Nông dân trồng đậu nành giống mới trúng mùa trúng giá
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.Nhức nhối xe dù, bến cóc tại TP.HCM: Xe dù núp bóng hợp đồng
Ông Đỗ Quang Vinh - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP SHB sinh năm 1989 (Kỷ Tỵ). Là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính và Quản trị tại University of East Anglia, Vương quốc Anh, ông Vinh công tác tại SHB từ năm 2011 và được bổ nhiệm Phó chủ tịch HĐQT SHB từ tháng 4.2023 đến nay và có 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay, ông đang kiêm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc SHB. Ông đồng thời đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và từng được vinh danh "Doanh nhân châu Á xuất sắc ngành dịch vụ tài chính". Ông Đỗ Quang Vinh hiện đang nắm giữ 2,77% cổ phần SHB, tương ứng hơn 101,38 triệu cổ phần.Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953, Quý Tỵ) hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ông giữ các chức vụ tại các tổ chức hiệp hội như đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore; Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam; Phó chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Mỹ; Ủy viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji. Trong danh sách 22 cổ đông doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ hơn 1,55 tỉ cổ phần TPBank, không xuất hiện tên ông Đỗ Minh Phú nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI sở hữu 5,93% và người liên quan sở hữu 17,26%.Ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông sinh năm 1965 (năm Ất Tỵ), có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông gia nhập OCB từ tháng 8.2010 đến nay và được bầu làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2011 - 2015; Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tiếp tục là Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ OCB, ông Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 4,434% và tỷ lệ sở hữu cổ phần OCB do người có liên quan của cổ đông sở hữu/vốn điều lệ OCB gần 15,5%.Ông Hàn Ngọc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) sinh năm 1965 (Ất Tỵ). Ông Hàn Ngọc Vũ gia nhập VIB với vai trò Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và giữ chức vụ này tới năm 2008. Năm 2008, ông Vũ được ĐHĐCĐ bầu làm Thành viên HĐQT khóa V, đồng thời được HĐQT lựa chọn làm Chủ tịch HĐQT trong 5 năm từ 2008 tới 2013. Đại hội đồng cổ đông năm 2013 tiếp tục bầu ông Vũ làm Thành viên HĐQT khóa VI. Cùng năm, HĐQT đã bổ nhiệm ông Vũ quay lại giữ cương vị Tổng giám đốc cho đến nay. Ông Vũ tiếp tục được bầu làm thành viên HĐQT từ năm 2023.Ông Lê Quốc Long - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sinh năm 1965 (Ất Tỵ), cử nhân chuyên ngành tài chính kế toán (Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội) và chuyên ngành luật (Trường đại học Luật Hà Nội), đã có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Ông Lê Quốc Long gia nhập SeABank từ năm 2005 với chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Tín dụng và Quản trị rủi ro, đồng thời từng kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý quan trọng khác của ngân hàng tại các lĩnh vực như thanh toán, giám đốc khu vực…Ông Nguyễn Hoàng Linh - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) sinh năm 1977 (Đinh Tỵ). Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và từng giữ nhiều chức vụ tại các ngân hàng tại Việt Nam như: Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc PVCombank, Tổng giám đốc Western Bank, quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á… Ông gia nhập MSB từ năm 1998 và đảm nhiệm các vị trí như Giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Chiến lược, Phó tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bán lẻ. Từ tháng 3.2020, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc MSB. Từ tháng 9.2020 đến nay ông là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSB.
Du học sinh Việt sẽ được lợi gì từ dự án 300.000 người du học Hàn Quốc?
Theo ông Guterres, sáng kiến bao hàm những đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực các hoạt động của LHQ, xem xét và xác định lại quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng và HĐBA LHQ, cải tổ cả thể chế và tổ chức lẫn chức năng và nhiệm vụ của LHQ.LHQ đã đặt ra vấn đề cải tổ sâu rộng và đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên tiến trình này nhìn chung còn trì trệ và chưa toàn diện. Khoảng cách giữa nhận thức về sự cần thiết phải nhanh chóng cải tổ sâu rộng và thực chất LHQ ở các thành viên vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, thế giới hiện tại đã thay đổi rất căn bản so với thời LHQ được thành lập cách đây 80 năm, vì thế việc nhân dịp này đề xuất sáng kiến mới nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét trong tiến trình cải tổ LHQ là cách tiếp cận tích cực, thích hợp và cần thiết.Chuyện cải tổ LHQ nói chung và sáng kiến UN80 nói riêng vốn không liên quan trực tiếp đến quan điểm, chính sách của chính quyền mới ở Mỹ. Tuy nhiên, những quan điểm, chính sách của chính quyền mới ở Mỹ về LHQ, về hợp tác đa phương trong thế giới hiện đại trong chừng mực nhất định có tác động làm cho việc gấp rút cải cách sâu rộng và triệt để trở nên cấp thiết hơn.LHQ phải cải tổ vì tương lai của chính LHQ và vì tương lai của thế giới. Cải tổ để thích ứng với thế giới đã thay đổi cơ bản. Chỉ như thế LHQ mới bảo toàn và tăng cường được vai trò, vị thế và ảnh hưởng của trụ cột chính trong trật tự chính trị, hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của thế giới.
