'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 14: Duyên và Giang sẽ trở thành tình địch?
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Cureus cho thấy khoảng 40% chấn thương khi chạy bộ xảy ra ở bàn chân. Bàn chân chịu rất nhiều áp lực ở mỗi bước chạy do đó cũng dễ bị tổn thương hơn, theo chuyên trang sức khỏe Verywellfit (Mỹ).Những nguyên nhân thường gặp gây chấn thương chân gồm:Tập luyện chăm chỉ, cải thiện tốc độ và khoảng cách chạy sẽ giúp nâng cao sức bền, độ dẻo dai của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ép cơ thể tập luyện quá sức sẽ dẫn đến chấn thương như nứt gãy xương, viêm cân gan chân hay viêm gân.Các chấn thương này dễ xảy ra khi tập luyện quá nhiều, tăng cường độ tập đột ngột, không nghỉ ngơi và phục hồi đủ. Triệu chứng của các chấn thương này là đau, sưng, gây khó khăn khi bước đi. Tùy theo mức độ chấn thương mà các triệu chứng sẽ nhẹ hay nặng.Để giảm nguy cơ chấn thương, người tập không nên tăng cường độ chạy lên một cách đột ngột. Họ cũng cần ăn uống đủ chất, dành thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục hợp lý. Trong 1 tuần tập luyện thì nên có ít nhất 1 ngày nghỉ.Mang giày không phù hợp với bàn chân là một trong những nguyên nhân chính gây chấn thương khi chạy bộ. Các chuyên gia cho biết giày không phù hợp kích cỡ bàn chân, không nâng đỡ vòm bàn chân đúng cách không chỉ gây ra các vết phồng, trầy xước, tổn thương móng chân, mà còn dễ dẫn đến chấn thương phức tạp hơn ở bàn chân và đầu gối.Các chuyên gia cảnh báo những người mang các loại giày thiếu nâng đỡ vòm bàn chân sẽ dễ bị viêm cân gan chân, đau ống chân, mắt cá chân và xương bàn chân. Nếu người tập thường xuyên bị đau chân khi chạy bộ thì cần chú ý xem loại giày họ đang mang có phù hợp với địa hình, chẳng hạn trên đường nhựa, đường mòn hay đường chạy trong sân bóng.Đau chân là tình trạng phổ biến ở người chạy bộ. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ bị đau chân là phải ngừng chạy bộ. Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng thì người tập hoàn toàn có thể duy trì việc tập luyện, chỉ cần giảm cường độ tập. Điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân gây đau chân để kịp thời điều chỉnh, theo Verywellfit.Nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới nhận tội liên quan rửa tiền
Nhóm máu O có tỷ lệ vô sinh cao nhất, tiếp theo là nhóm máu A và B, trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là nhóm máu AB.
Quảng Ngãi lên kế hoạch đón công dân về quê
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Hình ảnh về người dân giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) cùng nhau gói bánh chưng đón tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Hình ảnh người dân cùng đến nhà thờ quây quần gói bánh, từ người già đến người trẻ mỗi người đều có vai trò nhất định trong công việc chung đầy ý nghĩa này. Người rửa lá, người chuẩn bị nhân, người gói bánh... tuy vất vả nhưng ngập tràn tiếng cười. Được biết, đây là năm đầu tiên người dân ở giáo xứ Thánh Phanxicô Xavie thực hiện hoạt động ý nghĩa này.
Quyền Linh, Hòa Minzy khóc nghẹn trước hai chị em mồ côi ăn rau luộc khi đói
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.