$672
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sxvietlott. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sxvietlott.Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của sxvietlott. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ sxvietlott.Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại. ️
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. ️
"Châu Âu phải chấp nhận thách thức này, cuộc chạy đua vũ trang này. Và phải giành chiến thắng", Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu khi ông đến hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels (Bỉ) ngày 6.3. "Châu Âu thực sự có khả năng giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc đối đầu quân sự, tài chính, kinh tế nào với Nga - chúng ta mạnh hơn", ông Tusk nhấn mạnh."Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine", chủ tọa cuộc họp là Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa, phát biểu khi ông và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nồng nhiệt chào đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.Khi đến dự hội nghị thượng đỉnh EU ngày 6.3, bà der Leyen viết trên mạng xã hội X rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết.Tuy nhiên, nhiều thập niên phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ, sự khác biệt về tài chính và cách thức sử dụng năng lực răn đe hạt nhân của Pháp cho châu Âu đã cho thấy EU sẽ khó khăn như thế nào để lấp đầy khoảng trống mà Washington để lại sau khi Mỹ đóng băng viện trợ quân sự cho Ukraine, theo Reuters.Theo NATO, Washington đã cung cấp hơn 40% viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái, trong đó có một số viện trợ châu Âu không thể dễ dàng thay thế. Một số nhà lãnh đạo EU vẫn hy vọng rằng Washington có thể được thuyết phục quay trở lại, theo Reuters.Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 6.3 nhắc lại cam kết của ông là sẽ mở một cuộc tranh luận về việc mở rộng ô dù hạt nhân của Pháp cho các nước châu Âu khác, nhưng ông nhấn mạnh quyết định cuối cùng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay tổng thống nước này, theo Đài Sky News. "Tôi muốn tin rằng Mỹ sẽ vẫn ở phía chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải sẵn sàng nếu Mỹ không còn ở bên chúng ta nữa".Cam kết trên của ông Macron đã nhận phải những phản ứng trái chiều. Tổng thống Gitanas Nauseda của Litva nói rằng "chiếc ô hạt nhân như thế sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm túc đối với Nga". Phía Ba Lan thì nói rằng ý tưởng này đáng để thảo luận trong khi những nước khác, như Đức, nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ Mỹ tham gia.Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình và Mỹ sẽ không bảo vệ một đồng minh NATO không chi đủ tiền cho quốc phòng. ️