Năm 2025 nối thông cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành sân bay Long Thành
Madam Pang là đương kim Chủ tịch FAT, thay thế ông Somyot Pumpanmuang đã từ chức ngay trước cuộc bầu cử nhiệm kỳ mới hồi cuối năm 2024. Trong nhiệm kỳ của mình (từ năm 2016 đến 2024), ông Somyot Pumpanmuang được cho là đã có quyết định đơn phương kết thúc hợp đồng với Công ty Siam Sport, gây thiệt hại tài chính cho công ty này vì đánh mất nhiều bản quyền truyền hình vốn đã nắm giữ trước đó.Theo báo chí Thái Lan, Siam Sport là đơn vị nắm bản quyền truyền hình của nhiều giải đấu tại Thái Lan, trong đó có các giải quan trọng như Thai League. Theo thỏa thuận, công ty này được phép nắm 95% lợi nhuận, còn FAT giữ lại 5%. Tuy nhiên vào năm 2016, ông Somyot Pumpanmuang chỉ đạo FAT đơn phương chấm dứt hợp đồng vì cho rằng thỏa thuận với Siam Sport có nhiều khuất tất. Thời điểm đó, một số thông tin cho biết phía cơ quan bóng đá Thái Lan muốn chia lợi nhuận nhiều hơn con số 5%.Từ bất đồng này, vụ kiện giữa Siam Sport và FAT kéo dài nhiều năm nay. Mới đây, Tòa án tối cao Thái Lan ra phán quyết FAT phải bồi thường cho Siam Sport số tiền lên đến 360 triệu baht (gần 300 tỉ đồng), bao gồm được tính lãi từ ngày khởi kiện cho đến khi thanh toán xong. Phán quyết này đã tạo một cú sốc gây choáng váng cho FAT trong nhiệm kỳ Madam Pang đang làm chủ tịch.Ngày 11.3, sau khi trở về Thái Lan từ cuộc họp Đại hội đồng FIFA ở Thụy Sĩ, Madam Pang lên tiếng: "Số tiền 360 triệu baht đã trở thành khoản nợ mà liên đoàn phải trả. Tôi tôn trọng phán quyết từ Tòa án tối cao. Việc chấm dứt hợp đồng với Siam Sport là không hợp lệ, khiến nay FAT phải bồi thường thiệt hại trong vụ việc này. Tuy nhiên, tôi cũng quyết định đưa vụ việc lên Ủy ban đặc biệt một cách khẩn cấp. Trong vụ kiện đòi bồi thường, theo Điều 76 Bộ luật Dân sự và Thương mại đối với bị đơn thứ hai, cựu Chủ tịch FAT Somyot Pumpanmuang và hội đồng quản trị lúc bấy giờ, chính là những người phải chịu trách nhiệm".Madam Pang cũng bật khóc bày tỏ: "Khi tôi đến, FAT chẳng có gì cả, chỉ có nợ nần. Tôi cầu xin sự thông cảm. Và cầu xin sự động viên từ người hâm mộ và tất cả các phương tiện truyền thông. Những vấn đề này cần phải được giải quyết rõ ràng và hệ lụy là từ nhiệm kỳ chủ tịch trước, không phải xảy ra trong thời gian của tôi như hiện nay".Trang GOAL Thailand cũng cho biết, Madam Pang và các cộng sự đã hoàn tất mọi thủ tục để kiện ông Somyot Pumpanmuang và Hội đồng quản trị FAT nhiệm kỳ trước. Bóng đá Thái Lan vì thế, trong thời gian tới đây chắc chắn sẽ có rất nhiều biến động, sau vụ kiện lịch sử và số tiền khủng mà FAT phải bồi thường.