Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 3.4.2024
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.Xác minh hình ảnh người đàn ông cải trang đạo Hồi, đeo súng chạy xe ở Cần Thơ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
So sánh Việt Nam và Thái Lan của du khách Mỹ gây sốc mạng xã hội
Chiều 17.2, TAND Q.1 (TP.HCM) mở phiên tòa và hoãn xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Hà và bị đơn Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam.Trong phần thủ tục, đại diện hợp pháp của bị đơn có đơn xin hoãn phiên tòa kèm hồ sơ bị bệnh. Sau khi hội ý, HĐXX xét thấy việc vắng mặt của người đại diện là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên hoãn phiên tòa theo luật định. Đồng thời, HĐXX cũng thông báo phiên tòa sẽ được mở lại vào sáng 28.2 tới. Theo đơn khởi kiện, bà Hà trình bày, trong vụ án tranh chấp lao động giữa bà Hà và Công ty TNHH nghiên cứu Thiên Đỉnh (gọi tắt Công ty Thiên Đỉnh) vào năm 2023, thì Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam là bên tư vấn dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh, và cử luật sư đại diện ủy quyền, bảo vệ quyền lợi cho Công ty Thiên Đỉnh tại tòa. Tuy nhiên, theo bà Hà, Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam là công ty luật 100% vốn nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam. Theo quy định, công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam chỉ được thực hiện tư vấn pháp luật, và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng là người đại diện ủy quyền, bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trước tòa án.Ngoài ra, bà Hà trình bày, quá trình Baker McKenzie Việt Nam tư vấn dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh, thì phía Baker McKenzie cử 2 cá nhân là nhân viên nhưng không có ủy quyền hợp pháp đã tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các cuộc điều tra, rà soát; trực tiếp thu giữ máy tính, điện thoại di động của bà Hà vào 2 ngày là 14.2.2020 và 1.4.2020; cử một người không phải luật sư nhưng tham gia tư vấn pháp luật về phương án sử dụng lao động của Công ty Thiên Đỉnh, mục đích cho bà Hà nghỉ việc, xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà.Cho rằng Công ty luật TNHH Baker McKenzie Việt Nam khi thực hiện dịch vụ pháp lý cho Công ty Thiên Đỉnh đã có một số vi phạm pháp luật, vi phạm phạm vi hành nghề, gây thiệt hại quyền lợi hợp pháp cho bà, nên bà khởi kiện yêu cầu Baker McKenzie Việt Nam xin lỗi công khai, bồi thường tổn thất tinh thần 18 triệu đồng.
Tiền vệ Hoàng Đức đã bị chấn thương sau khi nhận cú xoạc bóng từ cầu thủ Đồng Tháp ở phút 89. Pha va chạm này khiến anh vấp vào người một cầu thủ khác, sau đó ngã xuống ôm gối tỏ ra đau đớn.Sau khi các bác sĩ chăm sóc, Hoàng Đức đã rời sân không tiếp tục thi đấu. Anh được thay bằng Nguyễn Thành Lộc và CLB Ninh Bình kết thúc trận đấu với chiến thắng 1-0, duy trì ngôi đầu giải hạng nhất với thành tích toàn thắng sau 7 trận.Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, phản hồi của Hoàng Đức sáng 10.2 là khá tích cực, khi vết đau của anh không quá nặng như lo ngại ban đầu. Tuy nhiên, do đội Ninh Bình chưa cho Hoàng Đức đi chụp phim vết đau nên vẫn chưa biết được mức độ nặng nhẹ của chấn thương, nên kế hoạch tập trung đội tuyển Việt Nam của cầu thủ này cũng còn là dấu hỏi.Dự kiến, CLB Ninh Bình hành quân đến Bình Phước, sẵn sàng cho trận đại chiến giữa 2 đội đứng đầu bảng xếp hạng ở vòng 9 giải hạng nhất quốc gia 2024 - 2025 diễn ra vào ngày 15.2 tới.Cũng liên quan đến trận đấu này, đội chủ nhà Bình Phước đang đứng trước thách thức không nhỏ khi chấn thương của chân sút chủ lực Công Phượng chưa thể bình phục sớm như một số dự đoán ban đầu.Sau chiến thắng 2-1 trước CLB Long An ở vòng 8 đêm 9.2, thủ môn Bùi Tấn Trường đã có chia sẻ về chấn thương của Công Phượng: "Bác sĩ chẩn đoán Công Phượng có thể trở lại tập luyện sau hơn 1 tháng nbữa, nhưng để thi đấu được thì cần từ 2 - 3 tháng".Được biết, Công Phượng được chẩn đoán chấn thương cơ trong trận gặp CLB Đồng Nai ở vòng 6 giải hạng nhất ngày 19.1. Được biết thời gian qua Công Phượng không tập hồi phục ở các trung tâm, mà tự tập tại chỗ với CLB.Tiết lộ của Tấn Trường cho thấy chân sút quê Đô Lương không chỉ sẽ vắng mặt ở trận cầu "6 điểm" với đội đầu bảng Ninh Bình, mà còn không có cơ hội khi đội tuyển Việt Nam tập trung trở lại vào giữa tháng 3, đá giao hữu với Campuchia ngày 19.3, trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 gặp Lào (25.3) trên sân Bình Dương.
Người một nhà - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thị Thanh Bình (TP.HCM)
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.