Bức xúc vì công trình quá ngổn ngang
Nguyễn Hồng Đức, sinh viên Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi), cho biết chùa Minh Đức rất đẹp. Đứng ở chùa này có thể nhìn bao quát TP.Quảng Ngãi rất bình yên. "Điều mình thích nhất là đến chùa được tận hưởng bầu không khí trong lành, có không gian thoáng đãng. Ngoài ra, có thể kết hợp để tham quan: khu bảo tàng Phật Giáo, khu bảo tháp, khu Long Hoa Viên, vườn Bạch Mã, vườn thư pháp, khu Phương y đường, khu Thập Pháp giới… trong khuôn viên khu văn hóa tâm linh Thiên Mã", Đức kể.Nữ sinh Việt giành học bổng toàn phần ĐH Harvard nhờ thích đọc truyện ngôn tình
Ngày 10.1, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm năm 2024. Theo báo cáo của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, năm 2024 đã kiểm tra 15.769 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý vi phạm 64 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 812 triệu đồng. Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong năm 2024 số lượng cơ sở kiểm tra tăng 10% so năm 2023. “Nhìn vào kết quả kiểm tra, số cơ sở vi phạm bị xử phạt chiếm tỷ lệ rất nhỏ, dưới 1%. Điều này nhìn theo cách lạc quan thì tình hình an toàn thực phẩm có tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì số lượng này vẫn ít, chưa bao quát hết. Nhìn chung Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chưa có đủ lực lượng, khả năng nhiệm vụ để chặn bắt, phát hiện kịp thời những vi phạm để xử phạt”, bà Lan nói. Năm 2024, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra 5.312 mẫu sản phẩm. Từ kết quả, bà Lan lưu ý các mặt hàng có kết quả không đạt, sẽ tập trung kiểm tra nhiều hơn trong năm 2025 là các loại nước uống đóng chai (10%), nước đá (10% mẫu nhiễm khuẩn), thủy hải sản tươi sống (20% bị nhiễm khuẩn)... Cũng trong năm qua, ở TP.HCM có 5 vụ ngộ độc thực phẩm. Trong đó có 2 vụ ngộ độc bữa ăn gia đình, 2 vụ ngộ độc hàng rong trước cổng trường, 1 vụ ngộ độc tại công ty. Theo bà Lan, các vụ ngộ độc lớn ở Việt Nam trong năm qua đa số đều là bánh mì. Số ca ngộ độc do nhiễm khuẩn ở trong bánh mì với con số lên đến trăm, ngàn người ở các tỉnh thành lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dù vậy, bà Lan cho biết TP.HCM vẫn đảm bảo tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm. Đơn cử là trong năm TP.HCM đã tổ chức thành công lễ hội bánh mì lần thứ ba. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đặc biệt là dịp tết sắp tới đang được tăng cường tối đa.Ngoài các thực phẩm sống như thịt, rau củ, hải sản, bà Lan lo lắng về các vấn đề an toàn thực phẩm các loại thực phẩm đóng gói sẵn trong dịp tết.“Không chỉ có những cơ sở nhỏ mà ngay cả những thương hiệu lớn cũng có thể vi phạm an toàn thực phẩm. Vừa rồi ở Hà Nội đã phát hiện những cơ sở làm bánh rất nổi tiếng có điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Ngoài những bất cập về điều kiện sản xuất và nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, chúng tôi sẽ tập trung vào các loại thực phẩm đóng gói sẵn. Ví dụ các loại giỏ quà tết, dễ bị trà trộn hàng hết hạn, hàng giả”, bà Lan cho hay. Về vấn đề kiểm soát thực phẩm ở các siêu thị, đặc biệt là sau vụ giá đỗ ngâm hóa chất được bán ở Bách Hóa Xanh tỉnh Đắk Lắk, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM đã lập nhiều đoàn kiểm tra các kho, cửa hàng Bách Hóa Xanh tại TP.HCM. “Kết quả đều đạt, tôi không quá bất ngờ với điều này khi báo chí đăng tải quá nhiều thông tin thì đương nhiên sẽ không phát hiện được vi phạm nào. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đặc biệt, bất ngờ để không có sự chuẩn bị nào cả”, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhấn mạnh. Cũng theo bà Lan, khi có sự cố thì trách nhiệm phải được chia đều. Không chỉ lỗi ở nhà cung cấp, hệ thống siêu thị mà cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm. Ở TP.HCM nếu sự cố xảy ra thì sẽ không có chuyện ngành này đẩy ngành kia mà đó sẽ do Sở An toàn thực phẩm TP.HCM chịu trách nhiệm. Hiện các hệ thống siêu thị lớn ở TP.HCM đã cùng nhau cam kết nếu như có một nhà cung cấp nào mà vi phạm với 1 trong các hệ thống siêu thị, thì các hệ thống còn lại cũng sẽ tẩy chay. Với thực trạng các cơ sở vẫn ngang nhiên sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, bà Lan cho biết hiện chỉ mới xử phạt hành chính, số vụ việc chuyển qua xử lý hình sự còn rất là ít và phức tạp. Trong khi đó, xử phạt hành chính với số tiền ít nên nhiều người không sợ vẫn tái diễn vi phạm.
Gói thầu mua bồn nước ở Quảng Trị: Phòng Dân tộc H.Hướng Hóa báo cáo gì?
Vừa đi học, vừa làm thêm, tham gia thi đấu ở nhiều giải giúp Đình Triệu có cơ hội được làm quen với nhiều người. Vô tình một người quen giới thiệu Đình Triệu với anh Nguyễn Minh Phương lúc ấy đang là HLV cho CLB Bình Phước.
Nắng nóng vẫn còn tiếp tục kéo dài trên diện rộng nhiều ngày tới, người dân cần lưu ý bảo vệ sức khỏe cũng như sử dụng điện hiệu quả, an toàn.
Khổ vì công trình ngổn ngang
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".