'Biển người' ở TP.HCM cầm... lá cây đi mua món ngon, không xài tiền mặt
Có tên hệ thống Phát sóng-Giám sát Phụ thuộc Tự động (ADS-B), công nghệ phát đi tín hiệu về vị trí, độ cao và tốc độ của trực thăng Black Hawk, từ đó cho phép các nhân viên đài kiểm soát không lưu theo dõi chi tiết về chuyển động của máy bay.Thượng nghị sĩ Ted Cruz là thành viên đảng Cộng hòa của Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông Thượng viện Mỹ. Ủy ban này đã được cung cấp thông tin mới nhất về cuộc điều tra thảm kịch hàng không ở vùng thủ đô Washington (Mỹ) vừa qua. Phía cung cấp thông tin là Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) của nước này.Trả lời một số báo đài Mỹ như USA Today, The New York Times hôm nay 7.2 (giờ Việt Nam), ông Cruz bày tỏ quan ngại về việc hệ thống ADS-B trên trực thăng bị tắt.ADS-B cho phép phía kiểm soát không lưu có thêm số liệu tham chiếu bên cạnh radar, vốn có thể xảy ra việc chậm phát dữ liệu trong vòng vài giây, và vì thế mang đến một tầng bảo vệ khác cho trực thăng."Đó là chuyến bay huấn luyện, do vậy không hề có nguyên nhân nào bắt buộc phải tắt ADS-B trên trực thăng", ông Cruz cho biết sau cuộc họp với NTSB và FAA.Hệ thống ADS-B còn có cả màn hình cho phi công thấy được vị trí của các máy bay khác trên bầu trời hoặc trên đường băng.Chiếc trực thăng gặp nạn trong lúc thực hiện sứ mệnh huấn luyện thường lệ. Dữ liệu cho thấy Black Hawk từ Wichita (bang Kansas) có lẽ đã ở vị trí cao hơn độ cao tối đa cho hành trình này, vốn chỉ dừng ở mức 61 m.Tính đến thời điểm hiện tại, giới hữu trách đã hoàn tất việc trục vớt mọi bộ phận quan trọng của trực thăng và máy bay hành khách của Hãng American Airlines từ sông Potomac. Các nhà điều tra hy vọng sẽ biết thêm chi tiết về thảm kịch hàng không sau khi tiếp cận được xác trực thăng.Lãi suất tiết kiệm tăng, phập phồng lo lãi vay
Lưu thông máu kém khiến máu không thể cung cấp đủ ô xy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng lưu thông máu kém thường xuất hiện đầu tiên ở các chi vì đây là những vị trí xa tim nhất , theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, trên 40 tuổi và ít vận động là những nhóm có nguy cơ bị vấn đề về lưu thông máu cao nhất. Những dấu hiệu thường gặp khi bị lưu thông máu kém là cảm giác đau, tê, ngứa ran hoặc lạnh ở những phận bị ảnh hưởng, chẳng hạn như bàn tay, ngón tay hay bàn chân, ngón chân.Ngoài ra, lưu thông máu còn gây ra các vấn đề như cơ yếu, dễ bị đau nhức khi đi bộ. Người bệnh cũng sẽ gặp tình trạng da xanh xao, nhợt nhạt, có cảm giác như bị kim châm, đau ngực, sưng phù ở một số vị trí và phình tĩnh mạch.Lưu thông máu kém khiến một số bộ phận cơ thể không nhận đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, gây khó tập trung hoặc không thể hoàn thành tốt các hoạt động hằng ngày.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lưu thông máu kém. Nhóm có nguy cơ cao bị giảm hay tắc nghẽn lưu thông máu là những người tiền sử gia đình có người bị xơ vữa động mạch, hút thuốc hay đang mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, giãn tĩnh mạch, béo phì.Trong đó, hút thuốc là yếu tố nguy cơ lớn với sức khỏe. Các hóa chất độc hại trong thuốc lá gây tổn hại mạch máu, làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Huyết áp cao làm tăng áp lực tác động lên thành mạch máu. Qua thời gian, mạch máu sẽ bị tổn thương, xơ cứng và tăng khả năng hình thành cục máu đông và mảng xơ vữa động mạch.Để cải thiện lưu thông máu, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và duy trì cân nặng hợp lý. Chế độ ăn hằng ngày cần giảm đường, muối và chất béo có hại, tăng cường rau củ, trái cây. Quản lý căng thẳng cũng rất quan trọng. Căng thẳng làm tim đập nhanh, gây co mạch máu và tăng huyết áp tạm thời. Đây đều là những yếu tố gây tác động xấu đến lưu thông máu, theo Healthline.
Nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng mua đứt doanh nghiệp Việt có đơn hàng đi Mỹ, EU
Mục tiêu của ngân hàng là tái định vị và nâng tầm thương hiệu LPBank trong giai đoạn phát triển mới, hướng tới phục vụ khách hàng tốt hơn và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
- Giá bán chưa cạnh tranh
Có thêm địa chỉ bán rất nhiều cây giống với giá chỉ 1.000 đồng
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.