Lên đỉnh núi Ngọc Linh thăm 'Quốc bảo Việt Nam'
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".Đối tác thêm gắn kết
Chiều 15.1, TAND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xét xử vụ án Hạc Thành Tower. Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị cáo buộc là người chịu trách nhiệm trong việc quyết định giá giao đất của Công ty TNHH MTV Sông Mã trong quá trình thực hiện cổ phần hóa; ký Quyết định số 4562/QĐ-UBND ngày 23.12.2013 về phê duyệt tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước của Công ty CP Sông Mã (tên sau cổ phần hóa) là 21 triệu đồng/m2 trái pháp luật, ký quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm Công ty TNHH MTV Sông Mã chính thức chuyển thành công ty cổ phần, xác định giá trị thực tế doanh nghiệp không bao gồm giá trị khu đất số 3 Phan Chu Trinh tại thời điểm giao đất, gây thiệt hại cho nhà nước.Tại phần xét hỏi chiều nay, trình bày trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Nguyễn Đình Xứng khẳng định ông không hề biết việc xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower năm 2013 mức 21 triệu đồng/m2 là sai.Bị cáo Nguyễn Đình Xứng lý giải, thời điểm năm 2013 ông mới được bổ nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khi đang làm Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa, nên không được tiếp cận hồ sơ vụ việc giao đất, xác định giá đất của dự án Hạc Thành Tower từ đầu, vì dự án có từ năm 2009. Do đó, bị cáo Xứng không đồng tình khi cáo trạng xác định ông "biết sai nhưng vẫn làm"."Tôi không đồng tình khi cáo trạng nói tôi biết sai nhưng vẫn làm, thời điểm đó tôi không biết là sai, cái này nó liên quan đến đạo đức. Tôi làm phó chủ tịch tỉnh thì được phân công theo dõi giá cả, nhưng hồ sơ từ đầu không được tiếp cận. Khi xem hồ sơ trình, các cơ quan tham mưu chỉ nói rằng năm 2009 hội đồng đã phê duyệt, nên không cần xem lại giá đất nữa", bị cáo Xứng nói.Bị cáo Xứng cũng khẳng định trước tòa rằng ông không vụ lợi, không có quan hệ tình cảm với những lãnh đạo của doanh nghiệp được giao đất."Tôi và các anh ở đây không có động cơ gì cả. Động cơ vụ lợi không có, động cơ tình cảm tôi cũng không có. Anh Hướng (bị cáo Đinh Xuân Hướng - PV), anh Sơn (bị cáo Nguyễn Mạnh Sơn - PV) thì sau này tôi mới biết chứ lúc đó không hề quen biết. Tôi nhận trách nhiệm mình cũng thiếu hiểu biết, nên đề nghị HĐXX chỉ xem xét tôi hành vi thiếu trách nhiệm thì tôi chấp nhận", bị cáo Xứng nói.Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Nguyễn Đình Xứng về việc ký quyết định về xác định giá đất và các văn bản liên quan đến dự án Hạc Thành Tower ông có biết phải căn cứ theo quy định nào không?Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Đình Xứng nói: "Tôi cũng không nắm được, vì công việc nhiều, chỉ thấy năm 2009 đã phê duyệt rồi, đã yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền rồi, nên không có yêu cầu giải trình thêm vấn đề gì về giá đất".
Manulife chi trả 8.623 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm năm 2023, tăng 25% so với 2022
Ngày 20.4, giá xăng dầu tăng nhẹ, giá dầu Brent tăng 18 cent, tương đương 0,21%, lên 87,29 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5 tăng 41 cent, tương đương 0,5%, lên 83,14 USD/thùng. Hợp đồng này giao tháng 6 cũng chỉ nhích 12 cent lên 82,22 USD/thùng.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định Phạm Quang Ái đã công bố nghị quyết của HĐND về sắp xếp tổ chức bộ máy; công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT, bổ nhiệm ông Mai Văn Quyết làm giám đốc sở và 6 phó giám đốc. Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT, bổ nhiệm ông Trần Văn Hưng làm giám đốc và 6 phó giám đốc.Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT, bổ nhiệm ông Vũ Trọng Quế làm giám đốc và 3 phó giám đốc.Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, bổ nhiệm ông Phạm Quang Ái làm giám đốc và 5 phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT, bổ nhiệm ông Phạm Văn Sơn, làm giám đốc và 9 phó giám đốc.UBND tỉnh Nam Định duy trì 7 cơ quan chuyên môn (có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bên trong), gồm: Sở VH-TT-DL, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Công thương, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.Cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã điều động ông Vũ Chính Tâm, Phó trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nam Định, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lưu Văn Tuyển, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Trịnh Xuân Lộc, Phó giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Phó giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị nhấn mạnh, các sở phải triển khai ngay các thủ tục về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; rà soát các nhiệm vụ, công việc và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động từ ngày 1.3 tới, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để trống về địa bàn, lĩnh vực.Ngoài ra, các đơn vị tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ của T.Ư và của tỉnh theo quy định.
Liverpool sẵn sàng đối đầu với Arsenal giành chữ ký của Manuel Locatelli
Những bài học tưởng chừng chỉ có cấp tiểu học, nhưng học sinh lớn nhất trong lớp cũng vừa bước qua tuổi 33. Không lương, không thưởng, không đồng nghiệp, chỉ có sự cần mẫn và yêu học sinh là thứ mà giữ "bà giáo" hằng ngày đến với lớp học tình thương. Bằng tất cả sự thấu cảm của mình, "bà giáo" đã mở ra cuộc đời mới cho nhiều học sinh "đặc biệt" trong lớp học đặc biệt của mình.