Bất an mùi hôi, nước thải từ nhà máy chế biến cao su
Theo đó các hạng mục của dự án Tân An Huy được khởi công lần này gồm: hệ thống đường giao thông, hệ thống cống thoát nước, cây xanh, hệ thống chiếu sáng và bờ kè. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành sau 36 tháng, tức vào ngày 6.2.2028.Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Tân An Huy cho biết, dự án đã xây dựng được khoảng 30% khối lượng công việc nhưng sau đó phải dừng lại khi Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tân An Huy mất vào năm 2017. Cùng với việc Thanh tra TP.HCM chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án như nợ thuế 216 tỉ đồng, 14 căn nhà đã xây dựng không phép sai quy hoạch, dự án đền bù chưa xong, chưa hoàn thiện hạ tầng... dự án dở dang và bất động suốt nhiều năm qua. "Hiện doanh nghiệp đã có phương án tốt, đảm bảo đủ khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện và hoàn thành dự án, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng đúng quy định của pháp luật. UBND huyện Nhà Bè cũng đã có văn bản báo cáo Thanh tra TP.HCM xem xét trình UBND TP.HCM cho chúng tôi tiếp tục thực hiện dự án. Công ty cam kết sẽ hoàn thành dự án nhà ở này trong thời hạn 36 tháng, khắc phục hoàn toàn những sai phạm, triển khai dự án đúng quy định của pháp luật nếu UBND TP.HCM cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại", ông Hải khẳng định và mong muốn, chính quyền TP sẽ tạo điều kiện để ban lãnh đạo mới hoàn thiện dự án. Có mặt tại buổi khởi công sáng nay có không ít khách hàng, những người đã mua nền đất và đóng đủ tiền cho chủ đầu tư từ rất lâu, trong đó có hàng trăm người đã được giao nền nhưng nhiều năm qua không thể xây dựng nhà. Vì vậy, việc chủ đầu tư khởi công hạng mục hạ tầng dự án đã mở ra hy vọng hồi sinh dự án, trả lại quyền lợi chính đáng cho người mua đất. Nhiều khách hàng cho biết, họ mừng "phát khóc" khi thấy dự án khởi công trở lại sau hàng thập kỷ dở dang, gây thiệt hại lớn cho người mua. Việc dự án Tân An Huy khởi công trở lại trong những ngày đầu xuân cũng là tin mừng mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi đến các hội viên của hiệp hội. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, dự án Tân An Huy đã bị "đứng hình" 20 năm qua do năng lực yếu kém của chủ đầu tư trước đây nên cả khách hàng và người dân có đất trong khu vực dự án đều bị thiệt hại, không được an cư lạc nghiệp. Nay, Công ty Tân An Huy đã có ban lãnh đạo mới có năng lực và tâm huyết, đồng thời nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP.HCM giao Thanh tra Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường và các đơn vị liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án được khởi công trở lại là tin mừng cho khách hàng và người sử dụng đất trong dự án. HoREA kỳ vọng chủ đầu tư gặp gỡ đối thoại chân thành với người sử dụng đất trong khu vực dự án và khách hàng theo nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm hài hòa lợi ích của khách hàng, người sử dụng đất, chủ đầu tư và lợi ích công cộng để tái khởi động lại dự án thành công.Hai món Quảng Bình có gì đặc sắc để thành món ‘tiêu biểu Việt Nam’?
Ngày 7.1, Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Báo điện tử Tiền Phong. Chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 9.1.2005, đúng Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo điện tử Tiền Phong (thuộc Báo Tiền Phong, cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Đến nay, Báo điện tử Tiền Phong là một trong những tờ báo điện tử uy tín, là một trong 10 tờ báo điện tử có lượng bạn đọc nhiều nhất Việt Nam.Nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao của Báo điện tử Tiền Phong được trao giải cao tại các giải báo chí danh giá, như: Giải Búa Liềm Vàng, Giải Báo chí quốc gia, Giải báo chí Diên Hồng, Giải Báo chí toàn quốc viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi…Nhân dịp kỷ niệm 20 năm, Báo điện tử Tiền Phong vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi, xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy chúc mừng 20 năm Ngày Báo điện tử Tiền Phong ra mắt bạn đọc - dấu mốc quan trọng của Báo Tiền Phong - cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và diễn đàn của tuổi trẻ cả nước.Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy đánh giá, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo Tiền Phong nói chung và Báo điện tử Tiền Phong nói riêng đã luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới".Anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh: "Báo điện tử Tiền Phong với 20 năm hình thành và phát triển - một chặng đường đáng tự hào trong hành trình tiếp nối truyền thống vẻ vang hơn 71 năm của Báo Tiền Phong. Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần nhiệt huyết, không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo, đội ngũ làm báo Báo điện tử Tiền Phong sẽ tiếp tục giữ vững vị thế tiên phong, tạo ra nhiều đột phá, nâng tầm và khẳng định vị thế là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn mới".Để khởi đầu cho sự phát triển đột phá của Báo điện tử Tiền Phong, Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã chọn dấu mốc kỷ niệm 20 năm để ra mắt giao diện mới, hứa hẹn bùng nổ trong kỷ nguyên số.
