Những tấm lòng vàng 29.4.2023
Ông Miyaba chuyên gia đến từ Trung tâm R&D Nhật Bản nhấn mạnh AUX đã tiến hành hàng trăm khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nhằm phân tích nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí. "Dựa trên những nghiên cứu này, chúng tôi ra mắt dòng sản phẩm điều hòa không khí C-Series - thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam với các tiêu chí: hiệu suất cao, vận hành êm ái, độ bền vượt trội, thoải mái, bảo vệ sức khỏe và dễ dàng lắp đặt, bảo trì", ông cho hay.Bên cạnh đó, ông cũng giới thiệu những cải tiến đột phá của AUX như công nghệ Golden Fin, với lớp phủ chống ăn mòn hai mặt trên dàn trao đổi nhiệt, giúp bảo vệ dàn nóng trước tác động khắc nghiệt của ánh nắng mặt trời, tăng đáng kể khả năng chống ăn mòn. Ngoài ra, máy lạnh AUX cũng nâng cấp hệ thống điều khiển, tối ưu hóa tính năng chống nước, chống côn trùng, chống bụi, từ đó gia tăng đáng kể tuổi thọ sản phẩm.Dịp này AUX sẽ triển khai chính sách "1 đổi 1 trong 365 ngày". Theo đó, trong năm 2025, người dùng mua sản phẩm điều hòa AUX đủ điều kiện sẽ được đổi mới miễn phí nếu sản phẩm gặp sự cố chất lượng do lỗi linh kiện hoặc kỹ thuật từ nhà sản xuất. Đại diện AUX nhấn mạnh: "Thị trường Việt Nam được xác định là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược mở rộng toàn cầu của AUX, nhận được sự quan tâm đặc biệt từ ban lãnh đạo cấp cao của tập đoàn".Được thành lập năm 1986, AUX Group từ xưởng sản xuất nhỏ chỉ vỏn vẹn có 7 nhân viên cùng khoản nợ 70.000 USD đã trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu. Hiện AUX hoạt động trong 5 lĩnh vực chính: điện gia dụng, điện khí, phân phối, năng lượng tái tạo và chăm sóc sức khỏe, với hơn 40.000 nhân sự và doanh thu hàng năm vượt 12 tỉ USD. AUX sở hữu 15 cơ sở sản xuất và 6 trung tâm R&D trên toàn cầu, cung cấp sản phẩm và dịch vụ tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.Nghệ nhân tạo giống mai kiểng bạc tỉ
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Những tấm lòng vàng 4.4.2022
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.
Vết da đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cháy nắng, dị ứng, nổi đề đay hay vẩy nến. Do đó, dấu hiệu này nếu liên quan đến ung thư sẽ dễ bị phớt lờ vì nhiều người không nghĩ đó là vấn đề lớn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, đồng thời tình trạng da đỏ vẫn không khỏi dù đã làm mọi cách thì người bệnh cần sớm đi khám. Tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.Ung thư da có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ra ngoài là vết da đỏ thì đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bị ung thư này thì da không chỉ đỏ mà còn có cảm giác thô ráp khi chạm vào, đôi khi đóng vảy. Nguyên nhân của loại ung thư này thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.Ngoài ra, phản ứng viêm do tế bào ung thư gây ra cũng khiến da đỏ. Chẳng hạn, ung thư xương sẽ gây đau ở vùng có khối u, đồng thời làm da ở vị trí này bị viêm đỏ. Nếu không chú ý đến dấu hiệu đau nhức xương và da đỏ thì khối u xương sẽ ngày càng phát triển lớn hơn. Trong các loại ung thư xương thì u xương là loại phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.Các chuyên gia cảnh báo da biến đổi sang màu đỏ, tím, nâu hay bất kỳ màu nào thì cũng không được chủ quan. Ngay cả các dấu hiệu này không phải là ung thư hay bệnh nghiêm trọng nhưng cũng là lời cảnh báo bất ổn sức khỏe.Trong những trường hợp mà sự thay đổi màu sắc ở một vị trí trên da xuất hiện không rõ nguyên nhân, từ trước giờ chưa bao giờ gặp thì cần đi khám ngay. Người mắc không nên tự trấn an là vết da đổi màu bất thường đó sẽ biến mất. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, theo Healthline (Mỹ).
