VinFast hỗ trợ thu mua tất cả các dòng xe xăng, đổi sang xe điện
Tháng 5.2009, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn (Hoang Tuan Hospital Company Limited) ra đời với cơ sở đầu tiên là Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn tại số 33 Nguyễn Hùng Phước, P.1, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Trung tâm khiêm tốn với 4 bác sĩ, 8 điều dưỡng, kỹ thuật viên, mang theo khát vọng lớn lao về một dịch vụ y tế chất lượng ngay tại quê hương.Năm 2013, trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn chuyển đến cơ sở mới khang trang hơn tại số 80A Lê Hồng Phong - 27/6 Trần Hưng Đạo, P.3, TP.Sóc Trăng.Cột mốc đáng nhớ tiếp theo là ngày 9.8.2015, trung tâm chính thức trở thành Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn với quy mô 60 giường, được Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt. Đây là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Sóc Trăng, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển y tế của tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là về xã hội hóa y tế.Chỉ riêng năm 2023, Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn đã tiếp nhận hơn 700.000 lượt khám ngoại trú, hơn 10.000 lượt điều trị nội trú, thực hiện hơn 1.500 ca phẫu thuật và chào đón hơn 500 em bé ra đời.Kỹ sư Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn, từng chia sẻ, tâm nguyện ban đầu của ông và vợ là bác sĩ Nguyễn Kỷ Đoan Nghi, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn chỉ đơn giản là mở một cơ sở y tế tư nhân phục vụ bà con. Với triết lý "Làm thế nào để mọi người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ y tế tốt mà chi phí hợp lý nhất" và với slogan "Được phục vụ quý khách là danh dự của chúng tôi!", hệ thống y tế Hoàng Tuấn đã dần hình thành.Từ một trung tâm y khoa với 4 bác sĩ và 8 điều dưỡng, kỹ thuật viên, đến nay, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn đã phát triển thành hệ thống 6 cơ sở y tế gồm: Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn tiếp nhận 1.600 - 1.800 lượt khám ngoại trú mỗi ngày; Trung tâm an dưỡng Hoàng Tuấn, mô hình tiên tiến hợp tác cùng 2 bệnh viện của Hàn Quốc trong chuyển giao kỹ thuật y khoa, nghiên cứu và điều trị; Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn Vĩnh Châu mang dịch vụ y tế đến vùng ven biển xa xôi tỉnh Sóc Trăng; Phòng khám đa khoa y dược cổ truyền Hoàng Tuấn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền cho người dân nói chung và bà con an dưỡng tại Trung tâm an dưỡng Hoàng Tuấn nói riêng; Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp Hoàng Tuấn chuyên khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp.Tháng 2.2025, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn Hậu Giang tại TP.Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang để đánh dấu bước phát triển của hệ thống khi tiếp tục mở rộng địa bàn.Đặc biệt, dự án Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn - Ngã Năm (TX.Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) với quy mô gấp đôi bệnh viện hiện tại, tọa lạc tại vị trí giao thoa giữa 3 tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, sẽ chính thức khởi công vào tháng 4.2025 và dự kiến đưa vào hoạt động quý 1/2027.Gần 16 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn đã ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh y tế của tỉnh Sóc Trăng. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm huyết, hệ thống y tế trực thuộc công ty đã trở thành những địa chỉ khám, điều trị tin cậy, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và mang đến sự an tâm cho người dân.Nét mới tuyệt vời của Mourinho
Sáng 19.3, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình" đã tổ chức trao giải cho các cá nhân tập thể tham gia cuộc thi và đón nhận quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Cuộc thi với chủ đề "Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" do Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Tỉnh đoàn Thái Bình là đơn vị thường trực tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.2030 - 3.2.2025). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên internet, chia thành 3 đợt, gồm 8 tuần thi. Nội dung thi bao gồm: tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Thái Bình; tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; những thành tựu của Thái Bình sau 135 năm xây dựng, phát triển và 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Sau 8 tuần thi, với gần 2,5 triệu lượt thi, cuộc thi hiện giữ kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Theo ban tổ chức, cuộc thi không chỉ thu hút cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh, mà còn lan tỏa đến người dân cả nước, kiều bào Việt Nam tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi thu hút trên 1.000 lượt người con Thái Bình, các du học sinh ở Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) tham gia.Cuộc thi đã xét, chọn 30 cá nhân đạt giải.
