Bức xúc hai thanh niên 'đầu trần', phóng xe máy trên cao tốc
Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12).Giảm cân thành công nhờ các mẹo ăn kiêng của các idol
Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam năm 2024 (lần thứ 4) với chủ đề "Việt Nam hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững" diễn ra tại TP.Hải Phòng với sự tham dự của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan ngoại giao; lãnh đạo 25 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, cùng các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng trong nước và gần 300 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Gọi tên bãi biển hoang sơ trên thế giới khiến du khách mê mẩn quên lối về
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.
Một cô gái tên N.N.A. (25 tuổi, ngụ tại Hà Nội) nhận được món quà mỹ phẩm từ người yêu nhân dịp Valentine. Do tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, cô đã sử dụng ngay mà không kiểm tra kỹ nguồn gốc. Sau 2 lần bôi, N.A. gặp tình trạng mẩn đỏ nổi khắp cổ, người, lưng, ngứa rát dữ dội. Sau đó, cô gái trẻ đã phải đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ kết luận là bị viêm da dị ứng do tiếp xúc với thành phần kích ứng mạnh trong mỹ phẩm, thông tin báo Tuổi Trẻ ngày 20.2.Theo BS CKI. Nguyễn Ngọc Đức, công tác tại phòng khám Blossom aesthetic clinic và Láng’s clinic ở TP.HCM, bất kỳ một sản phẩm nào, kể cả sản phẩm được thiết kế cho nền da nhạy cảm cũng có khả năng gây dị ứng, kích ứng. Vì vậy việc kiểm tra phản ứng của da với các sản phẩm làm đẹp là một bước nên có trước khi sử dụng lâu dài. Trước khi sử dụng một loại mỹ phẩm mới, Nguyễn Thị Kim Tiền, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có thói quen kiểm tra sản phẩm ấy trên da tay trước khi sử dụng trực tiếp lên mặt. “Khi sử dụng một loại kem dưỡng da hay kem chống nắng, sữa rửa mặt, thì ngoài việc tìm hiểu kỹ về thành phần của sản phẩm mình còn thận trọng test trên da tay trước thay vì bôi ngay lên mặt. Sau đó, nếu da không có phản ứng gì mình mới yên tâm sử dụng trên mặt”, Tiền cho biết.Tương tự, cũng cẩn trọng mỗi khi sử dụng mỹ phẩm, Huỳnh Lê Phương Nghi (24 tuổi), ngụ tại hẻm 819 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp (TP.HCM), chia sẻ: “Khi muốn sử dụng một loại mỹ phẩm nào đó mình sẽ tìm hiểu trước về thành phần, sau đó, tham khảo những đánh giá của người có chuyên môn, người đã từng sử dụng. Mình luôn chọn những loại mỹ phẩm có tên tuổi, thương hiệu phổ biến và mua ở những cửa hàng uy tín”.Nói về cách để kiểm tra mỹ phẩm xem có dị ứng với da của mình hay không, bác sĩ Đức chia sẻ: “Mọi người có thể thử bôi mỹ phẩm ở những vùng da như mặt trong cẳng tay, sau vành tai, viền hàm một lượng nhỏ và theo dõi trong vòng một tuần để đánh giá tính kích ứng ngắn hạn (ngay sau khi bôi) đến dài hạn (vài ngày sau bôi). Sau đó ghi nhận các mức độ phản ứng của da để nhận biết da phản ứng bình thường hay bất thường”.Theo bác sĩ Đức, để hạn chế nguy cơ dị ứng mỹ phẩm thì cần lưu ý các vấn đề sau: “Cần nắm rõ thành phần hoạt chất trong các sản phẩm sử dụng. Tránh sử dụng kem trộn, thuốc rượu vì gây suy yếu hàng rào bảo vệ da. Kiểm tra trên da với những hoạt chất mạnh như retinoids, AHA, BHA… Phục hồi da đủ tốt khi sử dụng các hoạt chất đặc trị mạnh như retinoids, AHA, BHA. Nhận biết các dấu hiệu kích ứng, dị ứng từ sớm để tránh tăng độ nhạy cảm cho da. Ghi nhớ tiền sử các sản phẩm dị ứng, kích ứng. Thăm khám với bác sĩ để được đánh giá chính xác nhất tình trạng da của mình”.Nói về cách xử lý khi bị dị ứng, kích ứng mỹ phẩm, bác sĩ Đức cho biết: “Cần ngưng sử dụng ngay các sản phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Làm sạch da nhẹ nhàng bằng nước sạch. Sử dụng các hoạt chất phục hồi giảm kích thích cho da, các hoạt chất kháng viêm. Kháng sinh sẽ cần thiết trong trường hợp bội nhiễm. Tránh nắng kỹ để hạn chế tăng sắc tố sau viêm. Không sờ gãi vì sẽ tăng tình trạng viêm cũng như bội nhiễm”.
Nghĩ khác, làm khác để thành... tỉ phú
Ngày 9.2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban kế hoạch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1365 ngày 15.1.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ.Theo kế hoạch, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền nghị quyết; thu hồi con dấu cũ và làm con dấu mới; thay đổi bảng tên, biển hiệu; điều chỉnh hồ sơ điện tử, hệ thống cho phù hợp với các đơn vị mới; sắp xếp, tổ chức bộ máy TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ và các cơ quan ngành dọc khác trên địa bàn; tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1365.Rà soát, chuyển tên thôn thành khu phố theo quy định; chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính theo nghị quyết; cập nhật cơ sở dữ liệu dân cư và hồ sơ điện tử có liên quan; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành của Bộ TN-MT; điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026…UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo để xem xét, giải quyết; đồng thời tham mưu tỉnh thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, xã và các nội dung khác có liên quan đối với các đơn vị hành chính mới thành lập.Trước đó, từ năm 2020, Phú Mỹ đã được công nhận là đô thị loại III với 5 phường và 5 xã ngoại thị. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định Phú Mỹ cần trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước 2025, giữ vai trò trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch...Ngày 25.6.2024, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII đã tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) và đa số đại biểu đã tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Theo Nghị quyết số 1365, việc thành lập TP.Phú Mỹ trên cơ sở nguyên trạng diện tích, quy mô dân số và 10 đơn vị hành chính cấp xã của TX.Phú Mỹ.Sau khi thành lập, TP.Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã. Gồm 7 phường: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước, Tân Hải, Tân Hòa và Hắc Dịch; 3 xã: Sông Xoài, Tóc Tiên, Châu Pha. Thành lập TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ trên cơ sở kế thừa TAND, Viện KSND TX.Phú Mỹ.Như vậy, sau khi thành lập TP.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đến 3 thành phố, trước đó là TP.Vũng Tàu và TP.Bà Rịa. TP.Phú Mỹ đi vào hoạt động từ ngày 1.3.