LeBron James gần 40 tuổi vẫn 'hot' nhất NBA, người đứng thứ 2 gây bất ngờ
Cụ thể, du khách quốc tế đến Việt Nam từ khu vực châu Á chiếm tỷ trọng 79,6%, châu Âu (11,3%), châu Mỹ (5,7%) và châu Phi (0,3%).Về quy mô thị trường, Hàn Quốc là gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 với 4,5 triệu lượt (chiếm 25,98%); Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 21,26%).Các vị trí tiếp theo trong 10 thị trường hàng đầu có Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Úc, Campuchia và Thái Lan.Đáng chú ý, thị trường tiềm năng Ấn Độ trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, từ 138.000 lượt năm 2022 lên 392.000 lượt năm 2023, và đạt 501.000 lượt năm 2024, tăng 2,6 lần chỉ sau 2 năm và hiện nay xếp ở vị trí thứ 6 các thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam. Cục Du lịch quốc gia Việt nam nhận định, Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất, góp phần đa dạng hóa thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế năm 2024. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 214,4% so với năm 2023, Hàn Quốc (tăng 27,1%), Nhật Bản (tăng 20,7%), Đài Loan (tăng 51,4%).Sự phục hồi của các thị trường nguồn châu Á được dẫn dắt bởi thị trường lớn Hàn Quốc với mức phục hồi 106% so với năm 2019 - trước đại dịch, Đài Loan đạt mức 139%. Tuy nhiên, thị trường truyền thống Trung Quốc mới chỉ phục hồi ở mức 64%, Nhật Bản đạt 75%; Thái Lan và Malaysia cùng 82%.Từ kết quả năm nay, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025.Mẫu nhí trổ tài biểu diễn nghệ thuật và thời trang
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Độc lạ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Theo đó, ông B. là nhân vật trong bài viết: "26 tết mà cha vẫn chưa về nhà": Gia đình khóc nghẹn tìm khắp TP.HCM, đăng trên Báo Thanh Niên trước thềm Tết Nguyên đán 2025.Sáng nay 31.1 (nhằm ngày mùng 3 tết) chị P.T (34 tuổi, ngụ TP.HCM) là con dâu của ông B. xác nhận gia đình vừa tìm thấy ông B. ở Tiền Giang và xác nhận ông đã qua đời thời điểm vừa mất liên lạc không lâu."Thi thể của cha được mọi người vớt lên ở Tiền Giang. Gia đình mình cũng đã xác nhận đó là ba. Ba đã mất và mất vào cùng ngày rời nhà 21.1.2025. Hiện gia đình chúng tôi đang làm thủ tục để nhận xác cha về cũng như lo hậu sự", cô con dâu đau đớn thông báo. Chị T. cho biết đây là nỗi đau quá lớn của gia đình vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Chị cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ trong suốt thời điểm khó khăn vừa qua.Trước tết, chị T. và gia đình cầu cứu mạng xã hội khi sáng ngày 21.1, ông B. rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ thời điểm đó.Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam. Anh T.P.T. (35 tuổi) là con của ông B. sau khoảng thời gian tìm kiếm cha cũng sốc khi nghe tin dữ.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 24.1 sân bay Tân Sơn Nhất đông người về quê ăn tết. Nhiều người xếp hàng chờ đến lượt làm thủ tục check – in, ai nấy đều mang theo nhiều hành lý về quê trong kỳ nghỉ kéo dài nhiều ngày. Mọi người ngước nhìn lên bảng điện tử để theo dõi tình trạng chuyến bay của mình Họ hy vọng mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chuyến bay không bị hoãn để sớm về với gia đình. Nhân viên an ninh sân bay túc trực thường xuyên để giám sát và hướng dẫn người dân di chuyển đúng vị trí, tránh tình trạng ùn ứ.Chị Nguyễn Thị Hoài Thu (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) có chuyến bay về Vinh lúc 14 giờ 30 ngày 24.1 (25 tháng chạp). 