Nhân vụ 'tiêu hủy tranh', tìm hiểu những bậc thầy tiên phong tranh trừu tượng Đông - Tây
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnGunny PC khởi động Đại Chiến Guild 2022
"Chúng tôi vô cùng đau buồn khi biết tin Roberta Flack qua đời. Bà ra đi thanh thản trong vòng tay gia đình. Roberta đã phá vỡ các ranh giới và kỷ lục. Bà cũng là một nhà giáo dục đáng tự hào", tuyên bố từ người đại diện.Roberta Flack là một trong những ngôi sao âm nhạc hàng đầu của thập niên 1970, với 3 đĩa đơn đạt vị trí số 1 trong vòng 2 năm: The First Time Ever I Saw Your Face, Killing Me Softly with His Song và Feel Like Makin' Love.Vào tháng 11.2022, người phát ngôn của ca sĩ kiêm nhạc sĩ huyền thoại này nói với tờ People rằng Flack được chẩn đoán mắc bệnh ALS vào tháng 8.2022 và đã phải nhập viện để điều trị. Thông cáo báo chí được đưa ra vào thời điểm đó xác nhận căn bệnh này "khiến bà không thể hát và nói khó".Đầu năm 2022, nữ ca sĩ chia sẻ về những kế hoạch lớn mà bà ấp ủ cho tương lai, bất chấp những vấn đề sức khỏe: từng cơn đột quỵ năm 2016 và bị Covid-19 vào tháng 1.2022.Ngày 21.4.2018, Flack được đưa vội ra khỏi Nhà hát Apollo ở New York trong một buổi hòa nhạc từ thiện - nơi bà dự kiến sẽ nhận giải thưởng Thành tựu trọn đời từ Quỹ nhạc Jazz Mỹ - và được đưa đến bệnh viện sau khi ngã bệnh."Bà ấy bị đột quỵ cách đây vài năm. Bà cảm thấy không khỏe, vì vậy tốt nhất là đưa bà đến bệnh viện. Bà vẫn ổn nhưng được giữ lại đó qua đêm để theo dõi", người quản lý của nữ ca sĩ nói với People. Sinh năm 1937 tại Bắc Carolina, Roberta Flack nhận được cây đàn piano đầu tiên từ cha mình sau khi ông mang về từ khỏi bãi phế liệu và tân trang. "Ông ấy đã sơn cây đàn màu xanh lá cây, và nó có mùi rất khó chịu, nhưng tôi đã chơi, luyện tập hàng giờ liền trên cây đàn piano đó. Nó đã mang đến cho tôi đôi cánh âm nhạc mà khi mới 9 tuổi, tôi vô cùng cần đến", bà chia sẻ với People vào năm 2022.Flack tốt nghiệp Đại học Howard năm 19 tuổi và trở thành giáo viên trước khi bắt đầu sự nghiệp ca hát vào những năm 1960. Năm 1969, bà phát hành album đầu tay mang tên First Take nhưng phải đến năm 1972, sau khi tài tử Clint Eastwood chọn ca khúc The First Time Ever I Saw Your Face cho bộ phim Play Misty for Me của ông thì sự nghiệp của bà mới cất cánh. Mặc dù Flack không phải là người đầu tiên biểu diễn và thu âm Killing Me Softly with His Song (Lori Lieberman lần đầu thu âm ca khúc này vào năm 1971), nhưng sau khi Flack phát hành phiên bản của mình vào tháng 1.1973, ca khúc này giữ vị trí số 1 trong 5 tuần. Flack tiếp tục nổi tiếng trong suốt những năm 1970 với đĩa đơn giữ vị trí số 1 Killing Me Softly with His Song và Feel Like Makin' Love.Bà là nghệ sĩ solo đầu tiên và duy nhất giành giải Grammy hạng mục Bản thu âm của năm trong hai năm liên tiếp. Sau khi tạm dừng hoạt động trong 2 năm để điều trị bệnh viêm amidan, Flack đã trở lại với âm nhạc vào năm 1977 với album Blue Lights in the Basement. Vào những năm 1980 và 1990, bà song ca với Peabo Bryson (Tonight I Celebrate My Love) và Maxi Priest (Set the Night to Music). Album gần đây nhất của Roberta Flack là Let It Be Roberta, trong đó bà cover lại những bài hát kinh điển của The Beatles, được phát hành vào năm 2012. Buổi biểu diễn cuối cùng trên sân khấu của bà là lần song ca với Valerie Simpson vào năm 2017 tại Trung tâm Lincoln ở New York. Bà phát hành đĩa đơn Running vào năm 2018. "Âm nhạc vẫn là nguồn sống của tôi. Và lời bài hát 'Running' nói lên vị trí hiện tại của tôi, nỗ lực để tiếp tục theo đuổi âm nhạc", bà nói.Tháng 5.2023, Roberta Flack nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Berklee College of Music.