Hoàng Duyên, Lâm Phúc 'đối đáp' GREY D cùng 'nhạt-fine'
- Ngày 28.4: Buổi chia sẻ của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long Chia sẻ về 25 tác phẩm lọt vào vòng triển lãm của Noirfotocontest2023; bế mạc triển lãm.
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.
Lâm Đồng: Làm rõ clip 2 nữ sinh đánh nhau, nhiều bạn xung quanh đứng nhìn
Thông tin này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu khi cho ý kiến vào luật Đường sắt (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 43, sáng 10.3.Chủ tịch Quốc hội thông tin, tại kỳ họp bất thường thứ 9 vừa qua, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hướng tới sẽ là dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cùng đó, với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Xây dựng cũng đã tính toán để tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ TP.HCM xuống tới Cà Mau, chứ không chỉ dừng ở Cần Thơ."Trước chỉ tính tới Cần Thơ, giờ phải xuống tới chỗ anh Bình (ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát, quê Cà Mau - phóng viên) để đồng chí Dương Thanh Bình về hưu có thể đi đường sắt từ Cà Mau ra Hà Nội được", Chủ tịch Quốc hội nêu.Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tuyến đường sắt nối từ TP.HCM đi Cần Thơ, dự kiến là dự án độc lập.Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, luật Đường sắt tới nay thi hành được 7 năm, song đường sắt Việt Nam còn chậm phát triển. "Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa có nguồn kinh phí đầu tư hay chỉ chú ý giao thông đường bộ, hàng không còn đường sắt, đường thủy chưa chú ý nhiều", Chủ tịch Quốc hội nêu.Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam hiện nay có từ sau khi đất nước thống nhất (1975), song tới nay đã 50 năm nhưng tốc độ "vẫn y như cách đây 50 năm". Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông dài 12 km làm mất hơn 10 năm, còn tuyến metro số 1 tại TP.HCM dài 20 km nhưng làm mất 17 năm."Chúng ta làm rất chậm mà thay đổi liên tục, Quốc hội phải xem xét thông qua nhiều lần. Có phải tư duy, tầm nhìn chúng ta, rồi tiền nong chúng ta chưa đủ nên cứ chắp vá, chắp vá", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua, Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với tổng số vốn lên tới 3 triệu tỉ đồng và nhiều dự án khác.Do đó, cần thiết kế trong luật các chính sách mạnh mẽ để ngành đường sắt có thể bứt phá, vươn lên. "Luật cũ chưa được kết quả bao nhiêu hết, sửa luật lần này ý đồ thế nào để bứt phá, phát triển đi lên", Chủ tịch Quốc hội nói.Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy định một chương riêng dành cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ, đào tạo công nghệ chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là Trung Quốc, nước đang triển khai đường sắt cao tốc với tốc độ 450 km/giờ. Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học nâng cao năng lực nội địa của ngành đường sắt.Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, bộ này đã tổ chức đi 6 nước sở hữu công nghệ đường sắt dẫn đầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và làm việc với doanh nghiệp trong nước.Hiện nay có 7 liên doanh trong và ngoài nước chuẩn bị tham gia lĩnh vực này. Các cơ chế chính sách về xây dựng đặt ra mục tiêu đến 2035 tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng. Ông cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ như thuê đất...Ông Huy cũng thông tin, hiện nay , Bộ Xây dựng đã làm việc với Trường Hải, Thành Công, VinFast để tham gia phát triển sản phẩm công nghiệp đường sắt.