Nhiều hãng xe tại Mỹ bị ảnh hưởng từ vụ sập cầu ở Baltimore
Trưa 12.3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại của bệnh viện vừa phẫu thuật lấy một búi tóc nặng gần 1 kg nằm trong dạ dày bé gái 12 tuổi ở Quảng Ngãi.Trước đó, vào ngày 6.3, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi khám trong tình trạng da xanh xao, bụng cứng, ăn ít. Ngay sau đó, các bác sĩ khoa Ngoại đã khám lâm sàng, ghi nhận bụng bệnh nhi chướng nhẹ, sờ thấy có một khối ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, giới hạn tương đối rõ, mật độ chắc.Với tình trạng trên, các bác sĩ đã cho bệnh nhi nhập viện làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang ổ bụng và nội soi tiêu hóa. Qua kết quả X-quang, bệnh nhi được chẩn đoán chảy máu tiêu hóa, không đặc hiệu, xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng, khối u tóc ổ bụng.Tiếp đó, các bác sĩ đã phẫu thuật cho bệnh nhi, gắp ra một búi tóc rất lớn, gần như lấp toàn bộ dạ dày. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được theo dõi đặc biệt tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định.Trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Xuân Duy, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi, cho biết sau phẫu thuật cho bé, gia đình cần kết hợp chặt chẽ với bệnh viện để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và trị liệu đúng chuyên khoa."Bệnh nhi có thể bị mắc hội chứng Rapunzel là hội chứng tâm lý hiếm gặp với biểu hiện từ việc thích ăn tóc, có thể tóc của bệnh nhi hoặc tóc của người khác. Tuy tóc không phải chất độc hại nhưng nếu ăn nhiều không kiểm soát được sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa cho người bệnh, gây tắc nghẽn trong đường ruột và tích tụ trong dạ dày, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, sau phẫu thuật còn phải khám và điều trị tâm lý cho bệnh nhi", bác sĩ Duy nói.Thủ tướng: Chính sách phát triển du lịch hạn chế, một phần do thống kê chưa chuẩn
Ngày 13.2, PV Báo Thanh Niên đã nêu câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới và kế hoạch làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, qua đó giảm rủi ro bị áp thuế từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bà Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam luôn quan tâm và theo dõi sát tình hình quốc tế để có các biện pháp phù hợp, giảm thiểu tác động lên nền kinh tế, đồng thời đóng góp cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh."Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm túc các cơ chế luật pháp quốc tế, các cam kết thương mại song phương và đa phương, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng thể chế, nâng cao năng lực, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, góp phần vào sự tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế", bà Hằng khẳng định.Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% với tất cả sản phẩm nhôm thép nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 4.3, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang phối hợp với Mỹ để phát triển quan hệ song phương dựa trên nền tảng của Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. "Trên thực tế, trong thời gian qua, thương mại đầu tư giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ và người dân hai nước. Việt Nam sẵn sàng làm việc trên quan điểm hợp tác và xây dựng nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm và củng cố hơn nữa mối quan hệ kinh tế hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.Trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về các biện pháp hỗ trợ của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trước các thách thức từ cạnh tranh thương mại toàn cầu, bà Hằng thông tin, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam tiếp tục có những quy định đơn giản hóa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn tại Việt Nam."Đối với đối tác Mỹ, chúng tôi sẵn sàng và sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc trên tinh thần xây dựng, hợp tác với Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác và tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại, để quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển hơn nữa", bà Hằng nói.