9 giờ sáng cùng ngày, chị bắt taxi từ H.Trảng Bom (Đồng Nai) và có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ. Chị sợ kẹt xe, đông người nên phải đi từ sớm cho chủ động, vừa làm thủ tục vừa hy vọng chuyến bay không bị hoãn. Cô gái có hành lý về quê rất gọn nhẹ, chỉ có chiếc balo đựng vài đồ cá nhân nhỏ."Vợ chồng tôi làm việc ở dưới Đồng Nai nhưng nay chỉ có một mình tôi ra sân bay về quê. Lý do là vì vé máy bay năm nay rất đắt, chồng tôi phải đi xe khách để tiết kiệm chi phí, anh ấy sẽ về sau tôi một ngày. Lúc đầu tôi định đi xe khách về theo chồng nhưng sợ bị say xe nên anh ấy đặt vé máy bay cho tôi. Hành lý của tôi chồng sẽ mang về khi đi xe khách, năm ngoái vì mang hành lý xách tay nặng hơn số kg được phép nên tôi bị phạt 400.000 đồng. Năm nay rút kinh nghiệm, nhờ chồng gửi xe khách mang về, tôi cầm balo gọn nhẹ ra sân bay", chị Thu nói. Chị Lê Thị Khánh Linh (26 tuổi, ở Q.10) có chuyến về sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) lúc 15 giờ. Dù vậy vì lo lắng sợ đông người, kẹt xe hay thủ tục check – in có vướng mắc nên chị đến sân bay từ 10 giờ 30. "Dù đông nhưng tôi thấy việc làm thủ tục diễn ra đơn giản, cứ xếp hàng tới lượt là được. Tôi đọc báo, xem trên mạng xã hội thấy sân bay mấy ngày tết đông người nên chủ động đi sớm. Giờ hy vọng máy bay cất cánh đúng giờ để sớm về ăn tết với ba mẹ. Tôi làm giáo viên mầm non, thu nhập không có bao nhiêu nhưng vé máy bay ngày tết rất đắt. Dù vậy, dịp tết là khoảng thời gian quây quần với gia đình nên cố gắng tích góp mua vé để về. Tôi chưa đặt vé vào lại TP.HCM, đang chờ tháng lương cuối năm rồi mới tính đến", chị Linh nói.
Hãng hàng không Đài Loan mở đường bay thẳng tới Phú Quốc
Ngày 9.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Công Hiền (49 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mức án 13 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, tháng 5.2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.11 thụ lý giải quyết vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy và bắt giữ Từ Văn Cường. Biết Cường bị bắt, anh Lê Hoàng Phước và Nguyễn Thế Dũng (bạn của Cường) tới quán bar 68 ở Q.Tân Phú tìm gặp Hiền (chủ quán bar) để nhờ can thiệp, giúp Cường được thả về.Mặc dù không có khả năng, nhưng Hiền nói với Phước là can thiệp được với giá 800 triệu đồng, sau 7 ngày Cường sẽ được thả.Sau khi đưa tiền, không thấy Cường được về, Phước và Dũng liên hệ với Hiền nhiều lần, nhưng Hiền đưa ra nhiều lý do chưa thực hiện được và tiếp tục đề nghị chờ thêm. Đến tháng 7.2022, Hiền yêu cầu Phước đưa thêm số tiền 200 triệu đồng nhưng Phước không đồng ý và nói khi nào Cường được thả về thì sẽ đưa. Sau đó, anh Phước tiếp tục liên hệ thì Hiền tắt điện thoại, tránh mặt nên đã tố cáo Hiền ra công an.Tháng 2.2023, Công an TP.HCM khởi tố Hiền nhưng Hiền không có mặt tại địa phương nên bị truy nã; đến cuối năm 2023, Hiền bị bắt theo lệnh truy nã.Tại tòa, Hiền khai do kinh doanh thua lỗ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Còn phía bị hại cho biết muốn nhận lại 800 triệu đồng tiền đã đưa cho Hiền. Tuy nhiên, tòa cho rằng, hành vi của bị hại có dấu hiệu vi phạm pháp luật; dù không bị xử lý hình sự nhưng phải tịch thu số tiền trên, sung vào công quỹ Nhà nước.Đối với Lê Công Hiền, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến tài sản của người khác nên cần xử lý nghiêm.