Vai trò của Lactoferrin trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
‘Con muốn sống': Người mẹ bất lực nghe con ung thư não kêu cứu xé lòng
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
HLV Shin Tae-yong lặng lẽ ăn mừng vì loại U.23 Hàn Quốc: Tôi hạnh phúc nhưng…
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Tờ New York Post ngày 1.2 đưa tin Lục quân Mỹ từ chối nêu tên nữ phi công thiệt mạng trên chiếc trực thăng quân sự Black Hawk va chạm với máy bay chở khách của American Airlines gần Sân bay quốc gia Ronald Reagan ở khu vực thủ đô Washington DC.Vụ va chạm máy bay thảm khốc hôm 29.1 khiến toàn bộ 64 người trên máy bay chở khách và 3 phi công trên chiếc trực thăng quân sự thiệt mạng, trong đó có một phi công nữ.Trong thông báo mới đây, Lục quân Mỹ cho hay gia đình đề nghị không công khai danh tính nữ phi công trên. Lục quân cho hay 2 binh sĩ còn lại trên chiếc Black Hawk là Ryan Austin O'Hara (28 tuổi) và Andrew Loyd Eaves (39 tuổi)."Theo đề nghị của gia đình, tên của binh sĩ thứ 3 sẽ không được công khai vào lúc này", theo Lục quân Mỹ.Tờ The Telegraph dẫn lời sĩ quan Jonathan Koziol, tham mưu trưởng bộ phận không quân thuộc Lục quân Mỹ cho hay nữ binh sĩ trên là phi công có kinh nghiệm với hơn 500 giờ bay. Phi công Eaves là người hướng dẫn trên chuyến bay và có kinh nghiệm hơn 1.000 giờ bay.Thi thể của binh sĩ Eaves và nữ binh sĩ trên vẫn chưa được tìm thấy, sau khi cả 2 máy bay lao xuống sông Potomac trong vụ việc. Trong diễn biến liên quan, tờ The Straits Times dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay chiếc trực thăng quân sự trên đang trong chuyến bay huấn luyện thường kỳ. Theo đó, đơn vị trực thăng UH-60 Black Hawk thuộc Tiểu đoàn Không quân 12 có nhiệm vụ đặc biệt là nhanh chóng sơ tán các quan chức cấp cao của Mỹ đến các địa điểm an toàn như một địa điểm ở Pennsylvania trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc tấn công vào chính phủ Mỹ.Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Fox News hôm 31.1, Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth cho biết chiếc trực thăng đang thực hiện một cuộc diễn tập "liên tục của chính phủ", giúp các phi công "diễn tập theo cách phản ánh một kịch bản thực tế". Ông từ chối cung cấp thêm chi tiết vì không muốn "đi sâu vào bất cứ điều gì thuộc diện bí mật".Chính phủ Mỹ không tiết lộ chi tiết về kế hoạch sơ tán các quan chức cấp cao, nhưng kế hoạch đó có khả năng liên quan Raven Rock Mountain, một cơ sở ở bang Pennsylvania được sử dụng từ thập niên 1950 làm trung tâm chỉ huy thay thế trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Bộ Công thương bảo lưu quan điểm điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu
Hôm 12.1 (giờ Việt Nam), PageSix tiết lộ vụ cháy rừng ở khu vực Malibu, Los Angeles (bang California, Mỹ) đã cướp đi sinh mạng của Rory Sykes ở tuổi 32. Thông tin về sự ra đi của cựu sao nhí được bà Shelley Sykes, mẹ của nam diễn viên chia sẻ trên trang cá nhân. Bà chia sẻ mình thực sự đau lòng khi con trai Rory Sykes đã qua đời từ hôm 8.1 tại ngôi nhà gia đình ở Malibu khi bà không thể dập tắt đám cháy trên mái nhà bằng vòi do công ty cấp nước đã cắt nguồn nước.Rory Sykes bị bại não và gặp khó khăn trong việc đi lại còn mẹ của nam diễn viên không thể đưa anh ra khỏi ngôi nhà đang cháy vì cánh tay bà bị gãy. "Rory nói: 'Mẹ ơi, mẹ bỏ con đi'. Nhưng không bà mẹ nào có thể bỏ con mình lại được", bà Sykes nói trong nước mắt khi chia sẻ trên kênh 10 News First của Úc. Người mẹ vội vã đến sở cứu hỏa địa phương sau khi không thể liên lạc được với 911 (số liên hệ trong trường hợp khẩn cấp tại Mỹ). Khi bà quay lại cùng với người giúp đỡ thì đã quá muộn. Lính cứu hỏa xác nhận với bà rằng Rory Sykes đã tử vong vì ngộ độc khí carbon monoxide.Trong dòng thông báo đầy đau lòng, bà Shelley Sykes mô tả Rory Sykes là một cậu con trai tuyệt vời. "Rory đã vượt qua rất nhiều ca phẫu thuật lẫn liệu pháp để lấy lại thị lực và có thể học cách đi lại. Mặc dù đau đớn, Rory vẫn nhiệt tình đi du lịch khắp thế giới cùng tôi, từ châu Phi cho đến Nam Cực", bà xúc động. Theo lời mẹ anh, sao nhí của chương trình Kiddy Kapers đã thành lập tổ chức Happy Charity để giúp đỡ những người gặp khó khăn và đã trở thành diễn giả truyền cảm hứng từ năm 8 tuổi. Bà Sykes khép lại bài đăng bằng cách chia sẻ rằng con trai mình sẽ luôn được nhớ đến.Những ngày qua, thảm họa cháy rừng càn quét qua California (Mỹ) với sức tàn phá nặng nề, gây thiệt hại to lớn về người và của. Giống như đông đảo người dân trong khu vực, nhiều người nổi tiếng đang gánh chịu những mất mát trong vụ cháy rừng lịch sử. Hàng loạt ngôi sao: Paris Hilton, Billy Crystal, Miles Teller, Eugene Levy, Anthony Hopkins, Milo Ventimiglia… suy sụp khi biệt thự triệu USD của họ bị thiêu rụi trong biển lửa.Trong khi đó, nhiều nghệ sĩ như: Jamie Lee Curtis, Sharon Stone, Halle Berry, Paris Hilton… tích cực quyên góp tiền của, kêu gọi mọi người cùng tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả của vụ cháy. Jennifer Garner là một trong những người nổi tiếng trở thành tình nguyện viên tham gia hoạt động cứu trợ. Nữ diễn viên tiết lộ ngôi nhà của cô không bị ảnh hưởng với đám cháy nhưng cô đã mất một người bạn trong biển lửa ở California. Vợ cũ của tài tử Ben Affleck chia sẻ trong nước mắt: "Tôi đã mất một người bạn. Cô ấy đã không ra ngoài kịp lúc".

Trao tiền bạn đọc hỗ trợ cho con gái của sản phụ vừa mất
‘Mưa vàng’ giải nhiệt cơn sốt giá cà phê
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Mang cảm hứng lãng mạn với cách trang điểm mắt màu tím mộng mơ
Trung tâm Nghiên cứu thị trường và am hiểu khách hàng OneHousing (thuộc tập đoàn One Mount) trong báo cáo thị trường bất động sản quý 4/2024 của Hà Nội cho thấy, giao dịch toàn Hà Nội năm 2024 đạt hơn 119.000 căn. Trong đó, thị trường căn hộ sơ cấp tiếp tục tăng mạnh, trong khi căn hộ chuyển nhượng và thổ cư hạ nhiệt cuối năm.Trong năm 2024, căn hộ chung cư dẫn đầu về lượng giao dịch bất động sản tại Hà Nội, với 67.000 căn, chiếm 57% thị trường. Tiếp theo là thổ cư chiếm 35% và thấp tầng chiếm 6%. Lượng tiêu thụ thấp tầng đạt khoảng 7.600 căn trong năm 2024, nhờ giao dịch chủ yếu tại Vinhomes Global Gate và Vinhomes Ocean Park 2-3.Theo nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản cho người nước ngoài tại Hà Nội đang phát triển khi mỗi năm Hà Nội cấp phép mới cho khoảng 10.000 lao động nước ngoài, phần lớn là lao động chất lượng cao, có nhu cầu về nhà ở cao cấp. Trong đó năm 2023 có gần 4.200 vị trí công việc nhà quản lý, 190 vị trí giám đốc điều hành, trên 8.000 vị trí chuyên gia, 1.561 vị trí lao động kỹ thuật. Đồng thời cấp mới 8.747 giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, cấp lại 1.234 giấy phép lao động và gia hạn 2.749 giấy phép. Khi đến làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không chỉ tìm kiếm những nơi ở phù hợp mà còn mong muốn tận hưởng môi trường sống hiện đại, tiện nghi và gần các trung tâm kinh tế - văn hóa. Không chỉ có nhu cầu về chỗ ở, theo thời gian, số lượng người nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà để sinh sống và gắn bó lâu dài tại Việt Nam cũng gia tăng tương đối mạnh mẽ. Đặc biệt, nhu cầu này được hỗ trợ tích cực bởi luật Nhà ở 2024. Chính vì vậy, các sản phẩm bất động sản tại các khu đô thị hiện đại, đa dạng tiện ích dịch vụ là lựa chọn ưu tiên của nhóm này.Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, chỉ nửa đầu năm 2024, người nước ngoài đã mua hơn 1.000 căn hộ tại Hà Nội. Quý cuối năm 2024, Sở Xây dựng Hà Nội cho phép thêm 7 dự án chung cư, với khoảng 3.000 căn hộ được bán cho người nước ngoài. Chủ yếu là các dự án căn hộ cao cấp trong khu đô thị, phù hợp với nhu cầu của nhóm thu nhập cao này. Các dự án nằm trong khu đô thị cũng nhanh chóng bán hết khoảng hơn 60% quỹ căn được phép mở bán cho người nước ngoài, với mức giá cao hơn 10% so với người Việt Nam.Trước đó, số lượng sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, ở mức tương đối thấp. Cụ thể, tính từ năm 2015 đến hết quý 3/2023 đã có hơn 3.000 người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Trong đó, Hà Nội chiếm hơn phân nửa với 1.765 căn. VARS nhận định rằng, xu hướng gia tăng sở hữu nhà của người nước ngoài tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, sẽ tiếp tục phát triển. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản. Góp phần hấp thụ một lượng tương đối lớn các sản phẩm cao cấp, hạng sang vẫn còn "tồn kho" trên thị trường. Tuy nhiên để đón lượng khách này, VARS khuyến cáo các chủ đầu tư cần nghiên cứu thị trường để xác định nhóm khách hàng mục tiêu đến từ quốc gia nào, khả năng chi trả ra sao. Từ đó, triển khai thực hiện các dự án phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của nhóm khách hàng này. Đặc biệt, đây thường là nhóm có yêu cầu cao nên càng cần chú ý để đảm bảo khả năng hấp thụ của sản phẩm.Cần bố trí riêng một bộ phận vừa thông thạo ngoại ngữ, vừa am hiểu về các quy định pháp luật để hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng người nước ngoài. Đồng thời cần chủ động trong các phương án tìm hiểu, liên hệ và làm việc với các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài để đưa ra các phương án hợp tác phù hợp, đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Dự án The Metropolitan (gồm 4 phân khu The Zurich, The Beverly, The London, The Paris) có giá từ 55 - 65 triệu đồng/m2.Dự án Masteri Waterfront có giá từ 60 - 75 triệu đồng/m2.Dự án Lumiere SpringBay có giá từ 70 - 80 triệu đồng/m2.Dự án The Senique có giá từ 70 - 90 triệu đồng/m2.Dự án Lumiere Evergreen có giá từ 75 - 90 triệu đồng/m2.Dự án Lumi Hanoi có giá từ 75 - 90 triệu đồng/m2.Dự án The Sola Park có giá từ 65 - 75 triệu đồng/m2.Dự án The Victoria có giá từ 70 - 80 triệu đồng/m2.Dự án Masteri Grand Avenue có giá từ 90 - 120 triệu đồng/m2Dự án The Continental Imperia Signature có giá từ 80 - 110 triệu đồng/m2.
gi88
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư