Nghỉ lễ, nhiều người trẻ đi tình nguyện để có những ngày đáng nhớ
Ngày 26.2, KienLongBank giảm lãi suất huy động tiết kiệm trực tuyến ở những kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 0,3 - 0,7%/năm. Theo đó, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên còn 5,7%/năm. Cùng ngày, Eximbank cũng giảm lãi suất từ 0,1 - 0,5% ở một số kỳ hạn. Đối với tiền gửi online các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, lãi suất kỳ hạn 6 tháng xuống 5,3%/năm, 12 tháng còn 5,5%/năm, 18 tháng còn 6%/năm, 24 - 36 tháng còn 6,1%/năm. Còn lãi suất tiền gửi online các ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật 6 - 9 tháng còn 5,5%/năm, 12 tháng còn 5,6%/năm, 15 tháng còn 5,8%/năm, 18 tháng 6%/năm… Tương tự, MSB giảm lãi suất tiết kiệm từ 5,8%/năm xuống 5,6%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. VietBank giảm từ 0,1% đến 0,4% với các khoản tiền gửi tại quầy. Trước đó, BVBank giảm lãi suất huy động 0,1 - 0,3%.Ngay cả Vietcombank hiện nay đang có mức lãi suất thấp trên thị trường cũng giảm 0,1%/năm kỳ hạn từ 24 tháng trở lên về mức 4,7%/năm.Đông thái giảm lãi suất huy động của các nhà băng xuất phát sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước đó nhằm quán triệt công điện 19 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ổn định lãi suất. Sau cuộc họp với các ngân hàng thương mại, NHNN yêu cầu các NH tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. NHNN yêu cầu các tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN trong việc tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục và các biện pháp khác để giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…); kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.Ô tô điện Hyundai Ioniq, Santa Fe Hybrid sẽ được lắp ráp tại Việt Nam
Kết thúc AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik về Hàn Quốc nghỉ phép vào ngày 10.1. Trước khi trở lại quê nhà, ông Kim tiết lộ với Thanh Niên trong cuộc trả lời trực tuyến: "Tôi rất nhớ gia đình. Lần này khi quay lại Việt Nam, tôi sẽ mang theo cả vợ và con gái. Gia đình chúng tôi sẽ đón Tết Nguyên đán ở Hà Nội".Phát biểu tại cuộc họp báo sau chiến thắng chung cuộc trước Thái Lan và đăng quang ngôi vô địch AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik rất tự hào về màn trình diễn của các học trò. Ông khẳng định: “Trận đấu này là trận đấu lịch sử. Chúng tôi phải thi đấu trên một SVĐ khó nhằn, trải qua một trận đấu khó khăn. Nhờ sự ủng hộ của tất cả người hâm mộ Việt Nam, đội tuyển mới có thể giành chiến thắng. Cảm ơn các cầu thủ đã không từ bỏ, đã chiến đấu đến cùng. Tôi từng vô địch K-League. Nhưng đấy là cấp CLB. Với đội tuyển quốc gia, đây là chức vô địch đầu tiên của tôi. Nó có ý nghĩa rất lớn”.Còn khi trở về quê hương Hàn Quốc để nghỉ phép hôm 10.1, trả lời báo chí Hàn Quốc, ông Kim một lần nữa nhấn mạnh: "Tôi rất hạnh phúc khi cùng đội tuyển Việt Nam giành được chức vô địch giải đấu lớn nhất Đông Nam Á với thành tích bất bại. Trận chung kết lượt về giống như một bộ phim kịch tính, vô cùng ấn tượng. Đã có những tình huống chưa từng trải qua khiến tôi bất ngờ, nhưng tôi và toàn đội đã đoàn kết, đồng tâm hiệp lực để xử lý một cách khéo léo. Đặc biệt, bàn thua thứ hai do lỗi chơi phi thể thao của cầu thủ Thái Lan là khoảnh khắc nguy hiểm nhất, nhưng chính tình huống đó lại trở thành động lực giúp Việt Nam giành chiến thắng. Tôi rất tự hào vì để đi đến chiến thắng cuối cùng, chúng tôi đã trải qua một hành trình khó khăn. Việc làm sao để đảm bảo thể lực, thể trạng cho các cầu thủ là thách thức lớn nhất mà chúng tôi đã vượt qua một cách ngoạn mục. Trong vòng chưa đầy một tháng, chúng tôi đã phải chơi 8 trận và 4 lần phải di chuyển bằng máy bay. Tôi và các cầu thủ đều rất mệt mỏi. Chúng tôi đã phải chăm sóc từng chi tiết, từ thể lực đến chấn thương và dinh dưỡng. Các cầu thủ Việt Nam thực sự mạnh mẽ và kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn mà không phàn nàn, không kêu ca".Ông Kim Sang-sik cũng nhấn mạnh: "Công việc của tôi còn rất bộn bề. Tôi muốn tìm kiếm những tài năng mới để giúp bóng đá Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ hơn ở đấu trường châu Á. Vòng loại Asian Cup 2027 là thử thách trước mắt còn cuối năm nay là SEA Games. Tất cả đang chờ phía trước, vì vậy đây chỉ là khởi đầu".Ông Kim sẽ tái khởi động công việc bằng việc lại tiếp tục dự khán các trận đấu tại V-League và giải hạng nhất. Dự kiến ông Kim Sang-sik sẽ đến sân Hàng Đẫy xem trận đội Công an Hà Nội gặp SLNA vào ngày 18.1. Chuỗi ngày nghỉ phép của ông từ ngày 10.1, trở lại Hà Nội ngày 17.1.
Nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh nghẹn ngào kể về ngày đầu sang Úc định cư
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Trận đấu với Campuchia là trận giao hữu. Ở các trận giao hữu, việc những nhà chuyên môn trên khắp thế giới thử nghiệm đội hình là việc hết sức quen thuộc. HLV Kim Sang-sik cũng thực hiện điều đó trong trận đấu với đội bóng đến từ xứ sở chùa tháp.Ngay đầu trận, ông Kim Sang-sik sắp xếp tiền vệ trung tâm Triệu Việt Hưng chơi ở vị trí hậu vệ cánh trái. Thử nghiệm này nhanh chóng… thất bại, và vị HLV người Hàn Quốc phải sớm rút Triệu Việt Hưng ra khỏi sân khi hiệp 1 mới chỉ trôi đi hơn một nửa thời gian. Phải cho đến khi hậu vệ cánh trái thực thụ là Nguyễn Văn Vĩ vào sân thay Triệu Việt Hưng, các pha lên bóng bên cánh trái của đội tuyển Việt Nam mới được thực hiện tốt hơn.Điều này đặt ra bài toán cho HLV Kim Sang-sik ở các đợt tập trung sắp tới của đội tuyển Việt Nam, đó là ông cần thêm những hậu vệ cánh trái thực thụ. Vì cho đến lúc này, trong danh sách đội tuyển chuẩn bị thi đấu với Lào tại vòng loại Asian Cup 2027 vào ngày 25.3 tới đây, vẫn chỉ có mình Nguyễn Văn Vĩ sở trường đá hậu vệ trái.Thử nghiệm tiếp theo của HLV Kim Sang-sik đó là đẩy tiền vệ Nguyễn Hai Long lên thật cao, chơi như một tiền đạo lùi. Thử nghiệm này thành công vì bản thân Hai Long là cầu thủ có kỹ thuật tốt, kỹ năng dứt điểm tốt. Vả lại, Hai Long là mẫu cầu thủ có khả năng thích cao với các vị trí khác nhau trên hàng tấn công. Chính Hai Long là tác giả của bàn thắng mở tỷ số ở phút 26 cho đội tuyển Việt Nam vào lưới Campuchia.Điều này mở ra triển vọng xây dựng hàng tấn công mới cho đội bóng trong tay vị HLV người Hàn Quốc ở những ngày về sau. Đó là việc Hai Long có thể kết hợp với bất kỳ tiền đạo thực thụ nào. Đồng thời, ông Kim Sang-sik có thể đẩy Hai Long lên hẳn tuyến đầu, tạo nên hàng tiền đạo thật đông người cho đội tuyển Việt Nam, trong trường hợp chúng ta cần tăng sức ép thật mạnh và cần ghi nhiều bàn thắng.Dù vậy, chỉ tiếc là ông Kim Sang-sik trong trận đấu với Campuchia tối qua, không có quá nhiều những sự hoán đổi vị trí sở trường của các cầu thủ mang lại thành công lớn, giống như trường hợp của Hai Long.Châu Ngọc Quang trong hiệp 2 vào sân thế chỗ cho Hoàng Đức, đóng vai trò người giữ nhịp cho lối chơi của đội tuyển Việt Nam, nhưng thất bại. Lối chơi của Châu Ngọc Quang không có sự điềm tĩnh và lạnh lùng giống Hoàng Đức. Kỹ năng che chắn bóng, kiểm soát bóng, khả năng thực hiện các đường chuyền cho những đồng đội xung quanh từ phía Châu Ngọc Quang, cũng không tốt bằng Hoàng Đức. Thành ra, sau khi Hoàng Đức rời sân ở đầu hiệp 2, lối chơi tấn công của đội tuyển Việt Nam yếu hẳn đi. Khả năng giữ nhịp ở tuyến giữa của chúng ta cũng không còn liền mạch, dễ bị đối thủ phản công và gây sức ép.Một người nữa cũng được thử nghiệm ở vị trí mới, đó là hậu vệ phải Trương Tiến Anh có lúc được đẩy cao đá như 1 tiền đạo cánh phải ở giữa hiệp 2. Tuy nhiên, khi chơi quá cao, Tiến Anh lại không quen với cảm giác phải nhận bóng trong tư thế quay lưng về khung thành đối phương, dẫn đến việc anh dễ xử lý hỏng khi bóng đến chân mình.Sau khi phát hiện ra điểm này, HLV Kim Sang-sik nhanh chóng điều chỉnh lại một lần nữa, đưa tiền đạo Đinh Thanh Bình vào sân đá tiền đạo phải, kéo Trương Tiến Anh về chơi ở vị trí hậu vệ phải quen thuộc.Như đã nói, bất kỳ sự thử nghiệm thành công hay thất bại nào cũng cho HLV Kim Sang-sik thêm trải nghiệm, có thêm những đánh giá toàn diện và chính xác hơn về những gương mặt mà ông đang có trong tay. Ông Kim Sang-sik thử nghiệm ở trận giao hữu với Campuchia là để hướng đến kết quả tốt ở trận đấu chính thức gặp đội tuyển Lào trong vòng ít ngày tới.
Xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.