không gây hại mà còn có thể cải thiện sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, việc đạp xe quá lâu hoặc quá mạnh có thể tạo áp lực lớn lên khu vực chậu, ảnh hưởng đến sự sống của tinh trùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có kế hoạch sinh sản trong tương lai.
Man City đã thay đổi thế nào?
Sáng 20.1, tại trụ sở T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ủy viên T.Ư Đảng các khóa. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, năm 2024 có nhiều biến động nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác.Theo Tổng Bí thư, qua những thay đổi đó, Đảng ta đoàn kết hơn, gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn. Trước thời điểm lịch sử mới, đặt ra yêu cầu cấp bách là cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Tổng Bí thư nhấn mạnh, ngay từ năm 2025, phải nỗ lực tối đa, tạo những yếu tố đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn; tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số từ năm 2026. Đất nước trong những thời điểm lịch sử cần có ý chí, quyết tâm cao, cần có những quyết sách mang tính lịch sử. "Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được với tư duy đổi mới, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, giải pháp đột phá, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Theo đó, cần huy động, khơi dậy mọi nguồn lực, động lực, sức sáng tạo; khai thác, sử dụng mọi tiềm năng còn tiềm ẩn, mọi cơ hội, lợi thế của đất nước, của từng tổ chức đảng, đảng viên, từng cấp, từng ngành, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, từng người dân Việt Nam. Hơn khi nào hết, chúng ta cần phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, "dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung", Tổng Bí thư khẳng định.Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhìn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang và đầy tự hào của Đảng trong 95 năm qua, sẽ càng thấy rõ hơn trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo và đảng viên hôm nay trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Theo Tổng Bí thư, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ, cơ hội chiến lược, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước. Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân. Đó là mệnh lệnh của thời đại.Để thực hiện khát vọng này, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần nhận rõ những thách thức đang đặt ra hiện nay. Những thành tựu của 40 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, không cho phép tự hài lòng với những gì hiện có và nghiêm túc nhìn nhận lại để thấy rõ chúng ta đang ở đâu trong thế giới hôm nay; thấy rõ những hạn chế, yếu kém và những thách thức đang đặt ra hiện nay và trong những năm tới, không chỉ từ bên ngoài, từ những yếu tố khách quan, mà còn có cả những vấn đề nội tại, những "rào cản" từ thể chế và văn hóa. Các nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra lâu nay vẫn còn tồn tại, một số mặt diễn biến phức tạp hơn.Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, cần ưu tiên triển khai thật tốt các nhóm nhiệm vụ, trước hết là vấn đề xây dựng Đảng. Yêu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cấp bách Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Thứ hai là nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.Thứ ba là chú trọng phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội xây dựng môi trường sống trong lành, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu...Tổng Bí thư đề nghị, tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó tập trung vào hai nội dung chính là chuẩn bị các văn kiện trình đại hội và chuẩn bị nhân sự. Đặc biệt, về công tác nhân sự, đây là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.Đồng thời, triển khai chủ trương của Ban Chấp hành T.Ư về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo Tổng Bí thư, đến thời điểm hiện nay, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đang được triển khai với nỗ lực, quyết tâm rất cao. Đây là đòi hỏi bức thiết và là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất mong chờ, đón nhận và lan tỏa sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ trong toàn xã hội.Nhìn lại 95 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đảng và của dân tộc, Tổng Bí thư khẳng định, mỗi đảng viên chính là biểu tượng của niềm tin, trí tuệ và ý chí đoàn kết của cả dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình."Vững tin vào sức mạnh của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân tộc, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới", Tổng Bí thư khẳng định.Tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Sao vàng tặng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vì đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng các nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư: Lê Hồng Anh, Trần Quốc Vượng; nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch, vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Nhân dịp này, Đảng, Nhà nước cũng đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố Chủ tịch nước, đại tướng Trần Đại Quang. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đại diện gia đình.Cũng tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huy hiệu 80 năm, 65 năm, 60 năm, 55 năm, 50 năm, 45 năm, 40 năm tuổi Đảng tặng 15 đảng viên là nguyên ủy viên T.Ư Đảng.