Vườn hồng trĩu quả đẹp mắt bên sườn đồi trong mùa đông Tây Bắc
Những ngày cận tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng pháo hoa của người dân tăng cao. Tận dụng thời điểm này, nhiều người dân tranh thủ bán những giàn pháo hoa đã mua trước đó kiếm lãi.Theo đó, thị trường pháo hoa Z121 trên chợ mạng cũng rất hút khách. Pháo như giàn phun viên nhấp nháy 25 ống, niêm yết 330.000 đồng/giàn, hiện được rao bán phổ biến với mức giá 400.000 - 500.000 đồng/giàn. Ngoài giàn phun viên nhấp nháy, các sản phẩm khác như giàn phun viên đặc biệt 25 ống cũng tăng mạnh từ mức 350.000 đồng/giàn lên tới 480.000 đồng/giàn.Nhiều người dân hy vọng đến ngày 29 tết, giá pháo hoa còn tăng mạnh. Tuy nhiên, việc cá nhân bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất trong dịp tết Nguyên đán lại vi phạm quy định của pháp luật.Theo Bộ Công an, chỉ có các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đáp ứng đủ điều kiện tại Nghị định 137 mới được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng.Căn cứ theo Nghị định 137 về quản lý, sử dụng pháo, tại khoản 1 điều 5 nêu rõ các hành vi nghiêm cấm, trong đó bao gồm: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất pháo nổ; mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu pháo nổ; tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. Trừ các trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định. Đồng thời, các điều kiện phải đảm bảo khi kinh doanh pháo hoa được quy định tại khoản 2 điều 14 Nghị định số 137: chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa, đồng thời phải được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy. Đối với người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. Đặc biệt, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.Căn cứ các quy định trên, Bộ Công an khẳng định, người dân là cá nhân thì không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng; chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa đồng thời phải đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên. Cá nhân có hành vi bán pháo hoa trái phép vào dịp tết Nguyên đán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 - 5 triệu đồng; bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc bán pháo hoa trái phép quy định tại khoản 2 điều 11 Nghị định số 144 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.Nhà trường và doanh nghiệp nên chung tay để sinh viên ‘bớt khó’
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của "cò đất" với nội dung tìm kiếm nguồn đất ở khu vực xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) để bán cho khách hàng vì giá đang ở mức cao.Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc tuyến đường liên huyện (đoạn qua xã Ea Drơng), hàng chục chiếc ô tô của các "cò đất" tập trung, đậu kín đường. Khung cảnh "nhộn nhịp" khiến cho nhiều người dân "tiếc nuối" vì không có đất bán trong lúc giá được đẩy lên cao nhiều lần. Tại các khu vực đất mặt tiền, nhiều tờ quảng cáo bán đất được "cò đất" dán lên thân cây, vẽ thông tin bán đất dưới mặt đường. Đặc biệt, có nhiều khu vực, những tờ quảng cáo rao bán đất phải "chen chúc" trên thân cây…Bà H.L. (trú tại thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết những ngày qua, "cò đất" tập trung về khu vực này rất đông đảo. Ban ngày, các quán cà phê dường như chật kín người, xe ô tô của giới bất động sản. "Đa số đất mặt tiền ở khu vực tôi sinh sống đã được dân bất động sản mua hết. Nhà tôi có khoảng 3.500 m2 đất nhưng vẫn đang đắn đo chưa bán vì tình hình giá đất còn lên nhanh. Có người ngỏ lời giá 120 triệu đồng/mét ngang nhưng tôi vẫn chưa bán. Chẳng biết thật hay giả...", bà L. cho hay.Ngắt ngang của trò chuyện của chúng tôi và bà L., một người đàn ông địa phương tiếp lời: "Giá đất bây giờ đã lên đến 180 triệu đồng/mét ngang. Tối đến, các "cò đất" sẽ tiếp tục đi mua đất, đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá đất ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao". Di chuyển dọc tuyến đường "sốt đất", chúng tôi hỏi một "cò đất" về nguyên nhân giá đất tăng cao đột biến, người này trả lời: "Sắp tới, khu vực này mở khu công nghiệp nên có nhiều tiềm năng về bất động sản. Hiện, tôi đang có khoảng 20 mảnh đất ở khu vực này. Dự kiến giá sẽ tăng lên theo từng ngày. Hiện tại đã gần 200 triệu đồng/mét ngang".Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết từ ngày 1.3 đến nay, địa phương có rất nhiều "cò đất" đến thu mua đất của người dân xung quanh khu vực trung tâm xã. Hiện tại, giới bất động sản đang bán đất "ảo", không đúng thực trạng. Ông Trường cho biết thêm, năm 2020 là đợt "sốt đất" lần 1 ở địa phương. Thời điểm này, có nhiều trường hợp người dân bị "cò đất" lấy sổ đỏ rồi biệt tích… Hiện nay, tại khu vực "sốt đất", đa số là đất của giới bất động sản bị tồn đọng trong đợt 1. Ông Trường cho biết thêm, UBND H.Cư M'gar đã chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo quán triệt đối với cán bộ công chức, địa chính không được môi giới bất động sản. "Hầu như, đất của người dân ở địa phương đã được mua hết từ đợt 1. Bây giờ, các "cò đất" chỉ mua bán qua lại, đẩy giá "ảo" trong giới bất động sản. Ở đợt "sốt đất" lần 2, chính quyền địa phương đã và đang theo dõi nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, để người dân không bị kẻ xấu trục lợi, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh "tiền mất tật mang"...", ông Trường nói.
Quận nào ở TP.HCM có thể đón mưa trái mùa vào chiều tối nay?
Ngày 24.2.2025, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến kiểm tra tại Trường THCS Phan Chu Trinh, Trường THPT Phạm Hồng Thái và làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện Thông tư 29, quy định về dạy thêm, học thêm.Tại buổi làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội báo cáo, ngay sau khi Thông tư 29 có hiệu lực, các trường học trên địa bàn thành phố đã tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh.Các nhà trường cũng đã có giải pháp bồi dưỡng các nhóm học sinh, đặc biệt là ôn tập cho học sinh cuối cấp trước kỳ thi chuyển cấp và thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện không thu kinh phí từ phụ huynh học sinh. Hiện Hà Nội đã có lộ trình để hỗ trợ kinh phí cho các trường học.Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục TP.Hà Nội trong triển khai Thông tư 29.Thứ trưởng đề nghị các cấp quản lý cùng quán triệt quan điểm “5 không” đó là: không “đánh trống bỏ dùi”, không thỏa hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm.
Đây không phải là những kẻ nhu nhược và không thể đứng dậy trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau đó. Anh ta chỉ giải phóng bản thân khỏi những oán giận, phán xét và kiêu ngạo trước đây, để có mối quan hệ chân thật với mọi người.
Cha mẹ qua đời bao lâu thì các con mất quyền chia tài sản thừa kế?
Theo đó, những hộ dân bị giải tỏa bởi dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được bố trí tái định cư ở khu tái định cư rộng hơn 49 ha thuộc P.Phước Tân (TP.Biên Hòa, Đồng Nai).Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai cho biết, khu tái định cư này có gần 1.100 lô đất, hiện đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, phê duyệt hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Khu tái định cư dự kiến khởi công xây dựng hạ tầng trong tháng 6.2025. Đến quý 1/2026 cơ bản hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để bàn giao nền đất cho người dân xây nhà.Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 54 km. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 34,2 km, đi qua TP.Biên Hòa và H.Long Thành (gồm 11 xã, phường). Tổng diện tích thu hồi gần 290 ha của trên 3.400 hộ dân và nhiều tổ chức. Trong đó hơn 2.400 hộ cần bố trí tái định cư.Vào tháng 6.2023, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công, dự kiến đưa vào khai thác vào năm 2026, rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai và TP.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu, nâng cao năng lực vận tải và tăng khả năng kết nối giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ.Hiện tại, đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải thảm nhựa, nhưng đoạn qua Đồng Nai thì vẫn còn ngổn ngang, thiếu mặt bằng để thi công. Bên cạnh đó việc thiếu đất đắp nền, đá cũng khiến tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm trễ.