Dự án 8 lần gia hạn nhưng vẫn dở dang
Anh Võ Ngọc Sang, HLV đội Trường đại học quốc tế Hồng Bàng cho biết, các thầy cô giáo cũng như các sinh viên đều rất háo hức khi được tham gia giải bóng đá rất chuyên nghiệp dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng toàn quốc.Toyota nói xe điện là phát minh tồi tệ
Quảng cáo giữa video là một công cụ quan trọng giúp các nhà sáng tạo nội dung tối đa hóa doanh thu. Tuy nhiên, việc chèn quảng cáo vào những khoảnh khắc quan trọng có thể làm gián đoạn nội dung và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người xem. Để khắc phục điều này, YouTube cam kết sẽ hiển thị ít quảng cáo gây khó chịu hơn, từ đó giữ chân người xem lâu hơn trên video.Cụ thể, kể từ ngày 12.5.2025, YouTube sẽ giảm số lượng quảng cáo gây mất tập trung khi người dùng đang thưởng thức một video, đồng thời tăng cường hiển thị quảng cáo tại các điểm ngắt tự nhiên như tạm dừng hoặc chuyển tiếp.Trong thông báo trên trang Community Manager của YouTube, công ty tuyên bố: "Chúng tôi đang cải thiện chất lượng quảng cáo giữa video. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ hiển thị nhiều quảng cáo tại các điểm ngắt tự nhiên và ít quảng cáo gây gián đoạn hơn".Công ty cho biết thêm rằng thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến những người sáng tạo sử dụng quảng cáo tự động, nhưng có thể tác động đến những ai chèn quảng cáo thủ công khi quảng cáo tự động có thể ghi đè lên quảng cáo thủ công.Để hỗ trợ các nhà sáng tạo trong việc quản lý quảng cáo, YouTube dự kiến ra mắt một tính năng mới trong YouTube Studio vào cuối tuần này. Tính năng này sẽ giúp người sáng tạo xác định các vị trí quảng cáo gây gián đoạn và cho phép họ điều chỉnh thời gian hiển thị.Theo một cuộc khảo sát vào tháng 7.2024, các kênh sử dụng quảng cáo giữa video tự động đã ghi nhận mức tăng 5% trong tổng doanh thu quảng cáo. Với sự thay đổi lần này, YouTube nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là cung cấp nhiều thông tin và tùy chọn hơn cho người sáng tạo, đồng thời vẫn giữ quyền kiểm soát về việc hiển thị quảng cáo giữa video.
Mang yoga lên sân khấu đám cưới biểu diễn, liệu có lố bịch?
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh vẫn là tâm điểm của dư luận suốt những giờ qua sau phán quyết sơ thẩm của TAND TP.HCM xác định bà Hồng Loan là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý và những xung đột gia đình vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi Hồng Loan đã tuyên bố sẽ kháng cáo, trong khi mẹ con Hồng Phượng cũng đưa ra động thái đáng chú ý. Sau chiến tích vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đã có buổi trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên với nhiều chia sẻ đầy bất ngờ về hành trình đáng nhớ này. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến Xuân Son - ngôi sao sáng nhất của đội bóng cũng như những trải lòng về mong muốn giản dị, gần gũi đến người hâm mộTrong khi đó, tình trạng bạo lực đường phố ngày càng gia tăng, khi những va chạm nhỏ trên đường có thể trở thành "mồi lửa" cho những cuộc ẩu đả một cách công khai, thậm chí ngày càng nhiều vụ có cả nữ giới tham gia gây xôn xao dư luận. Đã có nhiều trường hợp bị xử lý, bắt khẩn cấp hoặc khởi tố hình sự. Chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng báo động này.Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên.
Về lễ hội đền Tranh nghe giai thoại chuyện tình đẫm nước mắt
Theo báo cáo từ PC World, các tính năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như trình tạo hình ảnh trong Paint và công cụ viết lại văn bản trong Notepad sẽ chỉ có sẵn cho những người có tài khoản Microsoft 365 trả phí. Tuy nhiên, các tính năng không liên quan đến AI vẫn sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Đại diện của công ty cho biết họ không có bình luận bổ sung nào về quyết định này.Với khoản đầu tư hàng tỉ USD vào OpenAI, Microsoft đã tích hợp các tính năng AI vào nhiều ứng dụng và dịch vụ khác nhau, bao gồm cả bộ phận trò chơi Xbox và ứng dụng Copilot cho Windows. Sự bổ sung này đã dẫn đến việc tăng giá dịch vụ Microsoft 365, hiện có giá khoảng 10 USD mỗi tháng hoặc 99 USD mỗi năm.Tuy nhiên, không phải tất cả nỗ lực AI của Microsoft đều được người dùng đón nhận nồng nhiệt. Tính năng Recall của Copilot được thiết kế để cải thiện tìm kiếm bằng cách ghi lại hoạt động của người dùng đã bị trì hoãn do lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật. Điều này bắt nguồn từ những báo cáo cho biết tính năng này có thể thu thập thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng và số an sinh xã hội.Đối với Notepad và Paint, việc yêu cầu trả phí cho các tính năng AI sẽ không ảnh hưởng đến khả năng truy cập và sử dụng các chức năng khác của người dùng Windows không có đăng ký 365. Microsoft đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về các tính năng AI mới trên blog của mình vào tháng 11.Theo một chuyên gia trong ngành, động thái này của Microsoft tương tự như chiến lược freemium nhằm tạo ra nhu cầu đối với các tính năng mới. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng việc cung cấp các tính năng AI miễn phí có thể trở thành một gánh nặng tài chính cho các công ty do chi phí sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn, vì vậy nhiều công ty công nghệ có thể tìm cách định giá các dịch vụ dựa trên AI với các mô hình giá cả linh hoạt hơn.