Cúp truyền hình: Trần Tuấn Kiệt thắng kịch tính ở quê nhà, Petr Rikunov chốt hạ áo xanh
Tại AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik sử dụng luân phiên hai cái tên Khuất Văn Khang và Nguyễn Văn Vĩ cho hành lang trái đội tuyển Việt Nam. Văn Vĩ ra sân 8 trận (4 trận đá chính, 4 trận vào sân từ ghế dự bị), trong khi Văn Khang đá 4 trận (3 trận đá chính, 1 trận vào sân từ ghế dự bị). Cả hai đều đã chơi đầy cố gắng, trong đó Văn Vĩ trở thành một trong những cầu thủ có màn ra mắt đáng nhớ nhất, khi ghi bàn ở trận đầu tiên trong màu áo tuyển. Còn với Văn Khang, ở tuổi 22, lại đá ở vị trí trái sở trường, được góp mặt ở một nửa số trận tại đội tuyển Việt Nam đã là đáng khen.Trong số 2 hậu vệ, HLV Kim Sang-sik ưu tiên Văn Vĩ hơn, bởi anh có kinh nghiệm 6 năm thi đấu tại V-League, từng được trui rèn ở 3 đội bóng (Hà Tĩnh, Hà Nội, Nam Định) nên có năng lực thích nghi tốt. Văn Vĩ cũng là 1 trong số 4 cầu thủ hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam đá đủ 8 trận tại AFF Cup 2024, dù ban đầu, anh không lọt vào "mắt xanh" của ông Kim.Tốc độ, kỹ thuật, khả năng bám biên và tạt bóng đa dạng của Văn Vĩ rất hợp với lối đá trực diện của đội tuyển Việt Nam. Hậu vệ sinh năm 1996 không đá cầu kỳ, mà tập trung vào sự hiệu quả. Cùng với Ngọc Tân, Đình Triệu và Vĩ Hào, Văn Vĩ là phát hiện mới mẻ của ông Kim, cho thấy nếu có lối chơi phù hợp, mọi cầu thủ (dù bình thường nhất) cũng có thể trở thành mảnh ghép đúng đắn.Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik luôn muốn thử nghiệm không ngừng để tăng cường sức mạnh ở mọi vị trí. Văn Vĩ ổn, nhưng thầy Kim vẫn cần phương án có thể... ổn hơn nữa. Triệu Việt Hưng là cái tên tiếp theo sẽ được thử nghiệm. Nói về sự đồng cảm, có lẽ ở đội tuyển Việt Nam, không ai hiểu Việt Hưng hơn... Văn Khang. Cả hai đều xuất thân từ tiền vệ giữa, sau đó được đẩy sang cánh trái. Trước đây, Văn Khang đá tiền vệ tấn công ở U.19 Việt Nam dưới thời HLV Đinh Thế Nam. Nhưng sau khi ông Hoàng Anh Tuấn nắm quyền, Văn Khang chuyển ra cánh. Việt Hưng cũng vậy. Anh từng đá tiền vệ trung tâm tại HAGL (2016 - 2021), nhưng khi chuyển tới Hải Phòng năm 2022, HLV Chu Đình Nghiêm quyết định cho Việt Hưng thử sức ở vai trò tiền vệ cánh, rồi chuyển sang cầu thủ chạy cánh. Việt Hưng có tốc độ, sức rướn tốt cùng những pha rê dắt lắt léo, nhưng cũng có thể đá bó vào trung lộ khi cần bởi anh mang tư duy của một tiền vệ giữa.HLV Kim Sang-sik không cần một "công nhân" thuần túy chỉ biết chạy và tạt cánh, mà cần nhiều hơn ở tư duy chiến thuật, khả năng đọc thế trận và chọn vị trí để quán xuyến tốt hành lang biên. Trong sơ đồ 3 trung vệ, vị trí chạy cánh là mấu chốt thành công. Việt Hưng là ứng viên sáng giá mà ông Kim sẽ thử nghiệm triệt để đến khi tìm được đáp án. Ở cánh phải, HLV Kim Sang-sik cũng áp dụng cách dùng người luân phiên với Vũ Văn Thanh (5 trận) và Trương Tiến Anh (4 trận) tại AFF Cup 2024. Mỗi cầu thủ có một điểm mạnh, khi Văn Thanh mạnh ở khả năng tấn công với khả năng leo biên hỗ trợ tấn công, bó vào trung lộ phối hợp và sút xa tốt. Ngược lại, Tiến Anh nhỉnh hơn trong phòng ngự nhờ sự bền bỉ, cần mẫn như "động cơ vĩnh cửu", có thể lên xuống miệt mài, đảm bảo giữ vị trí để phối hợp.Việc lựa chọn Tiến Anh hay Văn Thanh đá chính sẽ phụ thuộc vào thế trận và đối thủ, thay vì phân định ai hay hơn ai. Ở đợt tập trung này, Văn Thanh và Tiến Anh sẽ tiếp tục cạnh tranh nhau. Đó là triết lý của HLV Kim Sang-sik, luôn xoay chuyển linh hoạt như khối rubik đa diện để đối thủ không thể nắm bắt, đồng thời thay đổi nhân sự để đảm bảo các cầu thủ phải nỗ lực hết mình. Nguyên tắc huấn luyện linh hoạt của thầy Kim sẽ giúp đội tuyển Việt Nam khó lường, không chỉ ở cánh, mà còn ở các vị trí còn lại trên sân.
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Nắng nóng bất thường, kéo dài 14 ngày liên tiếp mà vẫn chưa dứt
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.