Quận trung tâm của TP.Đà Nẵng và TP.Uiwang, Hàn Quốc phối hợp đào tạo cán bộ
Vợ chồng anh Vũ Hữu Hùng và chị Phạm Thiên Trang (cùng 34 tuổi), ngụ tại khu đô thị Gamura, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội, đã gây “sốt” với vườn hồng trị giá hơn 200 triệu đồng trên sân thượng. Khu vườn này rộng khoảng 60 m2, thêm các ban công tầm 15 m2 gồm các loại hoa hồng như: Lafont, Tranquility,… khiến hội yêu hoa choáng ngợp.Vườn hồng này vợ chồng anh đầu tư cả hệ thống tưới tiêu, chậu và cây giống đến nay khoảng trên dưới 200 triệu đồng. Các chậu trồng hoa hồng thường có giá từ 500.000 đến 2.000.000 đồng. Thậm chí, có chậu đắt nhất khoảng 5.000.000 đồng. Anh Hùng cho biết vườn hồng này bắt nguồn từ sở thích của vợ mình. “Vợ mình mê hoa từ nhỏ nên đã sưu tầm và chơi rất nhiều loại hoa. Tuy nhiên, tới năm 2020, khi xây xong nhà, mình muốn tạo niềm vui cho vợ nên đầu tư trồng nguyên một vườn hồng ở nhà như hiện tại”, anh Hùng nói. Theo anh Hùng, ở nhà, cả hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc vườn hồng. Hôm nào vợ bận, anh Hùng sẽ tưới và cắt tỉa. “Vườn hồng nhà mình trồng trên cao và diện tích khá hẹp nên việc chăm sóc, di chuyển và bê vác khá phức tạp. Để chăm sóc dễ dàng, mình phải thiết kế hệ thống tưới tiêu thông minh và các giá kê cây cho gọn gàng”, anh Hùng kể tiếp. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của vợ chồng anh là lần đầu bê vác cây lên sân thượng để trồng. Khi ấy, hai vợ chồng cùng các bác làm vườn bê vật dụng từ sáng đến tối mịt mới hoàn tất. “Bê xong hai đứa mỏi nhừ hết tay chân. Nhưng vì chiều lòng bà xã, sáng hôm sau mình vẫn dậy sớm để trồng và sắp xếp cây cho gọn gàng. Khi ngủ dậy, vợ rất bất ngờ và còn cảm ơn mình nữa”, anh Hùng chia sẻ. Anh Hùng cho biết vườn hồng của nhà anh đa số chọn các loại dễ chăm sóc, có hoa thơm và ra nhiều hoa. Trong đó, cũng có một số giống được rất nhiều bạn yêu hoa rất thích như: Lafont, Tranquility, Claude Monet, Molineux, Our Lady, Juliet, Molica, Blue Storm,... “Đây là ước mơ của vợ nên mình cố gắng giúp bà xã hoàn thành. Trước đó, khi còn ở nhà thuê, cô ấy chỉ trồng một vài cây nhỏ ở ban công cho thỏa đam mê thôi. Mỗi lần về quê, vợ cũng mua các loại cây về cho ông bà trồng. Khi có nhà mới, mình mới nói: “Đây là lúc em thực hiện đam mê rồi” và làm vườn hồng trên sân thượng cho vợ thỏa niềm mong ước”, anh Hùng kể. Anh Hùng nói chăm sóc một vườn hồng khá cực nhưng thành quả và niềm vui bạn nhận được thực sự rất xứng đáng. Vì thế, nếu bạn yêu thích hoa hồng, thì hãy bắt tay ngay vào thực hiện nó. “Để có một vườn hồng đẹp, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về các loại giống, cách trồng và chăm sóc thật bài bản. Sau đó, tìm một nhà vườn uy tín với chất lượng giống tốt để đồng hành cùng mình. Chơi hoa hồng cũng là một quá trình, từ mới bắt đầu, cứ học hỏi và rút kinh nghiệm dần thì bạn sẽ sớm gặt hái nhiều... quả ngọt thôi”, anh Hùng bộc bạch.Mỗi ngày, hai vợ chồng anh dành khoảng 1 - 1,5 giờ đồng hồ để chăm sóc vườn cây. Việc này giúp cả hai thư giãn và xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngoài ra, anh Hùng nói rằng vườn cây này còn giúp vợ có không gian riêng cho bản thân.Chị Trang cho biết vườn hồng là nơi giúp gia đình gắn kết và gần gũi hơn. “Khi thì hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc cây cối, lúc thì có các con tưới nước và cắt tỉa giúp bố mẹ. Khi thì cả nhà cùng nhau chụp những bức ảnh bên vườn hồng. Vườn hồng cũng là nơi giúp các con mình gần gũi với thiên nhiên, học cách chăm sóc cây cối và bảo vệ môi trường”, chị Trang chia sẻ.Chị Trang nhớ nhất món quà mà chồng tặng. Khi ấy, khu vườn khá lộn xộn, thấy vợ không vui nhưng lại quá bận rộn để sắp xếp, anh Hùng đã âm thầm thiết kế và nhờ thợ làm một hệ thống giá kê cây, mang đến cho vợ một sự bất ngờ. "Khi về nhà, thấy vườn hoa đã gọn gàng, mình vui lắm. Cám ơn ông xã rất nhiều", chị Trang hào hứng kể lại.Theo anh Hùng, khu vườn hồng trên sân thượng độc đáo này đã ghi dấu tình yêu của hai vợ chồng. Vườn hồng được bắt đầu được trồng sau khi vợ chồng về nhà mới, khi đó bà xã anh Hùng cũng mới sinh em bé. “Đây là căn nhà mặt đất đầu tiên và cũng là vườn hồng sân thượng đầu tiên của hai vợ chồng mình nên rất đặc biệt. Ngoài những giá trị vật chất, vườn hồng giúp gia đình mình có khoảng thời gian thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng, mọi người gắn kết hơn, con cái được gần gũi với thiên nhiên và thêm nhiều trải nghiệm. Chăm sóc vườn hồng mình nhận ra: khi có tình yêu đủ lớn thì hoa sẽ nở. Bất kỳ việc gì, với mối quan hệ nào, mình cứ chân thành, tận tâm và chăm chỉ mỗi ngày sẽ sớm thu được hoa thơm, trái ngọt thôi”, anh Hùng nói.