Eximbank tổ chức ngày hội hiến máu vì cộng đồng năm 2024
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.Không phải phở hay bánh mì, đây là món ăn Việt Nam đang 'hot' nhất thế giới
Thông tin NSƯT Quý Bình qua đời sau thời gian chống chọi với bạo bệnh gây xôn xao mạng xã hội. Thời gian qua, Quý Bình có cuộc sống kín tiếng, gần như vắng bóng khỏi mạng xã hội lẫn các sự kiện giải trí. Trên Facebook, dòng trạng thái gần nhất của anh là hồi tháng 12.2023. Cụ thể, nam diễn viên viết: “Nhớ ba” khiến nhiều người xúc động.Trong giai đoạn chiến đấu với bệnh tật, Quý Bình vẫn giữ liên lạc với đồng nghiệp. Tuy nhiên, anh từ chối để mọi người đến thăm vì muốn giữ hình ảnh đẹp trước bạn bè, khán giả. Song sao phim Dù gió có thổi vẫn trăn trở về nghề và khao khát được trở lại sân khấu. Cụ thể, khi một đồng nghiệp bày tỏ mong muốn được diễn cùng Quý Bình, anh đã chia sẻ: “Em hết cơ hội đó rồi”.Về thông tin tang lễ, linh cữu nghệ sĩ Quý Bình được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (quận Gò Vấp, TP.HCM). Lễ viếng được tổ chức từ 14 giờ ngày 8.3 đến 12 giờ ngày 9.3. Lễ truy điệu và lễ động quan tổ chức ngày 9.3. Linh cữu nghệ sĩ Quý Bình được hỏa táng tại Tháp Long Thọ (huyện Củ Chi, TP.HCM). Ở tập 9 Tỏa sáng sao đôi, Duy Zuno - em nuôi nghệ sĩ Phi Nhung kết hợp với Jee Trần trong ca khúc Vũ điệu hoang dã. Ngoài giọng hát, 2 thí sinh còn gây ấn tượng bởi những động tác bưng bê, nhào lộn mạo hiểm khiến giám khảo thích thú.Theo dõi bài thi, Quang Hà chia sẻ: “Từ đầu đến cuối tiết mục, người xem cảm thấy bất ngờ từ những đoạn hát, di chuyển và ngay cả những đoạn mà hai em nhào lộn”. Trong khi đó Dương Hồng Loan nói tiết mục này vượt ngoài mong đợi. “Hôm nay Duy Zuno lùi về sau một chút để nhường Jee Trần tỏa sáng nhưng tổng thể khi nhìn tiết mục này, chị chỉ tập trung vào hai bạn mà không thể nào rời mắt”, nữ nghệ sĩ nói.Đồng quan điểm, Đoan Trang chia sẻ thêm: “Hai em có vũ đoàn nhưng tất cả những động tác bê đỡ đều tự thực hiện, vũ đoàn chỉ là phông nền cho hai em. Những cú bê đỡ đều khó vì phải đúng tư thế và kết hợp ăn ý nên đó là một điểm cộng rất lớn trong bài”. Với màn biểu diễn này, cặp sao nhận điểm tối đa từ giám khảo Đoan Trang và Dương Hồng Loan.Vũ Thu Phương gây chú ý khi chia sẻ hình ảnh mới, đồng thời tiết lộ cuộc sống sau những biến cố. Diễn viên Cô nàng bất đắc dĩ chiêm nghiệm: “Nhìn lại mình của một năm trước và hiện tại mới thấy phong ba bão táp cuộc đời có thể bào mòn cơ thể và tinh thần lẫn tâm hồn như thế nào. Thật sự chia sẻ với những người phụ nữ đang phải chiến đấu từng ngày vì cuộc sống, vững vàng lên nhé chị em, rồi ngày mai trời lại sáng”.Vũ Thu Phương quan niệm “khi mình tìm thấy chính bản thân mình là lúc cuộc sống mới bắt đầu”. Nữ siêu mẫu chia sẻ thêm: “Tất cả chỉ là trải nghiệm cho mình vững chãi và hạnh phúc hơn trong hành trình tương lai mà thôi. Tự hào là phụ nữ Việt Nam, tự hào là một bà mẹ đơn thân hạnh phúc và bình an”.Cách đây không lâu, Vũ Thu Phương gây chú ý khi xác nhận chuyện ly hôn. Trong bài đăng trên trang cá nhân, nữ nghệ sĩ khẳng định sau khi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của sự tan vỡ, cô buông bỏ cảm xúc nặng nề để bước tiếp, dành tình yêu cho hai con nhỏ.Lệ Quyên gây chú ý khi chia sẻ bức ảnh cách đây 20 năm, kèm dòng chia sẻ về sự thay đổi của bản thân. Giọng ca Tình lỡ chiêm nghiệm: “Tuổi đôi mươi căng tràn nhưng so với hiện tại cũng chẳng khác là bao. Có chăng là cuộc đời tặng cho sự trưởng thành và hoàn hảo hơn thôi. Một Lệ Quyên tuổi 24 và một Lệ Quyên tuổi 44".Trước đó, khi nói về cuộc sống tuổi ngoài 40, Lệ Quyên từng bộc bạch rằng: “Đối với người phụ nữ sẽ có 2 lần thanh xuân. Lần đầu tiên là ở độ tuổi đôi mươi, lần thứ hai là ở tuổi 20 nhân 2. Với tôi, thanh xuân lần 2 là thanh xuân đẹp nhất...”.Sau sóng gió hôn nhân, Lệ Quyên tập trung vào sự nghiệp ca hát. Cô tìm được hạnh phúc mới bên bạn trai là Lâm Bảo Châu. Cả hai thường xuyên xuất hiện cùng nhau tại các sự kiện, không ngại dành những lời tình cảm trên mạng xã hội.
Bạn trai Phạm Quỳnh Anh 'bị mời' khỏi nhà lúc sáng sớm trong 'Mẹ siêu nhân'
Họ là hai tổ chức từ thiện đáng kinh ngạc làm việc không mệt mỏi để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất và tạo ra sự thay đổi bền vững.
Ngày 28.1 (29 tết), Đội CSGT - trật tự Công an Q.3 (TP.HCM) phối hợp các đơn vị chức năng điều tra vụ ô tô 7 chỗ tông vào quán cà phê trên đường Trường Sa, làm một người bị thương.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 30 phút cùng ngày, ô tô 7 chỗ (xe dịch vụ công nghệ) chạy trên đường Trường Sa (hướng từ Q.1 đi Q.Tân Bình), lúc vừa qua siêu thị Co.opmart Nhiêu Lộc (thuộc Q.3) thì bất ngờ lao nhanh lên vỉa hè, tông trực diện vào quán cà phê.Thời điểm xảy ra vụ việc, bên trong quán cà phê có nhiều khách. Vụ tai nạn làm một người đàn ông hơn 50 tuổi bị thương, một phần cơ thể kẹt dưới gầm ô tô. Nạn nhân được người dân hỗ trợ đưa đến bệnh viện cấp cứu.Tại hiện trường, chiếc ô tô 7 chỗ, một số xe máy, tủ điện và các tài sản khác bị hư hỏng nặng.Chủ quán cà phê cho hay chiếc ô tô lao vào quán rất nhanh, khoảng 6 người may mắn thoát nạn.Nhận tin báo, lực lượng CSGT phối hợp Công an Q.3 nhanh chóng có mặt khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ không phải phụ huynh nào cũng biết
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.