Tên đường được đặt trong chợ Đông Ba: Người bán mừng còn khách không sợ 'lạc'
Chia sẻ lý do tại sao yêu thích bộ môn lặn tiên cá, chị Trương Mỹ Hằng (30 tuổi), đang làm chuyên gia trang điểm tại TP.Hà Nội, cho biết việc được nhìn ngắm không gian đầy màu sắc khi lặn biển giúp có nhiều cảm hứng hơn lúc trở lại làm việc. Bộ môn này còn giúp chị Hằng thư giãn, hòa mình vào dòng nước để quên đi áp lực công việc. Ngoài ra, chị Hằng cũng muốn truyền cảm hứng khám phá thiên nhiên và trang bị cho con trai biết bơi lội - một kỹ năng sinh tồn quan trọng.Hệ thống Ám khí: 'Thần hộ mệnh' của game thủ Thiên Long Bát Bộ 2 VNG
Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo thuộc huyện biên giới tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170 km. Nơi đó, chỉ thấy rừng cao su bạt ngàn và công việc chính của của ba mẹ tôi là công nhân cạo mủ cao su. Những dòng chảy từ cây mà người ta hay gọi là vàng trắng, đã nuôi tôi khôn lớn như ngày nay. Ba mẹ tôi đi cạo mủ ở nông trường thường sẽ dậy lúc 2 giờ sáng (vì lúc đó có mủ nhiều nhất, ba tôi nói vậy). Tới mùa mủ cao su về nhiều, ba mẹ tôi sẽ dậy sớm hơn. Cuộc sống của những người công nhân cạo mủ cao su thời ấy hầu như không ngủ, rời nhà từ 1 - 2 giờ sáng là bình thường. Tiếng leng keng va chạm của cà mèn, dao cạo và ánh sáng le lói phát ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất giúp ba mẹ chuẩn bị đồ nghề để đi làm việc, in sâu trong ký ức tuổi thơ tôi. Có hôm tôi hỏi sao ba không cắm bình lên cho sáng, dễ chuẩn bị đồ đi làm, ba tôi nói dành bình để dùng lúc buổi tối về thắp và xem tin tức trên tivi. Năm 2008, có thể bạn không tin, xóm nhỏ ở xã khu vực biên giới này vẫn chưa có điện.Xóm tôi cách trung tâm xã 4 km, nhà không xa lắm so với các bạn cùng lớp, nhưng lại nằm cuối xã, giáp với xã khác, cách nhà tôi mấy chục mét xóm khác có điện xài, xóm tôi lúc đó đang dùng bình ắc quy. Có thể mọi người quên bình ắc quy hình dáng như thế nào, nhưng với lứa 9X như chúng tôi và các thế hệ trước thì bình ắc quy tại gia đình cùng quê như kho báu trong nhà. Nhà tôi có hai bình ắc quy, một cái ở nhà trên một cái ở nhà dưới, mỗi bình xài được khoảng hai ngày. Hôm nào xem gần hết bình thì bóng đèn trong nhà chớp nháy như rạp xi nê, chiếc tivi đen trắng cứ nhảy sọc sọc. Lúc đó, kinh nghiệm là phải nhổ dây đen dây đỏ ra cắm lại, đổi qua đổi lại đủ kiểu mới mong muốn còn một chút điện để xem, còn hết thật sự thì coi như hôm đó đi ngủ sớm. Sáng dậy, mẹ chở tôi ra trung tâm xã đèo thêm 2 cái bình để sạc điện. Cả xã chỉ có một chỗ sạc duy nhất, cô Khum (chủ tiệm sạc bình) hay hỏi mẹ tôi lúc nào điện lưới mới vào hả cô? Mẹ chỉ cười vì biết lúc nào đâu mà trả lời. Gửi bình sạc tới chiều, mẹ lại ra lấy. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi học cấp 1 rồi cấp 2 cấp 3. Lớn hơn, tôi tự chở bình ra cho cô Khum sạc. Dần dần, lượng bình sạc tại tiệm cũng ít dần, chủ yếu các bác tài xế xe tải chạy đường dài và tôi cũng nghe nói sẽ không còn sạc bình nữa tại không có lời.Rồi xóm tôi cũng có điện, điện lực thông báo sẽ lắp điện cho xóm tôi, năm đó tôi học lớp 11. Trời ơi, cả xóm tôi vui mừng khôn xiết. Mọi người tranh thủ đi chợ huyện mua bóng đèn, nhà khá giả hơn thì sắm tivi mới luôn, trông ai cũng phấn khởi. Các chú thợ điện vào khoan mấy cái lỗ sâu ơi là sâu, lâu lâu có mấy con nhái nhảy vào sống. Từng cuộn dây cáp tròn cao hơn cả đầu bọn nhóc trong xóm, các trụ điện mới tinh xếp chồng lên nhau, trở thành nơi chúng tôi tụ họp mỗi tối. Còn nhớ, nhà tôi cách trụ điện chỉ 7 mét, các chú thợ điện làm cho nhà tôi sợi dây "bự chảng" cách điện, lắp điện tới nhà nào thì ai cũng chuẩn bị nước, bánh kẹo đãi các chú. Ngoại tôi cười sảng khoái, vừa đi vừa bê ca nước chanh khổng lồ ra tận chỗ ngồi nghỉ của các anh thợ điện giải khát. Xóm tôi vào những hôm đó như ngày hội, tiếp xúc với điện thì mọi người đã từng dùng nhưng trực tiếp trong nhà mình thì đó là cảm xúc khó tả. Lúc hòa vào lưới điện, mẹ tôi bật công tắt, bóng đèn sáng lên thật chói mắt. Nó sáng hơn phải gấp mấy lần đèn bình nhà tôi xài lúc trước. Đêm đó, ba mẹ tôi không ngủ, mẹ bảo háo hức quá ngủ không được, mà tắt đi thì tiếc! Khi viết những dòng này, cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, thật khó tả bằng lời.Tất nhiên, từ hôm đó, mẹ tôi không cần phải chở bình đi sạc nữa. Tôi có đèn học mới tinh và quan trọng là không sợ hết bình vào mỗi tối. Rồi tivi màu, tủ lạnh, máy giặt dần dần xuất hiện trong xóm tôi làm cho cuộc sống văn minh hơn hẳn. Ba mẹ tôi hết lọ mọ đêm khuya, những ánh đèn rọi vào cây cao su thêm sáng hơn, công việc cạo mủ cũng nhanh hơn, ánh sáng làm tránh những động vật nguy hiểm về đêm.Lúc đó, tôi nghe được là nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền lắp đặt điện cho xóm, khoảng vài triệu một hộ. Giờ đời sống của người dân khá giả hơn trước nên thấy số tiền nhỏ, nhưng ngày đó là một số tiền rất lớn cho các gia đình trong xóm. Nhờ có điện cuộc sống thay đổi, mọi người tiếp cận được thông tin báo đài, văn hóa giải trí cao hơn trước. Tất cả là bước ngoặt trong cuộc sống vậy, đâu đó, cảm nhận như cuộc sống của những người dân quê mùa, chất phát, hiền hòa trong xóm được lật sang trang mới.Sau này, lúc tôi vào đại học, một ngày cuối tuần, mẹ gọi lên bảo giờ xóm mình có cả dây mạng, truyền hình cáp quang… không thiếu thứ gì.Mỗi lần về thăm quê vào những kỳ nghỉ, thỉnh thoảng bước đi trên con đường xóm nhỏ, tôi bất giác nhìn những gốc cột điện năm xưa, vẫn nét chữ ấy không phai mờ, ký ức ùa về hình ảnh những người bạn thơ ấu ngồi hát nghêu ngao trên những hàng cột điện chờ cắm xuống đất. Những đêm trăng, những cột điện chưa kịp trồng đó như những chiếc ghế đá công viên mà nhiều người ra ngồi hóng mát... chờ điện về. Nay tôi vẫn còn giữ cục sứ cách điện (bị vỡ thế là chú thợ điện cho tôi luôn) như là kỷ niệm đẹp về tuổi thơ khó khăn nhưng đẹp đẽ của mình.Viết những dòng này, tôi muốn gửi lời tri ân đến ngành điện, các chú thợ điện miền Nam ngày ấy, đồng thời chia sẻ những hoài niệm đẹp đến những người thân, các cô chú trong xóm nhỏ ngày ấy.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn
Thực hiện học bạ số cho lớp 1 toàn TP.HCM
