Vietnam Airlines mở lại đường bay Liên Khương - Đà Nẵng sau nhiều tháng tạm dừng
Lễ dâng hương các chiến sĩ biệt động được tổ chức trang trọng tại căn nhà số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám, P.13, Q.10, TP.HCM. Ngôi nhà này trước đây là gara xe phục vụ hậu cần - kỹ thuật cho lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Hằng năm, vào ngày mùng 6 tết, gia đình các thế hệ biệt động Sài Gòn - Gia Định cùng về đây làm lễ giỗ, dâng hương, dâng hoa, tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định đã hy sinh trong các trận đánh vào những cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn năm 1968. Đó là các mục tiêu như đại sứ quán, bộ tư lệnh hải quân, bộ tổng tham mưu, tổng nha cảnh sát, biệt khu thủ đô, khám Chí Hòa, đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất…Tại buổi lễ, ông Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cho biết, lực lượng biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đặc biệt là trong chiến dịch Mậu Thân 1968 đã anh dũng chiến đấu và hy sinh, đến nay vẫn còn một số chiến sĩ chưa tìm được hài cốt. Lễ giỗ chung cho các anh hùng liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn ghi nhớ những cống hiến to lớn của các chiến sĩ đã hy sinh cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đồng thời, nhắc nhở các thế hệ trẻ không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, ra sức cống hiến để xây dựng và phát triển đất nước.Cũng trong sáng cùng ngày, tại Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM (TP.Thủ Đức), Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức lễ khởi công xây dựng bia tưởng niệm liệt sĩ biệt động Sài Gòn - Gia Định. Đây là hoạt động nhằm giúp các thế hệ trẻ gìn giữ các di tích của lực lượng biệt động, phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác chính sách, phát huy giá trị lịch sử của lực lượng biệt động, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống, lịch sử bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta.Bí quyết 'săn' học bổng của học sinh trường... tỉnh
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Tạo quỹ đất sạch bán cho doanh nghiệp
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.
Ngày 19.3, Âm dương lộ chính thức nhập cuộc đường đua phim điện ảnh năm 2025 với sự góp mặt của dàn diễn viên thực lực như nghệ sĩ Minh Hoàng, Hạnh Thúy, Ngân Quỳnh, Bạch Công Khanh, Tuấn Dũng, Lan Thy… Phim do Hoàng Tuấn Cường (phim Nhà Không Bán và Vong Nhi) làm đạo diễn, dự kiến khởi chiếu vào ngày 28.3.Theo đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, quá trình phát triển kịch bản cho dự án đưa nghề lái xe cứu thương lên màn ảnh rộng là đề tài khó và nhạy cảm. Tuy nhiên, quan điểm của anh là luôn muốn đưa vào bộ phim những câu chuyện thật nhất có thể. Anh nói: "Tôi chọn đề tài xe cứu thương vì nó mang nhiều yếu tố tâm linh. Câu chuyện trong phim đều được chắt lọc từ nghề lái xe cứu thương mà ê-kíp có nghiên cứu, tham khảo từ chính những người đang làm nghề này ngoài đời. Đặc biệt, bộ phim mang hơi hướng tâm linh nhiều hơn nên trong khả năng của mình tôi muốn nó phải được truyền tải thật nhất có thể".
