Bamboo Airways chính thức đóng đường bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo duy nhất
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".Người dân hoang mang vì đột ngột khan hiếm vắc xin dại
Cuối tháng 2, nhiều người dùng điện thoại iPhone cho biết sau khi cập nhật ứng dụng Messenger trên nền tảng iOS lên phiên bản mới nhất, phần mềm nhắn tin thuộc Meta đã chuyển màu sắc của biểu tượng tin nhắn trên logo từ tím sang bong bóng màu xanh, đặt trên nền trắng. Trước đó khoảng 1 tuần, thay đổi này cũng diễn ra trên hệ điều hành Android. Như vậy, hiện tại logo Mesenger trên cả hai nền tảng di động phổ biến nhất đều đã đồng bộ về nhận diện.Biểu tượng ứng dụng mới trở về sử dụng 2 tông màu xanh dương - trắng giống với các logo trước đó, trừ giai đoạn 2020 đến đầu năm 2025 khi phần mềm này sử dụng màu tím theo phong cách pha trộn màu: một dải sắc tím, hồng và cam kết hợp, chuyển đổi mượt mà tạo ra tông, sắc khác nhau, không dùng màu duy nhất. Thời điểm đó, Meta cho biết sự thay đổi nhằm đồng bộ sản phẩm với Instagram - một ứng dụng khác cũng thuộc sở hữu của "ông lớn công nghệ" này.Trong lần thay đổi mới đây, Meta vẫn chưa đưa ra công bố chính thức nào. Mọi lý do hiện tại đều từ suy đoán của người dùng, trong đó có thể kể đến sự trùng hợp trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Meta đã có một số động thái đáng kể, nghiêng theo quan điểm cứng rắn của vị tổng thống, ví dụ trong vấn đề giới tính.Bên cạnh đó, còn có những ý kiến cho rằng việc quay lại logo xanh - trắng truyền thống bắt nguồn từ việc Meta nhận thấy người dùng có sự gắn kết mạnh mẽ với thiết kế ban đầu, coi đó là biểu tượng của sự đơn giản và dễ nhận biết; hay việc hãng điều chỉnh chiến lược thương hiệu, tập trung vào phân biệt rõ ràng giữa ứng dụng, dịch vụ khác nhau thay vì tích hợp như thời gian qua...Sau gần 5 năm sử dụng logo Messenger màu tím phong cách trộn sắc trên nền trắng, người dùng đã quen khi phần mềm này nổi bật trong danh mục các ứng dụng nhắn tin của họ nên việc đổi về tông xanh - trắng đã khiến không ít chủ tài khoản nhầm lẫn và lúng túng trong việc tìm chương trình từ danh sách trên máy.Chị Việt Nga (Hà Nội) cho biết sau khi cập nhật, chị vẫn chưa thể quen với thay đổi của Messenger nên mỗi lần sử dụng dịch vụ nhắn tin này đều tốn thời gian để tìm và xác định trong danh mục ở điện thoại. "Đến khổ, chưa quen lại với xanh trắng, nên từ sáng đến giờ mỗi lần vào Messenger lại phải tìm", người dùng này tâm sự khi các phần mềm liên lạc hay dùng như Messenger, Facebook, Zalo, Telegram trên máy mình đều có tông màu tương tự nhau khiến chị không ít lần nhấn chọn nhầm dịch vụ muốn sử dụng.Nhiều người dùng điện thoại khác cũng cho biết họ mất chút thời gian lưỡng lự để phân biệt giữa các ứng dụng sau khi có sự thay đổi trên. "Facebook, Zalo, Telegram, Messenger, LinkedIn giờ đây nhìn lướt qua đều na ná giống nhau", một người dùng nói.Kể từ khi tách khỏi ứng dụng chính vào năm 2011, giao diện của Messenger đã có nhiều biến đổi rõ rệt. Ban đầu, biểu tượng chỉ là một bong bóng thoại màu xanh cùng tia sét trắng, thể hiện khả năng liên lạc tức thì và trực tiếp. Suốt các bản cập nhật năm 2013 và 2018, thiết kế này chỉ được tinh chỉnh chút ít, với nét bo tròn và phong cách gần gũi hơn, nhưng vẫn duy trì gam xanh đặc trưng của Facebook.Bước ngoặt xảy đến vào tháng 10.2020, khi Meta công bố logo hoàn toàn mới với những mảng màu phối (gradient) gồm tím, hồng và cam, lấy ý tưởng từ gam màu của Instagram. Sự chuyển đổi không chỉ mang ý nghĩa thẩm mỹ, mà còn cho thấy chủ trương hợp nhất Messenger với Instagram Direct Messages, hướng đến tương tác xuyên nền tảng.
Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên
Vào lúc này, cục diện của bảng B đang tương đối rõ ràng, khi đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đang dẫn đầu với 6 điểm, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa xếp nhì bảng với 4 điểm. Đội Trường ĐH Văn Hiến có 1 điểm xếp thứ 3 và Trường ĐH Bách Khoa xếp thứ 4 do chưa có điểm nào sau 2 trận đầu tiên.Quy chế của giải sẽ lấy ở 3 bảng, mỗi bảng 2 đội bóng xếp nhất, nhì và chọn ra 2 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất. Do vậy, về mặt lý thuyết thì cả 4 đội ở bảng B đều vẫn còn cơ hội.Đội Trường ĐH Văn Hiến đã hòa đội trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa 0-0 ở lượt đấu đầu tiên, đồng nghĩa nếu thắng cách biệt trước Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) vào chiều nay, đồng thời Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa bại trận trước Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thì ngôi nhì bảng sẽ thuộc về đại diện khu vực TP.HCM.Điều này sẽ là động lực mạnh mẽ để thầy trò HLV Hoàng Hải Dương nỗ lực dốc hết sức để kiếm trọn 3 điểm, đồng thời đặt kỳ vọng vào đội nhất bảng Trường ĐH TDTT Đà Nẵng sẽ có chiến thắng.Trong khi đó, cơ hội đi tiếp Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) dù rất hẹp nhưng vẫn còn ở cuộc đua tranh 1 trong 2 "vé vớt" dành cho 2 đội đoạt xếp hạng 3 có thành tích tốt nhất.Thêm vào đó, thầy trò HLV Nguyễn Văn Tuấn rất muốn có 1 chiến thắng để tri ân sự ủng hộ rất lớn của nhà trường cũng như hội cựu sinh viên Bách Khoa đã.Do vậy, dù cơ hội đi tiếp rất nhỏ nhoi thì đội bóng Trường ĐH Bách Khoa vẫn sẽ dốc hết sức mình tìm kiếm những điểm số đầu tiên, để kể cả khi không thể đi tiếp cũng có thể ngẩng cao đầu rời giải. Nhưng tất nhiên, chiến thắng sẽ vẫn là mục tiêu tối thượng.
Hơn 20 tay súng Mỹ đã mất tích trong lúc tham gia chiến sự trên các tiền tuyến ở Ukraine, với số trường hợp tử vong tăng mạnh trong vòng 6 tháng qua, theo kết quả điều tra do Đài CNN thực hiện.Trong số này, xác của ít nhất 5 tay súng tình nguyện gia nhập quân đội Ukraine đã không thể thu hồi từ trận địa. Hai trường hợp khác vào cuối tuần trước đã được đưa về lãnh thổ Ukraine từ khu vực Nga hiện kiểm soát sau thời gian đàm phán dài hơi.Thân nhân của những người Mỹ mất tích trong lúc cầm súng ở Ukraine đau buồn vì không thể chôn cất con mình, cũng như không thể chính thức tuyên bố người thân tử trận.Giao tranh diễn ra ác liệt và kéo dài trên khắp tiền tuyến miền đông của Ukraine đồng nghĩa với việc không ít xác lính của cả hai phe vẫn nằm lại trên chiến trường.Theo những người sống sót và thân nhân của các tay súng Mỹ tử trận, hai tình nguyện viên người Mỹ đã thiệt mạng trong một vụ giao tranh bên ngoài thành phố Pokrovsk ở miền đông Ukraine vào tháng 9 năm ngoái. Xác của họ chưa được thu hồi.Việc hồi hương công dân Mỹ đã chết ở Ukraine là quá trình phức tạp, theo bà Lauren Guillaume, một người Mỹ sống ở Kyiv và đang làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận RT Weatherman. Bà Guillaume cùng với đồng nghiệp người Ukraine là Iryna Khoroshayeva thường xuyên đi khắp các nhà xác để tìm kiếm tung tích các tay súng Mỹ chết trận.Việc xác nhận danh tính được thực hiện thông qua các phương pháp nhận diện hình ảnh và kiểm tra ADN.Các quan chức Ukraine cho biết nhiệm vụ xác nhận danh tính người chết là phức tạp hơn cả đối với các thi thể được phía Nga trả lại.Ông Artur Dobroserdov, Cao ủy về người mất tích thuộc Bộ Nội vụ Ukraine, cho biết sau mỗi lần trao trả xác quân nhân với phía Nga, đội ngũ của ông có thể nhận được một túi chứa đến 10 phần thi thể thuộc những người khác nhau.Ông Dobroserdov cũng xác nhận đã có hơn 20 người Mỹ mất tích trong chiến sự.
Cách Jennifer Lopez 'lôi kéo' khán giả đến với 'This Is Me… Now'
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.