Tuyển sinh lớp 10: Lưu ý quan trọng trước khi hết hạn đăng ký nguyện vọng
Ngày 16.1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Duy Sáng, cựu cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật địa chính (Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh), để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo tài liệu điều tra, năm 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề án quy hoạch thực hiện dự án hạ tầng khu dân cư nông thôn tại thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh (nay xã Thạch Đài thuộc TP.Hà Tĩnh) và giao Sở TN-MT thực hiện hồ sơ, thủ tục để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án.Đến tháng 7.2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đấu giá và Công ty CP tập đoàn Hà Mỹ Hưng trúng thầu khu đất để thực hiện dự án khu dân cư với giá hơn 400 tỉ đồng. Sau khi được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt kết quả trúng đấu giá, tháng 12.2021, Công ty CP tập đoàn Hà Mỹ Hưng bắt đầu triển khai thi công dự án khu dân cư và đến tháng 7.2023 thì bắt đầu mở bán.Thời điểm này, ông Lê Duy Sáng đang là cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật địa chính (Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh) được giao nhiệm vụ hỗ trợ chuyên viên khác trong cơ quan để xây dựng hồ sơ, thủ tục phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất của khu đất này.Dù không có trách nhiệm, không được ủy quyền hay hợp tác với Công ty CP tập đoàn Hà Mỹ Hưng nhưng ông Lê Duy Sáng đã đưa ra thông tin gian dối như mua được đất nền, căn hộ tại dự án khu dân cư với giá gốc.Tin lời Sáng, anh L.V.T (36 tuổi, ngụ tại P.Nam Hà, TP.Hà Tĩnh) đã đưa cho nghi phạm này hơn 7 tỉ đồng để nhờ đặt mua đất nền. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền từ anh T., ông Sáng không thực hiện việc mua bán mà sử dụng để chi tiêu cá nhân và trả nợ.Sau khi biết bị lừa, anh T. làm đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh, tố cáo ông Sáng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.CyberCore DK Gaming – Mô hình E-BLUE đầu tiên trang bị VGA GTX1080 | LCD 32” 144hz.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Tuyển sinh lớp 10 chuyên tại TP.HCM: Những thay đổi mới nhất thí sinh cần biết
Cụ thể, báo Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 28.2 đăng bài viết của Chủ tịch nước Tập Cận Bình, trong đó đề cập những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế và đánh giá của ông về tiềm năng phát triển."Hiện nay, tác động bất lợi của những thay đổi trong môi trường bên ngoài đã gia tăng và kinh tế Trung Quốc vẫn đối mặt nhiều khó khăn và thách thức", ông Tập Cận Bình nhìn nhận. "Đồng thời, phải thừa nhận rằng những nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn vững chắc với nhiều lợi thế, sức chống chịu mạnh mẽ và tiềm năng to lớn. Các điều kiện hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và quỹ đạo tích cực tổng thể đã không thay đổi", Chủ tịch nước Tập Cận Bình đánh giá.Bài viết được đưa ra trước thềm sự kiện chính trị quan trọng tại Bắc Kinh vào tuần sau. Theo AFP, Trung Quốc sẽ triệu tập "lưỡng hội" trong tuần sau, nơi các nhà lãnh đạo công bố kế hoạch và ưu tiên chính sách quan trọng.Theo Tân Hoa xã, kỳ họp thứ 3 của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp, tương tự Mặt trận Tổ quốc) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 4.3. Song song đó, kỳ họp thứ 3 của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức quốc hội Trung Quốc) cũng sẽ khai mạc vào ngày 5.3.Hai cuộc họp được tổ chức riêng biệt nhưng cùng thời điểm, được gọi chung là "lưỡng hội" thu hút sự chú ý từ trong lẫn ngoài nước, bởi tại đó Trung Quốc sẽ công bố những chính sách quan trọng. Kỳ họp lần này cũng là cột mốc quan trọng khi đánh dấu năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).Theo các nhà quan sát, Thủ tướng Lý Cường dự kiến đề ra các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 và các đại biểu cũng sẽ trình bày kế hoạch bảo vệ nền kinh tế trước mối đe dọa thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28.2 tuyên bố phản đối mạnh mẽ đe dọa đánh thuế thêm 10% của phía Mỹ và cảnh báo sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, theo Reuters.Hôm 4.2, Mỹ bắt đầu đánh thuế 10% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Tổng thống Trump ngày 27.2 nói sẽ áp đặt thêm mức thuế 10% nữa lên Bắc Kinh từ ngày 4.3. Washington cáo buộc Trung Quốc tiếp tục đưa chất gây nghiện fentanyl vào Mỹ.Bắc Kinh chỉ trích Mỹ sử dụng vấn đề fentanyl để gây sức ép thuế quan và "tống tiền", gây tác động nghiêm trọng và đe dọa đối thoại, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực kiểm soát chất cấm.
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
Lâm Vỹ Dạ kể kỷ niệm bỏ trốn trong lần đầu gặp Thanh Thức
Cũng năm 2000, anh Phạm Thái Vinh chia tay sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp mà chọn cho mình một lối đi riêng liên quan đến học vấn. Anh thi ĐH và trở thành sinh viên Trường ĐH Thể dục thể thao TP.HCM. Trong màu áo sinh viên trường đại học, anh Phạm Thái Vinh và những đồng đội của mình giành được nhiều ấn tượng khi mang vinh quang về cho trường.