Nhiều YouTuber cắt ghép ảnh, làm clip tang lễ Phi Nhung câu view phản cảm
Làm khách trên sân Vinh của SLNA, CLB Công an Hà Nội (CAHN) được đánh giá nhỉnh hơn. Trong 4 lần đụng độ trực tiếp gần nhất, CLB CAHN bất bại, thắng đến 3 trận. Ngoài đội hình chất lượng, sở hữu nhiều ngôi sao có phong độ cao, tinh thần của đội bóng do HLV Polking dẫn dắt lúc này đang rất hưng phấn khi vừa cắt được mạch bất bại của CLB Thể Công Viettel. Bất lợi duy nhất mà CLB CAHN phải chịu trước trận đấu này là những cầu thủ quan trọng trong đội hình như thủ môn Nguyễn Filip và Hugo Gomes bị treo giò vì nhận đủ 3 thẻ vàng. Bên kia chiến tuyến, CLB SLNA đang có phong độ không tốt khi thua 2 trong 3 trận đấu gần nhất. Những thất bại trước CLB Hà Nội và Bình Dương khiến đội bóng của HLV Như Thuật gặp khó trong cuộc chiến trụ hạng. Trước việc CLB Đà Nẵng đang dần chơi tốt hơn, SLNA cần tích lũy tối đa điểm số từ nay đến cuối mùa mới có thể hy vọng trụ lại V-League. Do đó, mỗi trận đấu của SLNA ở V-League 2024 - 2025 lúc này không khác gì một trận chung kết.Bị đánh giá thấp hơn, CLB SLNA chủ động chọn lối đá phòng ngự phản công, lùi sâu đội hình kể từ đầu trận. Đội bóng của HLV Phan Như Thuật chơi chậm, chỉ cầm bóng khoảng 40%. Dù vậy, xét về số cơ hội, CLB SLNA mới là đội sở hữu nhiều pha bóng nguy hiểm hơn trong nửa đầu hiệp 1.Phút 16, CLB SLNA dàn xếp đẹp mắt ở cánh phải và bóng được đưa đến vị trí của Văn Lương trong vòng cấm của CLB CAHN. Sau một nhịp giữ bóng, Văn Lương loại bỏ hậu vệ đội khách rồi tung ra cú đá căng. Đáng tiếc, trong ngày chơi thay vị trí của Nguyễn Filip, thủ thành Sỹ Huy phản xạ xuất sắc, ngăn cản cơ hội của đội chủ nhà. Đến phút 24, người gác đền của CLB CAHN tiếp tục từ chối cơ hội ghi bàn của CLB SLNA khi chọn vị trí và ôm gọn cú đá của Kuku.Ở chiều ngược lại, CLB CAHN tỏ ra thiếu gắn kết ở mặt trận tấn công. Các học trò của HLV Polking cầm bóng nhiều hơn nhưng gặp khó trong việc tiếp cận vòng cấm của CLB SLNA. Trong khoảng 20 phút đầu, đội bóng ngành công an không thể tạo ra cơ hội nguy hiểm nào. Dù vậy, kể từ phút 30, CLB CAHN bắt đầu đẩy cao tốc độ trận đấu và những cơ hội ăn bàn đến nhiều hơn. Sau một vài cơ hội bị bỏ lỡ, CLB CAHN tìm được bàn mở tỷ số ở phút 39. Xuất phát từ pha treo bóng khó chịu từ Artur, Văn Thanh băng vào đệm bóng ở khoảng cách gần. Dù Văn Thanh không thể chạm được chân vào bóng nhưng tình huống di chuyển của anh khiến thủ Văn Việt bất ngờ và bóng đi thẳng vào lưới. Nhận bàn thua, CLB SLNA chơi đầy nỗ lực ở những phút cuối hiệp 1. Đội trưởng Olaha dù chưa bình phục hẳn chấn thương vẫn thi đấu cố gắng và gây ra nhiều khó khăn cho hàng thủ CLB CAHN. Trong khi đó, Kuku cũng di chuyển rộng, tích cực xâm nhập vòng cấm của đối thủ. Ở phút cuối cùng của hiệp 1, Kuku có tình huống di chuyển và đánh đầu chính xác, cân bằng tỷ số 1-1 cho CLB SLNA.Khoảng 10 phút cuối, CLB CAHN đẩy cao đội hình, liên tục “bắn phá” khung thành của SLNA. Theo thống kê của Sofascore, CLB CAHN sút đến 8 lần trong hiệp 2 (gấp đôi SLNA). Dù vậy, các chân sút của đội khách đều tỏ ra vô duyên và tỷ số 1-1 được giữ đến hết trận. Hòa thất vọng 1-1 với CLB SLNA, CLB CAHN có 21 điểm sau 15 trận, tiếp tục đứng vị trí thứ 6. Trong khi đó, CLB SLNA có 13 điểm, đứng vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn