Một á hậu bị chỉ trích vì ủng hộ các bạn nữ làm sugar baby
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để trở thành 'thiên đường bò sữa'
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Ẩm thực dát vàng - tận thưởng sự xa hoa trong món ăn quen
Roborock, hãng robot hút bụi Trung Quốc, vừa lên tiếng khẳng định không liên quan các cáo buộc rò rỉ dữ liệu hay nghi vấn quanh DeepSeek. Tuyên bố này xuất hiện trong bối cảnh một số công ty Trung Quốc sản xuất robot hút bụi đều bị nghi ngờ về việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng.Trong thông cáo phát đi tại Hàn Quốc - nơi Roborock dẫn đầu thị trường robot hút bụi với thị phần gần 50% năm 2024 - công ty nhấn mạnh "luôn tuân thủ luật pháp sở tại" và không chia sẻ dữ liệu người dùng cho bên thứ ba nếu chưa có sự đồng ý. Nhà sản xuất cho biết video, hình ảnh hay âm thanh ghi lại trong quá trình làm việc của robot không được chuyển lên máy chủ mà chỉ lưu trên thiết bị, nhằm "hạn chế hoàn toàn khả năng rò rỉ dữ liệu".Mối lo ngại về những tính năng giám sát hay nguy cơ mất an toàn dữ liệu từ robot hút bụi trở nên phổ biến sau khi Hàn Quốc, cùng một số quốc gia khác, cấm chatbot AI DeepSeek do quan ngại xâm phạm quyền riêng tư. Robot hút bụi nội địa Trung Quốc, bao gồm Roborock và vài tên tuổi khác, bị đưa vào "tầm ngắm".Năm ngoái, Roborock từng vấp phải chỉ trích khi điều khoản thỏa thuận người dùng cho phép hãng chia sẻ dữ liệu cá nhân với công ty Hangzhou Tuya Information Technology (Trung Quốc). Khi ấy, hãng cũng khẳng định mọi thông tin truyền đến máy chủ đều được mã hóa theo chuẩn TLS mới nhất. Công ty giải thích người dùng có toàn quyền xóa, quản lý bất cứ dữ liệu nào do robot thu thập từ chính thiết bị di động được kết nối để quản lý.Trong vài năm qua, thị trường robot hút bụi tại Hàn Quốc chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt từ các ông lớn trong ngành. Samsung, LG và các hãng nước ngoài phải không ngừng củng cố uy tín về an ninh dữ liệu. Roborock đang mở rộng danh mục sản phẩm gia dụng nhằm giữ vững vị thế. Doanh thu của công ty tại Hàn Quốc tăng hơn 200% mỗi năm kể từ khi vào thị trường năm 2020, cán mốc 200 tỉ won (tương đương 140 triệu USD) trong năm 2023. Riêng nửa đầu năm 2024, số liệu cho thấy công ty đạt 142 tỉ won.
Chiến dịch tìm kiếm MH370 mới sắp bắt đầu, với các báo cáo cho rằng chuyến thám hiểm do công ty robot hàng hải Ocean Infinity thực hiện sẽ đưa một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới đến hồi kết.Cách đây 11 năm, MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã biến mất vào sáng sớm ngày 8 tháng 3 năm 2014 trên chuyến bay theo lịch trình từ Kuala Lumpur, Malaysia đến Bắc Kinh, Trung Quốc.Việc tìm kiếm chiếc máy bay chở khách chở 239 hành khách và phi hành đoàn ban đầu tập trung vào Biển Đông và biển Andaman.Trong những ngày sau vụ tai nạn, các phân tích tín hiệu của máy bay không thể xác định chính xác vị trí nhưng đã nhấn mạnh rằng MH370 có thể nằm ở bất kỳ đâu trên hai vòng cung, "một vòng cung trải dài từ Java về phía nam đến Ấn Độ Dương, phía tây nam Úc và vòng cung kia trải dài về phía bắc khắp châu Á từ Việt Nam đến Turkmenistan", Britannica.com giải thích.Khu vực tìm kiếm sau đó được mở rộng đến Ấn Độ Dương, phía tây nam Úc trên vòng cung phía nam và Đông Nam Á, phía tây Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Á ở vòng cung phía bắc.Vài tuần sau vụ mất tích, một con tàu của Úc đã phát hiện ra