$917
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ngôi sao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ngôi sao.Trong thành công của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, có đóng góp rất lớn của Hoàng Đức. Sự xuất sắc của tiền vệ nhạc trưởng này giúp lối chơi của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik luôn ổn định. Dù vậy, Hoàng Đức không thể tham dự SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, do anh đã quá độ tuổi 22. Đội U.22 Việt Nam vì thế cần tìm kiếm một cầu thủ khác, sắm vai nhạc trưởng thay Hoàng Đức tại đại hội thể thao Đông Nam Á. Tín hiệu tích cực ở chỗ, trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, có vài gương mặt đủ triển vọng để sắm vai nhạc trưởng, như Nguyễn Thái Sơn, Khuất Văn Khang, Nguyễn Văn Trường. Điểm chung của 3 cầu thủ này là họ đều có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia, riêng Khuất Văn Khang là thành viên của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Chi tiết đó có thể là yếu tố đảm bảo về mặt bản lĩnh của các cầu thủ nói trên, đảm bảo rằng họ có được sự chững chạc ở sân chơi SEA Games, một khi họ đã có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển quốc gia.Một điểm chung nữa giữa các cầu thủ này, đó là họ đều có kỹ thuật từ khá đến tốt. Yếu tố kỹ thuật là yếu tố rất cần thiết với 1 cầu thủ giữ vai trò nhạc trưởng. Hoàng Đức tại AFF Cup 2024 là một ví dụ điển hình, lối chơi thiên về kỹ thuật của Hoàng Đức khiến đối thủ rất khó lấy bóng trong chân anh, từ đó giúp đội tuyển Việt Nam kiểm soát được bóng, giữ được nhịp thi đấu, duy trì được tính ổn định về mặt đội hình. Khuất Văn Khang từng là nhạc trưởng của đội tuyển U.20 Việt Nam, tại giải U.20 châu Á 2023. Thời gian gần đây Khuất Văn Khang thường được HLV Kim Sang-sik kéo sang thi đấu bên cánh trái. Dù vậy, khi cần, ông Kim Sang-sik hoàn toàn có thể điều cầu thủ này đá ở trục giữa, điều tiết lối chơi cho toàn đội.Với Nguyễn Thái Sơn, anh quen thi đấu với vị trí lùi thấp ở tuyến giữa. Đấy là lợi thế đáng kể của cầu thủ này, nếu anh sắm vai nhạc trưởng của đội tuyển Việt Nam. Khi chơi thấp ở hàng tiền vệ, Thái Sơn có điều kiện quan sát đối thủ và quan sát các đồng đội xung quanh mình, từ đó anh sẽ đưa ra những quyết định, những pha xử lý phù hợp với diễn biến trận đấu.Nhân vật khác là Nguyễn Văn Trường. Lâu nay, Nguyễn Văn Trường quen chơi với vị trí tiền vệ tấn công, thậm chí tiền đạo lùi. Để sắm vai nhạc trưởng, Nguyễn Văn Trường cần thi đấu thấp hơn trong sơ đồ chiến thuật của HLV Kim Sang-sik, như cách Hoàng Đức từng "hy sinh" vai trò tiền vệ tấn công, để đá lùi hẳn xuống vị trí khá thấp ở hàng tiền vệ tại AFF Cup, trước khi Hoàng Đức hoàn thành vai trò nhạc trưởng.Tin rằng ở thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ có những tính toán thích hợp cho những nhân sự mà ông có trong tay. Nguyễn Văn Trường có một đặc điểm khá giống với Hoàng Đức, đó là Nguyễn Văn Trường sở hữu thể hình rất lý tưởng (cao 1,82 m). Anh là cầu thủ có thể hình tốt nhất trong số các tiền vệ tấn công thuộc lứa U.22 Việt Nam hiện nay, tức là Nguyễn Văn Trường có lợi hơn nhiều cầu thủ khác ở khả năng va chạm và khả năng che chắn bóng, giống Hoàng Đức. Biết đâu, khi được điều chỉnh xuống chơi ở vị trí mới, Văn Trường sẽ phát huy hiệu quả cao.Thời gian vẫn còn cho đội U.22 Việt Nam, để toàn đội thực hiện các thử nghiệm, trước khi hoàn tất những điều chỉnh về mặt nhân sự và lối chơi, tìm ra nhân vật phù hợp nhất với vai trò nhạc trưởng, rồi chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ngôi sao. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ngôi sao.Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung ️
Thất bại ở vòng chung kết U.20 châu Á 2025 đang mang đến cho U.20 Indonesia nhiều hệ lụy. Sau 3 trận vòng bảng, thầy trò HLV Indra Sjafri hòa 0-0 trước U.20 Yemen, sau khi đã thua đậm U.20 Iran và U.20 Uzbekistan. U.20 Indonesia đứng thứ ba và bị loại, do đó bỏ lỡ cơ hội dự U.20 World Cup 2025.Ngay từ đầu, mục tiêu có vé đi U.20 World Cup 2025 đã được chỉ ra là nằm ngoài tầm với U.20 Indonesia, do HLV Sjafri cùng học trò nằm ở bảng đấu rất nặng (cả U.20 Iran và U.20 Uzbekistan đều là ứng viên vô địch). Tuy nhiên, thất bại này vẫn khiến Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) phải mở cuộc họp khẩn. HLV Sjafri phải chia tay cương vị HLV trưởng U.20 Indonesia. Trước đó, ông Sjafri từng đưa U.22 Indonesia vô địch SEA Games 32, về nhì ở SEA Games 30, cũng như đưa U.19 Indonesia vào tứ kết U.19 châu Á 2018. Nhà cầm quân người Indonesia là người giàu kinh nghiệm nhất trong làng bóng đá trẻ xứ vạn đảo, từng nắm giữ cương vị giám đốc kỹ thuật (GĐKT) PSSI. Nhưng, trước thất bại đã nằm trong dự tính, ông Sjafri vẫn phải rời đi."Trát" sa thải của PSSI dành cho HLV Sjafri cũng tạo ra sự chia rẽ nơi truyền thông và dư luận Indonesia. Một bên cho rằng, lứa U.20 Indonesia hiện tại non kinh nghiệm, ít được thi đấu quốc tế nên đòi hỏi phải có vé đi U.20 World Cup 2025 là bất hợp lý. Việc quy trách nhiệm cho HLV Sjafri chỉ là động thái đánh lạc hướng của PSSI, khi vốn dĩ các cầu thủ nhập tịch đã chiếm lĩnh phần lớn vị trí ở đội tuyển Indonesia, qua đó lấy đi cơ hội thi đấu của cầu thủ trẻ. Luồng quan điểm khác lại nhận định phương pháp huấn luyện của HLV Sjafri đã lỗi thời, không theo kịp bóng đá hiện đại. Tuy nhiên chỉ 1 ngày sau khi sa thải HLV Sjafri khỏi đội U.20, truyền thông Indonesia đưa tin PSSI lại bổ nhiệm ông Sjafri... trở lại ghế HLV của U.22 Indonesia, thay cho HLV Gerald Vanenburg (mới chỉ được chỉ định dẫn dắt U.22 ít ngày trước đó). Chỉ trong 1 tháng, ghế HLV trưởng ở các đội U.20 và U.22 của Indonesia đã đổi chủ liên tục. Điều đáng nói nhất của bóng đá Indonesia, không phải vị trí HLV trưởng đội U.22 sẽ do ông Indra Sjafri hay Vanenburg đảm nhiệm. Vấn đề nằm ở chất lượng cầu thủ. Đội tuyển Indonesia tiến bộ nhờ sức mạnh "ngoại nhập", với các cầu thủ gốc Mỹ và châu Âu có thể hình và tư duy chơi bóng hiện đại. Dù vậy, đội tuyển quốc gia chỉ là phần ngọn.Gốc rễ nền bóng đá nằm ở hệ thống đào tạo trẻ và giải vô địch quốc gia. Ở cả hai phương diện này, bóng đá Indonesia đều đang loay hoay. Giải vô địch Indonesia (Liga Indonesia) nổi tiếng với sự cuồng nhiệt, nhưng chất lượng CLB thấp, đồng thời vấn đề bạo lực vẫn tràn lan. Bóng đá Indonesia từng đầu tư trọng điểm cho lứa cầu thủ sinh năm 2003, nhằm chuẩn bị cho kỳ U.20 World Cup đăng cai trên sân nhà. Dù vậy, yếu tố ngoài chuyên môn đã khiến Indonesia bị FIFA tước quyền tổ chức. Lứa kế cận của Indonesia (sinh năm 2004 - 2025) đều chưa cho thấy triển vọng. Báo chí Indonesia cho rằng đội U.20 nước này có xu hướng đá cậy sức, thiếu nền tảng căn bản để thành công. Với nền tảng cầu thủ thiếu ổn định, cộng với phương pháp huấn luyện sẽ thay đổi do có HLV mới, U.22 Indonesia đứng trước "canh bạc" rủi ro tại SEA Games 33. U.22 Thái Lan vẫn kiên trì với những HLV Nhật Bản để ổn định triết lý. U.22 Việt Nam có HLV Kim Sang-sik, dù phải gánh sức ép ở hai đội tuyển, nhưng ông Kim đã có thời gian gần 1 năm làm việc để hiểu bóng đá Việt Nam.Còn với U.22 Indonesia, sự loay hoay giữa dòng có thể khiến đội bóng này gặp trục trặc. ️