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Gole 56 tuổi, người Úc là gương mặt từng trải khi sự nghiệp golf kéo dài hơn 4 thập kỷ, còn Bảo Châu 12 tuổi của Việt Nam chỉ mới bắt đầu hành trình. Sự hiện diện của Gole với danh hiệu "cao tuổi nhất" cùng Bảo Châu với danh hiệu "trẻ nhất" trong danh sách 95 VĐV thi tài ở Hoiana Shores Golf Club do Robert Trent Jones thiết kế, từ ngày 6-9.3, được xem là niềm cảm hứng cho cộng đồng Golf trẻ và lão tướng trong khu vực.Dù không được kỳ vọng lên ngôi vô địch WAAP Championship 2025 trong cuộc đấu gậy qua 72 hố với phần thưởng là suất đấu tại 3 giải major nữ chuyên nghiệp danh giá, bản thân việc góp mặt của Gole và Bảo Châu đã được xem là thành tựu."Tôi rất hồi hộp khi góp mặt bên cạnh các VĐV tuổi trẻ tài cao như thế này. Bản thân tôi chẳng có gì để chứng tỏ nhưng tôi không vì điều đó mà quay lưng với cơ hội này", Gole chia sẻ trước thềm WAAP Championship 2025. Thực tế là Gole từng du đấu chuyên nghiệp, năm ngoái thi đấu áp đảo trong làng golf nữ lão tướng khi vô địch cả Women's Senior Amateur do R&A chủ trì và US Senior Women's Amateur do Hiệp hội Golf Mỹ tổ chức. Và như thế, Gole là người Úc đầu tiên ghi được chiến tích ấy. Cũng trong năm ngoái, Gole ghi tên vào tốp 100 bảng golf nghiệp dư thế giới (WAGR) và chiếm ngôi đầu nhánh nữ lão tướng thế giới.Khi còn chơi chuyên nghiệp, Gole thi đấu ở Úc, Nhật Bản, châu Âu trong đó đăng quang tại Danish Open thuộc Ladies European Tour 1996. Nhưng không lâu sau đó, Gole gác gậy để bắt đầu xây dựng gia đình. Khi hai con đều lên 20 tuổi, Gole mới trở lại với golf, ở diện nghiệp dư rồi sớm chiến thắng nhiều giải lão tướng khắp Úc cũng như châu Á.Gole mới bắt đầu chơi golf lúc 12 tuổi. Cũng ở tuổi đó, Bảo Châu đã có thể tự hào rằng mình hơn tiền bối người Úc đến 5 năm khi xét về thâm niên bước vào golf. Hồi năm 2020, trong mùa dịch Covid-19, Bảo Châu được làm quen với môn này, cùng bố và anh tập đánh bóng trong vườn hoa trước nhà. Rồi Bảo Châu sớm bộc lộ tài năng, đến năm 2024 có hai chiến thắng và 5 lần lọt vào tốp 10 chung cuộc các giải được tính điểm trên WAGR tại Việt Nam, bên cạnh vị trí thứ 20 giải Malaysian Women's Amateur Open.Bảo Châu đang đứng thứ 710 thế giới, cao thứ 3 trong nhóm 6 đại diện Việt Nam thi đấu tại WAAP Championship tuần này. Bảo Châu tự nhận xét mình mạnh nhất ở khâu phát bóng, bình quân 220 yard. Bảo Châu thừa nhận bản thân cần cải thiện "short game" và khía cạnh này sẽ phải ở mức sắc sảo nhất để có thể vượt qua cắt loại. Tài năng trẻ này tin mục tiêu đó sẽ đạt được nếu có thể qua cả hai vòng đầu đều ở mức 75 gậy. Với Gole cũng như Bảo Châu, Hoiana Shores Golf Club (Quảng Nam) là thử thách thú vị. "Sân này thật ngoạn mục và nhiều thử thách nhất là khi trời nổi gió", Bảo Châu nhận xét sau khi trải qua vài vòng đánh thử trước WAAP Championship 2025. Ngược lại, tuần này, Gole mới lần đầu đến. "Sân có nhiều điều kỳ thú trong đó có nhiều chỗ khiến tôi ngỡ mình đang chơi golf ở Ireland", Gole nói.
Khách Hồi giáo thích thú trải nghiệm không gian văn hóa Yên Tử
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.