Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỉ đồng, tỷ lệ nợ xấu mức thấp
Một số triển lãm tiêu biểu mà Phạm Tuấn Ngọc từng thực hiện gồm:Cà Mau: Cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.
Nhà xây không phép, ly hôn chia tài sản thế nào?
Đội tuyển Việt Nam đã trải qua hơn 90 phút trên sân Rajamangala với rất nhiều áp lực, đặc biệt đến từ hàng chục ngàn CĐV của đội chủ nhà. Tuy nhiên, bằng lợi thế đã tạo ra ở trận chung kết lượt đi, bằng chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik và bằng bản lĩnh của các cầu thủ và niềm tin của người hâm mộ ở quê nhà, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc qua 2 lượt trận với tổng tỷ số 5-3 qua đó lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.Xuân Son chấn thương nghiêm trọng, Việt Nam dẫn trước rồi lại bị dẫn ngược 2-1 nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tinh thần không bỏ cuộc, các chiến binh sao vàng vẫn đưa thành công cúp vô địch thứ ba về cho đất nước. Hành trình ở AFF Cup năm nay của đội tuyển Việt Nam là sự kết hợp giữa những gương mặt cũ đã từng lên ngôi ở giải đấ này năm 2018 cùng những gương mặt trẻ mới toanh, trong đó đặc biệt là Nguyễn Xuân Son - tiền đạo nhập tịch khiến cả Đông Nam Á phát "sốt". Dù chỉ tham gia từ giai đoạn sau của giải, Xuân Son ghi bàn tằng tằng và xuất sắc giật luôn danh hiệu "Vua phá lưới" của giải. Như cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn đã nhận định với Báo Thanh Niên, Xuân Son không chỉ có khả năng ghi bàn mà còn có khả năng thu hút "vệ tinh", tạo động lực để đồng đội cùng thi đấu hết sức mình. Hành trình này khép lại với Xuân Son không thực sự hoàn hảo khi anh dính chấn thương nặng, đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất.Xuân Son tỏa sáng rực rỡ nhưng cũng không thể không nhắc đến những cá nhân khác, từ thủ thành Nguyễn Filip, Đình Triệu đến hàng phòng ngự như Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Tiến Dũng, Thành Chung, Thanh Bình, Tiến Anh, Tấn Tài, Văn Vĩ đến hàng tiền vệ như Hoàng Đức, Văn Khang, Hai Long, Quang Hải, Thành Long, Ngọc Tân, Ngọc Quang, Văn Toàn, hay hàng công như Vĩ Hào, Tuấn Hải, Tiến Linh, Thanh Bình,... đặc biệt là HLV Kim Sang-sik cùng các thành viên ban huấn luyện đã cùng tạo ra một đội tuyển gắn kết, ăn ý và giàu sức chiến đấu. Cũng không thể không nhắc đến hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã luôn dõi theo, cổ vũ và đặt niềm tin tuyệt đối vào đội tuyển. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Khác với ô tô đã qua sử dụng, khách hàng khi mua ô tô mới đều được hưởng chính sách bảo hành chính hãng sau khoảng 3 - 5 năm đầu sử dụng. Tùy theo chính sách của mỗi nhà sản xuất với mỗi dòng xe sẽ áp dụng thời hạn bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km; hay 5 năm hoặc 150.000 km tùy điều kiện nào đến trước.Với chính sách bảo hành của nhà sản xuất, người dùng ô tô sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong những năm đầu sử dụng xe. Bởi nếu các linh kiện, phụ tùng hay hệ thống trên xe gặp vấn đề trong điều kiện được bảo hành sẽ được nhà sản xuất sửa chữa, thay thế miễn phí. Tuy nhiên, để nhà sản xuất cũng đưa ra một số điều kiện với người dùng để ô tô mới được hưởng chính sách bảo hành chính hãng. Một trong số đó là phải bảo dưỡng ô tô định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.Thông thường, để được hưởng chính sách bảo hành, trong khoảng 3 - 5 năm sử dụng ô tô, các chủ xe thường mang xe vào xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng. Tuy nhiên, khi ô tô đã hết thời hạn được bảo hành, không ít chủ xe thường phân vân nên chọn đại lý chính hãng hay gara ngoài để bảo dưỡng. Bởi mỗi nơi đều có những ưu điểm, hạn chế riêng về gói dịch vụ, chất lượng, thời gian cũng như chi phí bảo dưỡng.