một số tiếng ping âm thanh có thể từ "hộp đen" của chiếc Boeing 777 cách Perth, Tây Úc khoảng 2.000 km về phía tây bắc, nhưng nổi lên lo ngại rằng những tiếng ping đó có thể là kết quả đọc sai.Mãi đến tháng 7 năm 2014, mảnh vỡ đầu tiên mới được phát hiện - khoảng 4 tháng sau khi MH370 biến mất - trên một bãi biển của đảo Réunion thuộc Pháp.18 tháng tiếp theo, tổng cộng hơn 20 mảnh vỡ được tìm thấy - trên bờ biển ở Tanzania, Mozambique, Nam Phi, Madagascar và Mauritius. Trong khi 3 mảnh chắc chắn đến từ MH370, một số mảnh khác được cho là "có thể".Vào tháng 1 năm 2017, chính phủ Malaysia, Úc và Trung Quốc đã đưa ra quyết định ngừng tìm kiếm MH370, nhưng một năm sau - Malaysia đã ủy quyền cho một cuộc tìm kiếm dưới nước thứ hai - do công ty robot hàng hải Ocean Infinity có trụ sở tại Houston, Mỹ thực hiện - trên cơ sở "không tìm thấy, không tính phí". Tìm kiếm kết thúc vào tháng 5 cùng năm.Theo báo cáo, Ocean Infinity đã yêu cầu thanh toán 70 triệu USD nếu nhiệm vụ tìm kiếm MH370 lần này thành công - với cùng một hợp đồng "không tìm thấy, không tính phí" nếu họ không thực hiện được.Sau khi công bố sứ mệnh tìm kiếm mới vào cuối năm 2024, tàu Armada của Ocean Infinity hiện di chuyển từ Mauritius đến khu vực xảy ra vụ tai nạn, cách Perth trên Ấn Độ Dương 1.500 km về phía tây.Cuộc tìm kiếm này sẽ đánh dấu nỗ lực thứ ba để xác định vị trí máy bay.Việc di chuyển mới về phía khu vực xảy ra vụ tai nạn có nghĩa là một nỗ lực tìm kiếm mới sắp xuất hiện, có thể bắt đầu trong tháng này mặc dù chưa có ngày chính thức nào được công bố."Các chuyên gia vận tải và nhiều người đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động của tàu và chuyến đi đặc biệt này đang tạo ra sự phấn khích đáng kể", ấn phẩm Aviation đưa tin và cho biết thêm rằng, ngày đến dự kiến của Armada 7806 tại khu vực được chỉ định là vào khoảng ngày 23 tháng 2 năm 2025.Nó cho thấy rõ ràng con tàu đang trên đường đến khu vực tìm kiếm tiềm năng ở Nam Ấn Độ Dương. Khu vực tìm kiếm mới này có diện tích khoảng 15.000 km2, với các địa điểm tìm kiếm được xác định bởi ba nhóm nghiên cứu.Trong một cuộc phỏng vấn với 9News, chuyên gia hàng không Geoff Thomas cho biết, đây cuối cùng có thể là cuộc tìm kiếm mang lại kết thúc cho những gia đình đã mất người thân trên MH370.Ông nói: "Thật tuyệt vời khi cuộc tìm kiếm bắt đầu lại để mang đến cái kết cho những người thân còn ở lại.Chiến dịch tìm kiếm mới này được thực hiện bởi kỹ sư hàng không vũ trụ người Anh Richard Godfrey, người đã phát triển một hệ thống theo dõi mang tính cách mạng mới sử dụng sóng vô tuyến"."Khả năng chúng ta sẽ tìm thấy nó là rất cao", ông nhấn mạnh.Trong khi đó, thợ săn mảnh vỡ người Mỹ Blaine Gibson nói với GBNews rằng ông tin cuộc tìm kiếm mới này có kết quả cao. "Chúng tôi có cả bằng chứng và phân tích đáng tin cậy cũ và mới chỉ ra vị trí của địa điểm xảy ra vụ tai nạn, công nghệ tìm kiếm tốt hơn... Chúng tôi có ý tưởng tốt hơn nhiều về việc máy bay ở đâu và không ở đâu".
Xe bán tải bán ế nhất Việt Nam có thêm phiên bản điện
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 9 đang diễn ra tại Công viên 23 Tháng 9, đường Phạm Ngũ Lão, Q.1 (TP.HCM). Sự kiện kéo dài trong 2 ngày 9 và 10.3 với rất nhiều tiết mục trình diễn đặc sắc trên sân khấu, có cả trăm gian hàng về văn hóa, du lịch, truyện tranh, hoạt hình, manga - anime, cùng các hoạt động giao lưu ngoài trời như xe đạp, bóng chày, hóa trang thu hút hàng ngàn người trẻ tham gia.