Messi không thi đấu, Inter Miami thua ngược Monterrey
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành vui mừng thông báo thành tích đầu tiên của phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ dù chưa ra rạp. Nam đạo diễn tiết lộ tác phẩm có sự góp mặt của Tiểu Vy, Kỳ Duyên đã có hơn 45.000 vé được đặt trước, trở thành phim Việt chiếu tết có số vé đặt trước cao nhất mọi thời đại. Chia sẻ về thành tích này, Trấn Thành bày tỏ niềm hạnh phúc. Anh viết trên trang cá nhân: “Thành tích đầu tiên trước giờ khai quân. Cuối năm quý vị bận bịu sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mà vẫn thương đặt vé cỡ này thì tụi em vô cùng biết ơn. Lỡ rồi, đặt nữa đi, tới đi anh em ơi”. Dưới phần bình luận, nhiều người gửi lời chúc mừng, đồng thời dự đoán phim mới của Trấn Thành sẽ gây sốt phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ tứ báo thủ quy tụ dàn diễn viên gồm nghệ sĩ Lê Giang, Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm, Uyển Ân, Kỳ Duyên, Tiểu Vy, Quốc Anh… Phim mang màu sắc hài hước, hứa hẹn mang đến nhiều tiếng cười cho khán giả trong dịp tết. Có thể thấy với tác phẩm lần này, Trấn Thành tìm hướng đi mới, khác với các phim mang màu sắc chính kịch về đề tài gia đình trước đó. “Với tôi, việc được đứng đây mỗi năm để giới thiệu một dự án tâm huyết và nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả là một niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời. Bà con mình ai cũng muốn tết nhiều niềm vui. Ba năm đã khóc rồi thì năm nay cười lại", anh chia sẻ. Trước đó, Trấn Thành là đạo diễn nghìn tỉ đầu tiên của thị trường phim Việt nhờ thành tích của Bố già (427 tỉ đồng), Nhà bà Nữ (475 tỉ đồng) và Mai (520 tỉ đồng). Trấn Thành nói anh không kỳ vọng nhiều về câu chuyện doanh thu mà đặt tinh thần thoải mái khi thực hiện Bộ tứ báo thủ. Thông qua đó, nam diễn viên mong muốn mang đến một tác phẩm vui vẻ, phù hợp với không khí ngày tết. “Và Thành đón nhận mọi kết quả đến từ Bộ tứ báo thủ. Nó như một trải nghiệm mới mà Trấn Thành muốn thử sức với ba diễn viên trẻ”, anh cho hay.Năm nay, thị trường phim tết được đánh giá sôi động vì ngoài Bộ tứ báo thủ còn có sự đổ bộ của Nụ hôn bạc tỷ (Thu Trang đạo diễn) và Yêu nhầm bạn thân (Nguyễn Quang Dũng - Diệp Thế Vinh đạo diễn). Cuộc chiến của 3 tác phẩm này khiến nhiều người không khỏi tò mò.Một trường ĐH ở Bình Dương được giao thực hiện dự án chuyển đổi xanh
Tòa án tại Pháp đang xét xử bác sĩ phẫu thuật Joël Le Scouarnec, người bị cáo buộc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, đa số là trẻ em, trong tội ác kéo dài nhiều thập niên.Bác sĩ 74 tuổi này đang thụ án 15 năm tù giam về tội lạm dụng trẻ em và hiện bị xét xử về cáo buộc cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, chủ yếu khi họ được gây mê. Sự việc diễn ra từ năm 1989-2014 và có 256 nạn nhân dưới 15 tuổi, trong đó nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 1 tuổi. Bác sĩ này tiếp tục hành nghề dù từng bị kết tội năm 2005 về việc sở hữu những hình ảnh lạm dụng trẻ em và có nhiều lời cảnh báo từ các đồng nghiệp. Bị cáo đối diện mức án thêm 20 năm tù giam nếu bị kết tội. "Tôi đã làm những điều ghê tởm", Đài France 24 dẫn lời bị cáo Le Scouarnec nói với tòa tại Brittany và cho biết mình "hoàn toàn nhận thức được rằng những vết thương này không thể xóa nhòa hay chữa lành được".Bác sĩ phẫu thuật này lần đầu tiên bị kết án vào năm 2020 vì tội lạm dụng 4 trẻ em, bao gồm cả 2 cháu gái của mình.Tuy nhiên, việc ông vẫn tiếp tục hành nghề y cho đến khi nghỉ hưu bất chấp những dấu hiệu cảnh báo sớm đã gây ra sự chỉ trích gay gắt từ các cơ quan quản lý y tế của Pháp, đặc biệt là Hội Bác sĩ, hiện là một bên dân sự trong vụ án."Có bao nhiêu người biết ông ta là một kẻ ấu dâm và cho ông ta hành nghề y? Họ biết nhưng họ không làm gì cả", một nạn nhân nói với AFP. Chỉ đến năm 2017, cảnh sát mới phát hiện nhật ký mô tả chi tiết nhiều thập niên lạm dụng các nạn nhân của bác sĩ này, sau khi một bé gái 6 tuổi cáo buộc ông ta hãm hiếp.Nhiều nạn nhân và các hiệp hội y khoa đã lên án Hội Bác sĩ tại Pháp vì không hành động sau những cảnh báo sớm. Hội Bác sĩ ra thông cáo cam kết đấu tranh chống bạo lực tình dục trong ngành y tế. Vụ việc đã làm dấy lên lời kêu gọi cải cách các quy tắc đạo đức y khoa của Pháp, vốn bị những người chỉ trích cho rằng dễ làm nản lòng các bác sĩ khi báo cáo về tình trạng lạm dụng. Những người lên tiếng có nguy cơ phải chịu hậu quả pháp lý vì vi phạm các quy tắc "anh em" trong nghề.Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài vài tuần và giới quan sát cho rằng phán quyết có thể sẽ tác động sâu rộng đến việc quản lý y khoa của Pháp.
