Tiệm cà phê Việt nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc vì khung cảnh trên mây
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.Hỗ trợ kinh phí, công nghệ để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Nghệ sĩ cải lương Chí Tâm đưa vợ đến mừng 'Sáng đèn' trở lại rạp
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Xuân Son trở về Nam Định để đón năm mới cùng gia đình, sau ngày mùng 6 âm lịch, Xuân Son dự kiến sẽ trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị phục hồi sau ca phẫu thuật.Trong những ngày ở Nam Định đón Tết Nguyên đán cùng gia đình, Xuân Son cũng tuân thủ rất chặt chẽ các hướng dẫn của đội ngũ y tế bao gồm cả chế độ dinh dưỡng lẫn tập luyện. Anh hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ hay các món giàu tinh bột. Anh cũng chăm chỉ tập luyện nhẹ nhàng tại nhà với các bài tập chân và gập bụng.Theo lộ trình phục hồi chức năng được các bác sĩ và chuyên gia tại Bệnh viện Vinmec đưa ra, quá trình hồi phục của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn. Hiện tại, sau gần 1 tháng kể từ khi phẫu thuật, Xuân Son đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật, với mục tiêu chính là kiểm soát cơn đau, kích hoạt thần kinh cơ, phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Với thời gian khoảng một tháng sau phẫu thuật, có thể dự đoán rằng Xuân Son đang trong giai đoạn tăng cường tập phục hồi chức năng, bao gồm các bài tập hỗ trợ vận động, rèn luyện thể lực và kiểm soát quá trình liền xương.Trong giai đoạn này, Xuân Son sẽ được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa teo cơ. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng vết thương của anh được chữa lành một cách an toàn và hiệu quả.Sau giai đoạn đầu tiên, Xuân Son sẽ bước vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình phục hồi, bao gồm: Giai đoạn 2 (tuần thứ 3 đến tuần thứ 6): Tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tầm vận động. Đây là thời điểm Xuân Son sẽ bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cho chân bị chấn thương, đồng thời duy trì thể lực toàn thân. Giai đoạn 3 (tháng thứ 2 đến tháng thứ 4): Tập trung vào việc cải thiện thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Xuân Son sẽ được tập luyện với cường độ cao hơn, bao gồm các bài tập thăng bằng và phối hợp để chuẩn bị cho việc trở lại sân cỏ.Giai đoạn 4 (tháng thứ 5 đến tháng thứ 6): Tập luyện với cường độ tối đa và kiểm tra phân tích vận động. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi Xuân Son có thể trở lại thi đấu. Anh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chấn thương đã hoàn toàn hồi phục và anh có đủ thể lực để thi đấu ở mức độ cao nhất.Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, Xuân Son có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác để anh trở lại thi đấu sẽ phụ thuộc vào kết quả của các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu trên các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để một cầu thủ có thể trở lại thi đấu sau chấn thương tương tự. Điều này có nghĩa là, nếu không có bất kỳ sự cố nào trong quá trình phục hồi, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ vào khoảng tháng 10 hoặc 11 năm 2025, tức là gần một năm sau chấn thương.Mục tiêu điều trị không chỉ là giúp Xuân Son trở lại thi đấu, mà còn đảm bảo anh có thể đạt lại phong độ như trước. Theo các chuyên gia của Vinmec, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của cầu thủ; phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y tế, ban huấn luyện và chính cầu thủ và các bài kiểm tra vận động và đánh giá tâm lý trước khi trở lại sân cỏ.Thực tế đã có nhiều cầu thủ Việt Nam hồi phục thành công sau chấn thương nghiêm trọng, như Lê Văn Xuân hay Chương Thị Kiều. Do đó, nếu được chăm sóc đúng cách, Xuân Son hoàn toàn có thể trở lại với phong độ tốt nhất.Việc trở lại sân cỏ của Xuân Son không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn liên quan đến tinh thần và sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế, HLV, và người hâm mộ. Áp lực từ phía người hâm mộ và kỳ vọng của đội tuyển quốc gia là rất lớn, nhưng các bác sĩ tin rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, Xuân Son hoàn toàn có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước khi chấn thương.Với sự chăm sóc và hỗ trợ từ đội ngũ y tế hàng đầu tại Bệnh viện Vinmec, cùng với sự nỗ lực của bản thân, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ sau khoảng 9 tháng kể từ ngày phẫu thuật. Người hâm mộ có thể yên tâm rằng anh đang được điều trị trong điều kiện tốt nhất và sẽ sớm trở lại thi đấu để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB Nam Định.
Nhân đôi lưu lượng data khi đi Hàn Quốc, Trung Quốc với mức giá không đổi
Nhân chuyến về Việt Nam công tác, Hoa hậu châu Á tại Mỹ - Nicole Hồ thực hiện một bộ ảnh áo dài, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc. Người đẹp chọn các thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài xuân của Đặng Trọng Minh Châu, giúp tôn lên vẻ đẹp đậm chất Á Đông khi bước sang tuổi 20.Khác với những phom dáng truyền thống trước đây, trong bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Minh Châu cho thấy sự phá cách với những thiết kế nhiều màu sắc rực rỡ, kết hợp giữa nhiều chất liệu mới, trong đó có lông vũ, voan lưới… giúp tôn lên vẻ thanh lịch, sang trọng của người đẹp sinh năm 2004.