Nước long nhãn Thái Lan có gì 'hot' mà nhiều người đứng chờ mua giữa trưa?
Ngày 2.3, Công an Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai một số nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Theo Công an Hà Nội, từ này 1.3, cơ quan này đã giải thể 30 công an cấp huyện, hợp nhất Phòng Cảnh sát bảo vệ và Trung đoàn CSCĐ thành Phòng CSCĐ. Đồng thời, Công an Hà Nội đã bố trí 30 cơ sở đặt tại các quận, huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ và phân công 1 phó trưởng Phòng Tham mưu trực tiếp phụ trách cơ sở.Tại hội nghị, lãnh đạo các phòng chức năng đã phổ biến, quán triệt, triển khai một số quy trình, quy chế làm việc trên các lĩnh vực tham mưu, tổng hợp; tổ chức cán bộ; tố tụng hình sự, phòng chống tội phạm; quản lý hành chính về trật tự xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp… Đồng thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc được đại diện công an các xã, phường, thị trấn đặt ra.Công an Hà Nội cho hay, khi không còn cấp huyện đòi hỏi công an cấp xã phải nâng cao trách nhiệm và chủ động nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Chỉ đạo tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc phụ trách điều hành Công an Hà Nội, yêu cầu các đơn vị khẩn trương bắt tay ngay vào công việc; tổ chức họp, bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng cán bộ chiến sĩ; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các đơn vị, đưa công việc đi vào "nề nếp"... Đối với các phòng nghiệp vụ, thiếu tướng Tùng đề nghị cần tập trung hướng dẫn công an cấp xã thực hiện theo phân cấp, không để xảy ra bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, bỏ sót, lọt vụ việc, đối tượng.Về nhiệm vụ mới tiếp nhận từ các sở, ngành, người điều hành Công an Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành để việc tiếp nhận được thực hiện trơn tru, phục vụ tốt cho người dân; đề xuất trang bị kịp thời các thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác, đảm bảo đi vào vận hành nhanh nhất…Liên quan đến công tác tố tụng hình sự, đấu tranh với tội phạm, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận tố giác tội phạm; thực hiện nghiêm các quy định về giam giữ, thi hành án...; không để khoảng trống pháp lý khi không triển khai mô hình cơ quan điều tra công an cấp huyện.Mẹo cập nhật toàn bộ ứng dụng trên máy tính Windows bằng CMD
Tất bật xếp giỏ quà để trả đơn hàng Tết, chị Lan (35 tuổi, Hà Nội) không giấu được nụ cười trên môi. Nếu như năm ngoái, mặt hàng giỏ quà Tết dù được chị đầu tư bao thời gian công sức chuẩn bị vẫn "ế chỏng chơ" thì năm nay, tình hình đã khác. "Tôi định không làm nữa vì nản, ai ngờ ông bà ngoại lại đề xuất ý tưởng livestream bán hàng cho hợp xu hướng. Nghe ông bà động viên, cả nhà lại cùng nhau xắn tay vào làm, người nhận đơn, người gói quà để gửi cho kịp. Tuy vất vả hơn nhưng ai cũng thấy vui".Với anh Nam (40 tuổi, TP.HCM), những gian khó trong năm qua đã phần nào vơi bớt, và hy vọng vào một mùa Tết an vui đang âm thầm lan tỏa từ gia đình. "Năm nay công ty ổn định hơn chút, tôi không còn quá lo chuyện cắt giảm nhân sự dù cuối năm vẫn không tránh khỏi bận rộn. May mà có ba má ở đó, thay các con giữ Tết đủ đầy. Ba mình đã tuốt lá mai sẵn sàng đón Tết, má ngâm sẵn mấy hũ kiệu và chuẩn bị dần gạo nếp, đậu xanh, thịt heo gói bánh. Nhờ có ông bà, không khí Tết trong nhà vẫn thật trọn vẹn".Tết về, chính là thời điểm những người con trưởng thành nhìn lại và tri ân những lo toan, gánh vác của cha mẹ mình. Một năm nhiều biến động qua càng khiến sự đồng hành thầm lặng, những bài học kinh nghiệm mà cha mẹ trao cho con càng thêm quý giá. Yêu thương của mẹ cha chính là lời cha nhắc con giữ gìn sức khỏe giữa những bộn bề công việc, hay những lần mẹ cẩn thận gói ghém từng món ăn bình dị gửi lên thành phố, chỉ để con có được chút hương vị ấm áp của gia đình.Qua những năm tháng khó khăn, chúng ta càng thêm trân quý những bài học vượt khó mà mẹ cha gửi trao qua những truyền thống của gia đình. Cha mẹ là nguồn động lực của con trong những thời điểm loay hoay giữa biến động, và thắp lên niềm hy vọng về tương lai tươi sáng.Dù cuộc sống có khó khăn, chỉ cần còn cha mẹ bên mình là con có nguồn sức mạnh tinh thần vô giá để vững vàng bước tiếp. Bài học về niềm hy vọng của cha mẹ sẽ luôn ở đó theo thời gian, nhưng sức khỏe của cha mẹ lại chẳng thể "ở đó" cùng ta theo năm tháng.Tết là thời điểm ý nghĩa để những người con hướng về giá trị của gia đình. Cũng vì vậy, rất nhiều người con trưởng thành trao tặng cha mẹ món quà chăm sóc sức khỏe. Đó cũng chính là cách họ vun trồng cội nguồn yêu thương, giữ gìn niềm vui và hy vọng cho cả nhà.Trước sự quan tâm ngày một lớn dành cho sức khỏe, việc chọn quà Tết như thực phẩm dinh dưỡng y học Ensure Gold được nhiều người lựa chọn để giúp người lớn tuổi tăng cường sức khỏe và vững vàng hơn trước những thách thức của tuổi tác."Tết là lúc tôi dành thời gian cho gia đình và quan tâm chăm sóc sức khỏe của ba má. Ông bà chính là nguồn động lực, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho con cháu. Mỗi mùa Tết, được thấy ba má khỏe mạnh là điều quý giá mà tôi muốn gìn giữ mãi", anh Nam chia sẻ.Có cùng mong muốn chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ, chị Lan chọn Ensure Gold làm quà Tết với mong ước gia đình được cùng nhau đón thêm nhiều mùa Xuân bên nhau. Món quà thiết thực này thay lời chúc của chị cho cha mẹ sức khỏe thêm vững vàng, tận hưởng giây phút sum vầy cùng cháu con.Khép lại một năm với nhiều lo toan, đừng quên chăm sóc ân cần cho đấng sinh thành dịp Tết này. Trao tặng cha mẹ món quà sức khỏe, gìn giữ nguồn cội yêu thương chính là cách mỗi gia đình vun đắp niềm tin về một năm mới nhiều niềm vui và ngập tràn hy vọng.
Mỹ hạ tên lửa chống hạm, UAV của Houthi nhằm vào tàu khu trục trên biển Đỏ
Hỗ trợ xuống dốc
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 25.3.2024
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…