Những tấm lòng vàng 6.4.2022
Ngày 31.12.2024, Huyện ủy Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã có báo cáo về vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.Theo đó, sự việc diễn ra vào khoảng 3 giờ sáng 31.12, khi đang thi công đập ngăn dòng thủy điện Đăk Mi 1 thì xảy ra vụ tai nạn lao động do sập giàn giáo. Ca thi công là ca đêm, thời gian từ 22 giờ đến 7 giờ ngày hôm sau, do ông Nguyễn Viết Thăng, chỉ huy trưởng công trường, phụ trách thi công.Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu 4 - 5 mét và 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.Ngay sau khi xảy ra vụ việc, công ty đưa người lặn xuống tìm các nạn nhân nhưng do nước quá lạnh nên không tìm được. Đến trưa 31.12 thi thể 3 công nhân đã được tìm thấy. Hiện công ty đang phối hợp cùng cơ quan chức năng tìm thêm 2 nạn nhân mất tích. Hiện lực lượng chức năng đang mở đường, đưa máy bơm vào để hút nước dưới hồ.Trong số các nạn nhân có 4 người là công nhân Công ty Dũng Phúc Lộc, địa chỉ tại xã Cát Văn, H.Thanh Chương, Nghệ An. Các nạn nhân trong độ tuổi từ 20 đến 34 tuổi. Các đơn vị liên quan cũng đã có những hỗ trợ ban đầu đến gia đình các nạn nhân, cũng như cho tạm dừng thi công để đảm bảo an toàn.Hiện tại, Huyện ủy Đăk Glei đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức cứu hộ, cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do vụ việc gây ra. Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã có mặt, tiếp cận hiện trường để thực hiện nhiệm vụ.
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
'Sốc' cảnh đoàn người giẫm đạp lên thạch nhũ trong hang mới phát hiện ở Quảng Bình
Sáng 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ. Nhấn mạnh "ấn tượng và xúc động", Tổng Bí thư đánh giá, chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy "sóng to, gió lớn", thậm chí có thời điểm "bão tố" ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới.Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương các thành phố lớn luôn giữ vị trí tốp đầu đóng góp vào tăng trưởng như TP.HCM, Hà Nội và các địa phương mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vào tốp đầu về các chỉ số tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách."Đất nước giàu mạnh thì người dân phải được thụ hưởng thành quả này. Không chỉ có mục tiêu tăng trưởng mà làm sao phải nâng cao đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau", Tổng Bí thư nêu rõ. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - đây là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Do đó, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo Tổng Bí thư, việc tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính ngân sách, quản lý tài nguyên. Tôi mong muốn các lãnh đạo, từng cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức sẽ thấm nhuần tư tưởng trung tâm "kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc". Coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách và là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới.Đồng thời, cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Bỏ tư duy "không quản được thì cấm", đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", tạo không gian mới và động lực phát triển.Tư duy đổi mới cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ quản lý các cấp. Nhanh chóng khắc phục những chồng chéo, bất cập trong hệ thống hiện hành, tạo nền tảng pháp lý ổn định, dễ tuân thủ. Một vấn đề, một nội dung chỉ quy định tại một luật; doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Theo đó, cần ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý cho những mô hình kinh tế mới và thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Theo Tổng Bí thư, khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế.Tổng Bí thư cũng lưu ý ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt theo phương châm "phát triển để ổn định - ổn định để phát triển".Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, theo Tổng Bí thư, cần coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế "xin - cho" và tư duy bao cấp.Cần cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Thực hiện chính sách "khoán tăng trưởng" cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược như 3.000 km đường bộ cao tốc, hơn 1.000 km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ban hành và lộ trình thực thi giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn gồm Hà Nội và TP.HCM.Đặc biệt, Tổng Bí thư cũng đưa ra các câu hỏi gợi mở về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng". "Điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật? Tại sao chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.Theo Tổng Bí thư, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó. Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?"Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân", Tổng Bí thư nhấn mạnh.