Vì sao vốn hóa thị trường chứng khoán 'bốc hơi' 11,5 tỉ USD trong phiên cuối tuần?
Thông qua trang cá nhân, Trấn Thành chia sẻ thông tin phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ vừa có thêm kỷ lục mới. Tác phẩm do chồng Hari Won làm đạo diễn tiếp tục nối dài chuỗi thành tích ấn tượng khi trở thành phim Việt có doanh thu trong ngày cao nhất mọi thời đại (41 tỉ đồng). Tính đến hiện tại, phim đã vượt ngưỡng 200 tỉ đồng, liên tục dẫn đầu phòng vé từ khi ra rạp vào mùng 1 Tết Nguyên đán. Đi kèm loạt thành tích “khủng”, Bộ tứ báo thủ cũng đối diện với nhiều ý kiến trái chiều. Liên quan đến vụ việc, Trấn Thành thẳng thắn chia sẻ: “Chuyện khán giả khen hay chê một bộ phim, hợp gu người này, không hợp gu người kia với tôi là chuyện hết sức bình thường. Khán giả bỏ tiền ra mua vé xem phim thì khán giả được toàn quyền nhận xét về dịch vụ họ vừa được cung cấp”. Là một nhà làm phim, Trấn Thành nói anh luôn sẵn sàng đón nhận và lắng nghe mọi ý kiến đóng góp từ khán giả bằng tâm thế “khen cũng nghe và cảm ơn, chê cũng nghe để rút kinh nghiệm”. Tuy nhiên, nam đạo diễn mong mọi người nhận xét bộ phim dưới góc nhìn khách quan và công tâm. Anh bày tỏ: “Thú thật là mấy hôm nay rộ lên một số bài cố tình nhận xét tiêu cực về phim, tôi cũng khá buồn”. Trấn Thành chia sẻ ngay từ đầu, anh định hướng thực hiện Bộ tứ báo thủ theo phong cách trẻ trung, nhẹ nhàng để phù hợp với việc cả gia đình có thể đến xem phim tết một cách thoải mái, ra khỏi rạp không phải nặng đầu suy nghĩ về những điều phức tạp hay xót xa. “Nhưng có lẽ , vì cái “đô” của 3 bộ phim trước làm quý vị quá ấn tượng, nên làm “đô” nhẹ nhẹ thì có quá nhiều phản ứng trái chiều. Tôi cũng không biết phải nói làm sao”, anh chia sẻ quan điểm.Trong bài viết, Trấn thành nhắn nhủ: “Mong quý vị hãy xem bộ phim với tâm lý tận hưởng, thưởng thức 1 bộ phim đáng yêu ngày tết chứ đừng đặt nó lên bàn cân rồi so sánh, mổ xẻ nó với các tác phẩm trước, vì rõ ràng Bộ tứ báo thủ là một thể loại phim hoàn toàn khác với 3 bộ trước đây”. Đạo diễn phim cho rằng dù trước đó, dự án được quảng bá là “vui banh nóc”, song anh tin Bộ tứ báo thủ làm tốt hơn vai trò của một bộ phim hài. Anh khẳng định tác phẩm đã được đầu tư trong từng khâu chứ không hề lơ là hay khinh suất. “Và quan trọng, dù là hài kịch hay chính luận, tôi vẫn muốn đề cao giá trị tư tưởng và thông điệp chủ đạo sau mỗi tác phẩm mình làm để góp phần lan truyền được năng lượng yêu thương và tích cực đến với cộng đồng và xã hội.Cuối bài viết, Trấn Thành cho biết những góp ý của khán giả sẽ được anh ghi nhận và làm tốt hơn ở những tác phẩm tiếp theo. Nam đạo diễn nhắn nhủ: “Mong quý vị đón nhận Bộ tứ báo thủ một cách nhẹ nhàng, khách quan và công tâm. Và chúng ta khoan vội tin vào 1-2 review, hãy ra rạp tự trải nghiệm nếu quý vị muốn xem nó. Vì không ai nhận xét đúng về 1 bộ phim bằng chính quý vị đâu”.