Sau ca mổ 2,5 giờ, nữ bệnh nhân Campuchia hết cơn đau khớp gối 10 năm
ManpowerGroup (đơn vị cung ứng giải pháp nhân sự) mới đây đã công bố Báo cáo Thiếu hụt nhân tài 2025 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo báo cáo, có tới 77% nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài có kỹ năng phù hợp, tăng mạnh so với mức 45% vào năm 2014 và vượt mức trung bình toàn cầu là 74%. Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng khiến các doanh nghiệp lo ngại.Báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát 10.095 nhà tuyển dụng trong khu vực. Kết quả cho thấy các kỹ năng chuyên môn khó tìm nhất ở người lao động hiện nay là công nghệ thông tin và dữ liệu, kỹ thuật, marketing và bán hàng.Trước đó, ManpowerGroup cũng khảo sát xu hướng tuyển dụng tại khu vực và dự báo rằng trong quý 1.2025, các doanh nghiệp sẽ duy trì mức tuyển dụng ổn định.Những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất bao gồm tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và khoa học đời sống.Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc thương hiệu Manpower, ManpowerGroup Việt Nam, nhận định tại Việt Nam, tình trạng thiếu hụt lao động, đặc biệt trong ngắn hạn, thể hiện rõ nhất ở các ngành sản xuất, chế biến và chế tạo.Tại TP.HCM - thị trường lao động lớn nhất nước với quy mô hơn 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, thống kê cho thấy nhu cầu lao động phổ thông trong tháng 1.2025 vẫn đang ở mức cao. Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1, có 8.652 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người) được đăng tải trên cổng thông tin của đơn vị. Trong số đó, lao động phổ thông chiếm tới 56,97%, tiếp theo là các ngành thực phẩm - đồ uống (16,44%) và da giày - may mặc (10,81%).Về trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,31%. Tiếp theo là lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 3 tháng (14,48%), sơ cấp nghề từ 3 - 12 tháng (7,88%), trung cấp (19,59%), cao đẳng (8,48%) và đại học (12,25%).Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu nhân lực ước tính dao động từ 50.400 đến 55.500 vị trí việc làm, trong đó tập trung chủ yếu vào các khu vực như thương mại - dịch vụ (67,57%), công nghiệp - xây dựng (31,92%), nông lâm thủy sản (0,51%).Đối với các ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu tuyển dụng chiếm 17,18%, trong đó cơ khí chiếm 6,12%, hóa dược chiếm 5,96%, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 2,84% và sản xuất hàng điện tử chiếm 2,26%.Các ngành, nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sau tết có thể kể đến là may mặc, da giày, kinh doanh thương mại, hành chính - văn phòng - biên tập và phiên dịch, cơ khí - tự động hóa, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kế toán - kiểm toán, marketing... Trong đó, nhu cầu tuyển chủ yếu tập trung ở nhóm lao động từ 27 - 35 tuổi (48,77%), dưới 26 tuổi (28,77%).Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, sau tết là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng nhằm bù đắp lực lượng lao động đã nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. So với năm 2024, nhu cầu lao động sau Tết năm 2025 tăng nhẹ, khoảng 7%.Trong tháng 1, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tiếp nhận 5.463 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 4.351 hồ sơ (tương ứng giảm 44%) so với cùng kỳ năm 2024 (9.814 hồ sơ).
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.