Ưu điểm:Với các chủ xe không rành về ô tô, xưởng dịch vụ chính hãng là địa điểm thường được họ lựa chọn để bảo dưỡng ô tô sau khi hết hạn bảo hành. Bởi với mạng lưới rộng lớn, dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp, phụ tùng chính hãng… các xưởng dịch vụ chính hãng sẽ mang đến sự an tâm hơn.Bên cạnh đó, các xưởng dịch vụ chính hãng thường được trang bị đầy đủ các loại máy móc, đội ngũ tư vấn, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản cùng sự minh bạch, rõ ràng trong khâu sửa chữa, thay thế phụ tùng… Do đó, phương án sửa chữa cũng tốt hơn. Ngoài ra, chủ xe không phải lo lắng về nguồn gốc, chất lượng phụ tùng, linh kiện thay thế.Hạn chế:Việc bảo dưỡng ô tô tại các xưởng dịch vụ chính hãng cũng tồn tại một vài hạn chế khiến chủ xe cảm thấy không được thoải mái. Thứ nhất, vào mỗi dịp cuối tuần hay trước các kỳ nghỉ lễ, lượng xe bảo dưỡng tại các xưởng dịch vụ chính hãng khá đông, nên chủ xe phải chờ đợi lâu, mất nhiều thời gian.Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng theo quy định, tiêu chuẩn riêng của nhà sản xuất nên nhiều khi có những chi tiết có thể sửa chữa hoặc tái sử dụng cũng bị bắt buộc thay thế. Đặc biệt, chi phí bảo dưỡng tại xưởng dịch vụ chính hãng thường cao hơn các đại lý, garage bên ngoài khoảng 15 - 20%.Tương tự các xưởng dịch vụ chính hãng, bảo dưỡng ô tô đã hết hạn bảo hành tại các garage ngoài cũng có ưu điểm, hạn chế cần xem xét, cân nhắc trước khi lựa chọn.Ưu điểm:Với các garage ngoài chuyên sửa chữa thời gian bảo dưỡng sửa chữa thường nhanh hơn, tiết kiệm thời gian cho chủ xe hơn, nhất là vào thời điểm cận kỳ nghỉ lễ. Bởi so với xưởng dịch vụ chính hãng, chủ xe có rất nhiều lựa chọn với các garage ngoài, do đó có thể chọn garage thân quen hay các garage gần nhà để thuận tiện hơn.Bên cạnh đó, khi ô tô gặp vấn đề, với một số chi tiết, bộ phận sau khi được tư vấn chủ xe có thể lựa chọn giữa việc thay thế mới hoặc gara đưa ra phương án sửa chữa, thậm chí chủ xe có thể tự đặt phụ tùng để gara hỗ trợ thay thế, lắp đặt. Đặc biệt, các garage bên ngoài thường có phí dịch vụ bảo dưỡng thấp hơn so với các trung tâm dịch vụ chính hãng. Đây là một trong những yếu tố khiến nhiều chủ xe chọn các gara bên ngoài để bảo dưỡng sau khi ô tô hết hạn bảo hành.Hạn chế:Tiết kiệm chi phí tuy nhiên việc bảo dưỡng ô tô tại các garage bên ngoài cũng tiềm ẩn không ít rủi ro lớn về chất lượng phụ tùng và tay nghề người thợ. Chất lượng sửa chữa tại các garage bên ngoài cũng có sự khác nhau do đó chủ xe cần cân nhắc để lựa chọn garage phù hợp.Tùy vào nhu cầu, sự thuận tiện hay chi phí… chủ xe nên tính toán lựa chọn địa điểm phù hợp để chăm sóc, bảo dưỡng ô tô sau khi hết hạn bảo hành. Bởi xưởng dịch vụ chính hãng hay garage ngoài đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Do đó, nếu không rành về ô tô và để yên tâm hơn về chất lượng, phụ tùng thay thế… nên chọn xưởng dịch vụ chính hãng để bảo dưỡng xe. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và thoải mái lựa chọn phụ tùng, linh kiện… có thể mang xe đến garage ngoài để bảo dưỡng.
