$751
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bty0518 com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bty0518 com.Ngày 1.3, thông tin từ Ban chỉ đạo tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 18 - Tỉnh ủy Đắk Lắk, đơn vị vừa có thông báo kết luận của Trưởng ban chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung về một số nội dung liên quan việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Theo đó, thống nhất tạm thời dừng thực hiện sáp nhập, hợp nhất cơ quan Báo Đắk Lắk và Đài phát thanh - truyền hình tỉnh này.Thông báo cũng nêu rõ, sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, căn cứ công văn số 34 (ngày 17.2.2025) của Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư về việc "chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đối với báo chí tỉnh, thành phố" sẽ tổ chức sắp xếp lại các cơ quan báo chí của tỉnh theo quy định.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc xây dựng đề án sáp nhập Đài phát thanh - truyền hình tỉnh và Báo Đắk Lắk.Cũng theo thông báo trên, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk thống nhất tạm dừng việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức bên trong của Sở Công thương cho đến khi có văn bản bàn giao Cục Quản lý thị trường tỉnh về địa phương quản lý.Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến kết thúc hoạt động, theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung phối hợp trong việc thực hiện các thủ tục bàn giao hồ sơ, tài liệu công việc, quyết toán kinh phí, bàn giao tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc (nếu có); phối hợp chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên, nhân sự; thực hiện lưu trữ tài liệu, giao nộp con dấu theo quy định.Trước đó, vào cuối năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản về việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện. Theo đó, Đài phát thanh - truyền hình Đắk Lắk sẽ sáp nhập, hợp nhất với Báo Đắk Lắk thành Trung tâm Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trước khi hợp nhất. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của bty0518 com. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ bty0518 com.Tối 15.2, chỉ huy Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, Cục CSGT Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế có hành vi quay đầu ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai gây mất an toàn giao thông.Cụ thể, sau khi tiếp nhận phản ánh từ mạng xã hội về trường hợp xe ô tô mang biển kiểm soát 30E-364.XX quay đầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đội 1 đã cử cán bộ xác minh và xác định người vi phạm là anh Trương Ngọc T. (28 tuổi, trú H.Thường Tín, Hà Nội).Làm việc với cảnh sát, anh T. cho biết, khoảng 12 giờ 30 ngày 14.2, anh lái ô tô đi Lào Cai, khi đến Km198 đã cho xe quay đầu vì nhầm đường.Lý giải cho hành động nguy hiểm này, anh T. cho hay, quá trình di chuyển anh có dùng Google Maps nhưng vì không biết xem nên đã đi ngược đường và quay đầu xe."Tôi nhận thức được hành vi của mình là gây mất an toàn giao thông và xin hứa không tái phạm", anh Trương Ngọc T. khẳng định với cảnh sát.Đội 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh T. về lỗi quay đầu ô tô trên cao tốc, bị phạt 35 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. ️
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. ️
Cách tính lương hưu hằng tháng đang được Bộ LĐ-TB-XH lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH bắt buộc.Cụ thể, mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại luật BHXH được được tính như sau:Ví dụ bà A. 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 32 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1.10.2025. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A. như sau:- 15 năm đầu được tính bằng 45%. - Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm, tính thêm: 17 x 2% = 34%.- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%.Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 34% + 1% = 80% (chỉ tính tối đa bằng 75%); Bà A nghỉ hưu trước tuổi quy định (56 tuổi 8 tháng) là 1 năm 8 tháng nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2% + 1% = 3%.Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 3% = 72%. Ngoài ra, do bà A. có thời gian đóng BHXH cao hơn 30 năm (2 năm 4 tháng) nên ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần là: 2,5 năm x 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.Đối với lao động nam, ví dụ ông B. 61 tuổi 3 tháng, làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1.9.2025. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông B. được tính như sau:- 15 năm đầu được tính bằng 40%.- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 18 là 3 năm, tính thêm: 3 x 1% = 3%.- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 1% = 0,5%Tổng các tỷ lệ trên là: 40% + 3% + 0,5% = 43,5%. Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B. là 43,5%. Đối với lao động làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại, cách tính như sau: Ví dụ, ông K. nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4.2027 khi đủ 55 tuổi. Ông K. có 30 năm đóng BHXH, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành; bị suy giảm khả năng lao động 81%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông K. như sau:- 20 năm đầu được tính bằng 45%.- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%.Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 20% = 65%.Do ông K. nghỉ hưu trước tuổi quy định (56 tuổi 9 tháng - tuổi nghỉ hưu năm 2027 của người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là 1 năm 9 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%.Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông K. là 65% - 3% = 62%.Cách tính lương hưu của lao động có thời gian đóng BHXH ở nước ngoài Dự thảo thông tư cũng hướng dẫn cách tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng BHXH theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam dưới 15 năm được thực hiện theo quy định tại luật BHXH.Ví dụ, ông C. 62 tuổi, đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1.3.2029, có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam là 10 năm và thời gian đóng BHXH ở Hàn Quốc là 5 năm. Việc xem xét, giải quyết chế độ hưu trí đối với ông C. được thực hiện căn cứ theo quy định của luật BHXH và Hiệp định giữa 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc về BHXH, cụ thể như sau:Thời gian đóng BHXH để xét điều kiện hưởng lương hưu của ông C. là tổng thời gian tham gia BHXH ở Việt Nam và Hàn Quốc: 10 năm + 5 năm = 15 năm. Như vậy, ông C. đủ điều kiện hưởng lương hưu.- Mức hưởng lương hưu ở Việt Nam được tính theo thời gian người lao động đã đóng BHXH tại Việt Nam:Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông C. là: 10 năm x 2,25% = 22,5%. Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với 10 năm đóng BHXH tại Việt Nam được tính theo quy định của luật BHXH.Ngoài mức lương hưu, ông C. còn được hưởng chế độ hưu trí đối với thời gian đóng BHXH tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật của Hàn Quốc. ️