Phản diện 'Nữ hoàng nước mắt' Park Sung Hoon bị ghét vì diễn quá tốt
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án khai thác và bán trái phép quặng đất hiếm sang Trung Quốc.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố 27 bị can ở 6 tội danh. Trong đó, ông Bùi Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Công ty CP Tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương), bị đề nghị truy tố 3 tội: vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường.Kết luận điều tra cáo buộc Công ty Thái Dương đã khai thác, bán trái phép hơn 10.292 tấn quặng đất hiếm hàm lượng TREO 18 - 20%, trị giá 403 tỉ đồng và 280.846 tấn quặng sắt, trị giá 333 tỉ đồng tại mỏ Yên Phú (Yên Bái), qua đó hưởng lợi bất chính 736 tỉ đồng.Theo kết luận, một trong số khách hàng mua đất hiếm của Công ty Thái Dương là ông Lưu Đức Hoa (người Trung Quốc).Ông Hoa kinh doanh tự do, từng thuê đất, mở xưởng chế biến tinh quặng đất hiếm tại Hải Phòng và chỉ đạo sản xuất, trộn tinh quặng đất hiếm để xuất khẩu sang Trung Quốc.Ông Hoa đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm hàm lượng 14 - 17% (chưa được chế biến sâu) của ông Huấn. Sau đó, ông Huấn chỉ đạo bị can Nguyễn Thanh Đoàn (Phó giám đốc Công ty CP Thương Bình Trường Sơn; bị đề nghị truy tố về tội buôn lậu) vận chuyển số hàng này từ mỏ Yên Phú về các xưởng, thuê công nhân tinh chế lên hàm lượng từ 20 - 30%.Do nguồn gốc quặng của ông Huấn không hợp pháp và hàm lượng 30% chưa đủ điều kiện xuất khẩu nên ông Hoa chỉ đạo nhân viên pha trộn thêm các hóa chất và phụ gia tạo thành hỗn hợp chất màu trắng đục.Đất hiếm sau đó được đóng gói trong các bao bì có sẵn nhãn hiệu "Bảo Khang Rice, Chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng. NET WEIGHT: 50kg" nhằm ngụy trang, che giấu quặng đất hiếm. Đồng thời, thuê Khâu Vỹ Bung, Giám đốc Công ty GUANGZHOU (trụ sở tại Trung Quốc), làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là "Hỗn hợp chất Oxalate" nhưng thực chất là đất hiếm, từ Việt Nam sang Trung Quốc để hợp thức.Khâu Vỹ Bung sau đó liên hệ và thuê Trần Đức, Giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics (bị đề nghị truy tố tội buôn lâu), làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng "Hỗn hợp chất Oxalate" theo yêu cầu của Lưu Đức Hoa.Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, do hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên ông Đức sử dụng pháp nhân công ty của mình để khai báo đất hiếm là chủ hàng, lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc cho hàng hóa mở tờ khai xuất khẩu. Việc này vi phạm quy định của luật Hải quan.Với thủ đoạn nêu trên, từ ngày 5.5 - 2.9.2023, ông Đức đã mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ (TP.Hải Phòng) để xuất khẩu mặt hàng là "Hỗn hợp chất Oxalate" tổng khối lượng 200,78 tấn, trị giá 501.950 USD.Thực tế, số hàng hóa trên là đất hiếm đã được ông Lưu Đức Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép. Tính theo đơn giá quặng đất hiếm hàm lượng TREO 14-20%, cảnh sát cáo buộc Hoa buôn lậu 200,78 tấn với trị giá 341.326 USD (tương đương hơn 7,8 tỉ đồng).Ông Hoa xuất cảnh về Trung Quốc ngày 24.9.2023 nên C03 đã gửi văn bản sang Cục Đối ngoại (Bộ Công an), đề nghị phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc xác minh lý lịch, quá trình chấp hành pháp luật nhưng không có kết quả. Ngày 14.12.2024, cảnh sát ra quyết định truy nã trong nước và đề nghị truy nã quốc tế với ông Lưu Đức Hoa về tội buôn lậu.Ngoài ông Hoa, C03 cũng xác định ông Lưu Vũ (Liu Yu, 52 tuổi, quốc tịch Trung Quốc; bị đề nghị truy tố tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có) đã mua 1.953 tấn đất hiếm với tổng giá trị hơn 70 tỉ đồng của ông Đoàn Văn Huấn và đã thanh toán gần 60 tỉ đồng, còn nợ 10,9 tỉ đồng, dù biết rõ quặng đất hiếm đang mua bán là vi phạm pháp luật.