Ông Trần Anh Tú cho biết: "Để chuẩn bị cho việc tham gia AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam được tập trung từ ngày 21.11.2024. Đây là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, đủ để chúng tôi không chỉ nỗ lực hết mình trên sân cỏ mà còn hiểu rõ hơn về tinh thần đoàn kết, lòng quyết tâm và những tình cảm yêu thương mà người hâm mộ và đất nước đã dành cho đội tuyển.Ngoài việc tập luyện trong nước, đội tuyển Việt Nam đã có cơ hội thi đấu tại 5 quốc gia khác nhau, tham gia 11 trận đấu, trong đó có 3 trận giao hữu tại Hàn Quốc và 8 trận đấu chính thức. Kết quả mà đội tuyển đạt được là vô cùng tự hào với 10 trận thắng và 1 trận hòa. Đó là một thành tích đáng ghi nhận, phản ánh sự nỗ lực và quyết tâm không ngừng nghỉ của các cầu thủ".Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam chia sẻ: "Trong 1,5 tháng rưỡi vừa qua chúng tôi không chỉ là một đội bóng mà còn là một gia đình gắn bó, đoàn kết. Các cầu thủ luôn thi đấu với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng" và không ngừng vươn lên dù đối mặt với nhiều thử thách. Thành công đó phải kể đến sự chỉ đạo của HLV Kim Sang-sik, người mà anh em cầu thủ và chúng tôi vẫn gọi vui là "anh Sáu Sang". Không chỉ giỏi về chuyên môn, HLV Kim Sang-sik còn là người có khả năng khơi dậy thế mạnh của từng cầu thủ, tạo ra cho mỗi cầu thủ niềm khát khao cống hiến hết mình cho đội tuyển".Ông Trần Anh Tú nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng không thể không nhắc đến sự chuẩn bị chu đáo và sự quan tâm sát sao của VFF. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, đội tuyển Việt Nam luôn nhận được những điều kiện tốt nhất từ các nhân sự đến trang thiết bị hỗ trợ. Điều này đã tạo ra một môi trường lý tưởng để các cầu thủ có thể tập luyện và thi đấu với hiệu quả cao nhất.Để có được kết quả xuất sắc tại giải đấu lần này, đội tuyển Việt Nam không thể thiếu sự đồng hành của người hâm mộ cả nước. Chúng tôi rất cảm ơn tình yêu vô bờ bến, sự cổ vũ nhiệt tình mà người dân Việt Nam đã dành cho đội tuyển. Cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những cuộc điện thoại, những dòng tin nhắn và những lần dự khán của Thủ tướng Chính phủ đã tiếp thêm sức mạnh và động viên đội tuyển vượt qua mọi khó khăn. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, Cục TDTT đã luôn theo sát và hỗ trợ đội tuyển trong suốt hành trình vừa qua.Bên cạnh đó, đội cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đơn vị hỗ trợ trong những chuyến di chuyển quốc tế. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn Vietnam Airlines và Viet Jet Air đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến bay của đội. Khi đội tuyển tập trung tại Phú Thọ, chúng tôi cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ UBND tỉnh Phú Thọ, Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ. Và cuối cùng, xin cảm ơn khách sạn Sài Gòn Phú Thọ đã tạo cho đội tuyển Việt Nam điều kiện ăn ở chu đáo, tiện nghi".
Diễn xuất bùng nổ của Kim Soo Hyun 'cứu' phim 'Nữ hoàng nước mắt'
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.