Sau khi đội tuyển Việt Nam giành lại ngôi vô địch AFF Cup từ tay đội tuyển Thái Lan, người hâm mộ bóng đá trong nước ắt hẳn rất mong mỏi đội tuyển U.23 quốc gia giành lại ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games từ tay Indonesia. Bên cạnh đó, chúng ta phải tiếp tục thành công ở vòng loại Asian Cup 2027, phải đứng đầu bảng D vòng loại thứ 3 (gồm các đội Việt Nam, Lào, Nepal và Malaysia), qua đó giành vé vào vòng chung kết (VCK) giải vô địch bóng đá châu Á năm 2027.Để thành công với cả 2 đội tuyển quốc gia và U.23 quốc gia, ở 2 giải đấu khác nhau, HLV Kim Sang-sik phải tính toán rất kỹ. Ông phải xây dựng lực lượng vừa có tính cạnh tranh cao, vừa mang tính kế thừa. Đội hình mang tính kế thừa này sẽ được HLV Kim Sang-sik áp dụng ngay tại vòng loại Asian Cup 2027 sắp tới đây (bắt đầu từ ngày 25.3).Ví dụ như trong các trận đấu với các đội yếu hơn chúng ta như Lào và Nepal, HLV Kim Sang-sik sẽ trao cơ hội cho nhiều cầu thủ trong lứa tuổi 23 được thử sức. Việc làm này có thể vừa giúp cầu thủ trong lứa tuổi 23 tăng cường bản lĩnh và kinh nghiệm, nhờ được thi đấu bên cạnh các đàn anh ở đội tuyển quốc gia, vừa giúp ông Kim Sang-sik đánh giá đầy đủ hơn về năng lực của các cầu thủ trẻ, chuẩn bị cho SEA Games.Ngược lại, trong các trận đấu với đối thủ chính của chúng ta tại bảng D vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, gặp Malaysia, HLV Kim Sang-sik sẽ ưu tiên cho các cầu thủ trụ cột, sử dụng lực lượng mạnh nhất của bóng đá Việt Nam để đối đầu với đối thủ mạnh nhất. Trong các trận đấu trước các đối thủ mạnh, mang tính chất quyết định tấm vé dự giải châu Á, chỉ có các cầu thủ giàu bản lĩnh, giàu kinh nghiệm mới chống chịu được sức ép từ đối phương, từ khán giả. Những cầu thủ giàu bản lĩnh sẽ biết cách vượt qua những thời điểm khó khăn nhất, khi bị đối thủ dồn vào thế khó.Đối thủ khác nhau, tính chất trận đấu khác nhau, có thể HLV Kim Sang-sik sẽ sử dụng lực lượng khác nhau, sao cho bóng đá Việt Nam vừa đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu vượt qua vòng loại Asian Cup, vừa có thể rèn luyện cho các cầu thủ trong lứa tuổi 23, hướng về SEA Games.Về khung thời gian, các mốc thời gian tại vòng loại Asian Cup 2027 cũng đang ủng hộ bóng đá Việt Nam trong năm 2025. Ví dụ như các trận đấu với đối thủ chính Malaysia sẽ diễn ra vào tháng 6.2025 và tháng 3.2026, tức cách xa khung thời gian diễn ra SEA Games (từ ngày 7 – 19.12.2025). Đấy là khoảng thời gian mà đội tuyển quốc gia không nhất phải thử nghiệm các cầu thủ trẻ. Ngược lại, các trận đấu gặp đội tuyển Nepal (14.10) và Lào (18.11) tại vòng loại Asian Cup 2027, lại gần với khung thời gian diễn ra SEA Games. Tức là, nếu HLV Kim Sang-sik sử dụng nhiều cầu thủ trong lứa tuổi 23, trong sắc áo đội tuyển quốc gia ở các trận gặp Nepal và Lào tại vòng loại Asian Cup vào tháng 10 và tháng 11, cũng chính là cách ông Kim rèn luyện cho các cầu thủ trẻ ngay trước chiến dịch SEA Games. Điều tiếp theo, khung thời gian này thuận lợi ở điểm, VFF và VPF dễ sắp lịch thi đấu tại V-League. Đặt trường hợp giải đấu này tạm dừng từ thời điểm giữa tháng 11, các CLB trong nước cũng sẽ ít phản ứng, vì đằng nào giải đấu cũng phải tạm dừng cho đội tuyển quốc gia thi đấu trong khung thời gian FIFA Days (trận gặp Lào ngày 18.11 tại vòng loại Asian Cup sẽ được tính là FIFA Days). Khi đó, đội tuyển U.23 Việt Nam cũng có thể tranh thủ thời gian nói trên gom quân đi tập huấn, chuẩn bị luôn cho SEA Games, rồi hướng về đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ khai mạc đầu tháng 12. ️