Giày làm từ chai nhựa tái chế, đáng để đi thử ít nhất một lần
Tổ chức Times Higher Education (THE) đặt trụ sở tại Anh ngày 22.1 công bố bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới theo nhóm ngành đào tạo năm 2025. Lần đầu tiên, có 9 trường ĐH Việt Nam góp mặt và được xếp hạng ở 8/11 nhóm ngành là: kinh doanh và kinh tế, khoa học máy tính, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật, y tế và sức khỏe.Trong số này, 3 đại diện lần đầu được xếp hạng là ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Y Hà Nội. Đây cũng là 3 trường mới góp mặt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 do THE công bố vào năm 2024. Còn lại, 6 gương mặt cũ là ĐH Duy Tân, Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Huế và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Hiện, chưa có đại diện nào của Việt Nam lọt vào tốp thế giới ở 3 lĩnh vực là nghệ thuật và nhân văn, luật, tâm lý. Với các nhóm ngành đào tạo còn lại, thứ hạng của các trường không thay đổi nhiều so với năm trước, song tín hiệu tốt là các ĐH vẫn giữ thứ hạng ổn định trong bối cảnh tổng số đơn vị tham gia xếp hạng tăng lên. Năm nay cũng không có đại diện nào lọt vào tốp 300 trường có nhóm ngành đào tạo ĐH tốt nhất thế giới.Chi tiết hơn, với lĩnh vực kinh doanh và kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM dẫn đầu Việt Nam ở vị trí 301-400, cách biệt khá xa với các trường còn lại vốn chỉ nằm ở nhóm 601-800 và 801+. Còn ở ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng nhất với thứ hạng 401-500, chênh lệch nhỏ với vị trí số 2 là ĐH Duy Tân (nhóm 501-600).Ở nhóm ngành kỹ thuật, ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều đạt thứ hạng cao nhất Việt Nam, cùng thuộc vị trí 301-400. Điều này diễn ra tương tự ở lĩnh vực khoa học sự sống (hai trường cùng đạt thứ hạng 401-500) và khoa học tự nhiên (301-400). Còn ở nhóm ngành y tế và sức khỏe, ĐH Duy Tân được xếp số 1 Việt Nam ở thứ hạng 401-500. Tương tự, ĐH này cũng dẫn đầu lĩnh vực khoa học xã hội (401-500).Riêng ở lĩnh vực khoa học giáo dục Việt Nam chỉ có một đại diện là ĐH Quốc gia Hà Nội, thuộc nhóm 401-500. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp trường đạt được thành tích này sau nhiều năm liền không có đơn vị nào từ Việt Nam góp mặt.THE thông tin phương pháp xếp hạng các nhóm ngành đào tạo vẫn dựa trên 18 tiêu chí, chia thành 5 nhóm là môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và triển vọng quốc tế, tương tự cách xếp hạng các ĐH tốt nhất thế giới. Tuy vậy, để đảm bảo công bằng, trong mỗi nhóm ngành, tổ chức này sẽ điều chỉnh trọng số của một số tiêu chí chứ không áp dụng một tỷ lệ chung cho tất cả.THE ví dụ đối với nhóm ngành nghệ thuật và nhân văn, nơi công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn ở các tạp chí khoa học, thì tiêu chí về trích dẫn bài báo sẽ bị giảm trọng số. Trong khi đó, nhóm ngành kỹ thuật lại chú trọng hơn vào năng suất nghiên cứu, hợp tác với doanh nghiệp, thế nên trọng số của các tiêu chí này sẽ tăng. Tóm lại, cách xếp hạng mỗi nhóm ngành sẽ tùy thuộc vào đặc thù tương ứng.Dữ liệu xếp hạng các nhóm ngành đào tạo tốt nhất thế giới được tổng hợp dựa trên 157 triệu trích dẫn khoa học, 18 triệu ấn phẩm nghiên cứu và phần phản hồi khảo sát từ hơn 93 nghìn học giả trên toàn cầu, THE nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.