$584
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của onbet7. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ onbet7.Theo GizChina, tin vui cho người dùng iPhone tại Liên minh châu Âu (EU), khi bản cập nhật iOS 18.4 sắp tới sẽ mang đến một tính năng được mong chờ từ lâu là cho phép người dùng lựa chọn ứng dụng bản đồ mặc định, thay thế Apple Maps.Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể dễ dàng sử dụng Google Maps hay Waze khi cần tìm đường, ngay trên chiếc iPhone. Quyết định này của Apple xuất phát từ việc tuân thủ Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) của EU, nhằm tạo ra sự cạnh tranh công bằng và trao quyền lựa chọn cho người dùng.Tuy nhiên, đặc quyền này chỉ dành riêng cho người dùng tại EU, khiến các iFan ở những khu vực khác không khỏi 'ghen tị'.Dù không được chọn ứng dụng bản đồ, người dùng iPhone trên toàn cầu vẫn được an ủi phần nào với tính năng chọn ứng dụng dịch thuật mặc định. Theo đó, bạn có thể thay thế ứng dụng Translate (Dịch) của Apple bằng Google Translate hay các ứng dụng dịch khác theo sở thích.Bản cập nhật iOS 18.4 hiện trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ được phát hành chính thức vào đầu tháng 4 tới.Việc Apple cho phép lựa chọn ứng dụng bản đồ mặc định tại EU là một bước tiến lớn, mở ra hy vọng về sự thay đổi tương tự trên toàn cầu. Liệu Apple có mở rộng đặc quyền này cho tất cả người dùng iPhone trong tương lai? ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của onbet7. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ onbet7.Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, trong ngày 3.2, có khoảng 83,5% người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Đối với các doanh nghiệp sử dụng lượng người lao động lớn (hàng chục ngàn) thì tỷ lệ này còn cao hơn. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, trong ngày đầu đi làm, tỷ lệ người lao động đi làm trở lại đạt 88%.Công ty Chang Shin Việt Nam TNHH có khoảng 38.500 lao động, trong ngày đầu năm mới, toàn bộ người lao động đều được công ty lì xì số tiền 200.000 đồng/người, tổng số tiền ước tính gần 8 tỉ đồng.Tại Công ty TNHH Pousung Việt Nam (KCN Bàu Xéo, H.Trảng Bom, Đồng Nai), tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc sau tết đạt 91%. "Số còn lại đang trong thời gian nghỉ phép về quê và nghỉ thai sản", Chủ tịch công đoàn cơ sở Lê Nhật Trường nói.Còn tại Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam (P.Hóa An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) tỷ lệ này đạt hơn 92%. Cả Công ty TNHH Pousung Việt Nam và Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam đều thuộc Tập đoàn Pou Chen, chuyên gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng, số lượng người lao động dao động từ 15.000 - 20.000.Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, dự kiến trong 2 ngày (4 - 5.2), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có số lượng người lao động lớn như Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina, Tập đoàn Phong Thái... sẽ mở cửa làm việc trở lại. ️
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành. ️
Theo ghi nhận của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), gần đây đã xuất hiện một số fanpage giả mạo giải chạy Vietcombank Run & Share 2025 nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của người có nhu cầu đăng ký tham gia. Các fanpage này sử dụng trái phép logo, hình ảnh và thông tin giải chạy của Vietcombank nhằm tạo lòng tin đối với người xem từ đó kêu gọi người dân chuyển tiền đăng ký tham gia. Không những vậy, kẻ gian còn hướng dẫn tham gia nhóm trên Zalo hoặc Telegram để thực hiện các nhiệm vụ nhằm hưởng ưu đãi miễn phí tham gia hoặc nhận được quà tặng. Để thực hiện nhiệm vụ, người tham gia chuyển tiền vào tài khoản mà kẻ gian gửi với lời hứa sau khi thực hiện sẽ hoàn trả lại số tiền này. Các đối tượng lừa đảo thường hoàn tiền đầy đủ kèm theo lợi nhuận để tạo sự tin tưởng. Thế nhưng, khi số tiền đã lớn hơn thì chúng sẽ chặn liên lạc và chiếm đoạt tiền.Vietcombank khẳng định giải chạy Vietcombank Run & Share 2025 không thu phí đăng ký. Mọi thông tin về giải chạy được đăng trên website, fanpage chính thức của ngân hàng. Tất cả các hình thức đăng ký khác đều là giả mạo. Ngân hàng khuyến cáo khách hàng không đăng ký tham gia giải chạy qua các kênh khác, cũng như không thực hiện chuyển tiền hoặc làm theo hướng dẫn của bất kỳ ai, tham gia vào nhóm chat nào không rõ nguồn gốc. Trước đây, tình trạng giả mạo tương tự đã xảy ra vào năm 2024 với một loạt các giải chạy do Vietcombank tổ chức hoặc tài trợ.Tương tự, Vietinbank cũng vừa đưa ra cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo gần đây mà khách hàng cần thận trọng. Kẻ gian lừa đảo đang sử dụng nhiều phương thức tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trong đó có hành vi sử dụng tên đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng để truy cập và cố tình nhập sai mật khẩu nhiều lần để tài khoản bị khóa. Sau đó, kẻ gian giả mạo nhân viên ngân hàng, liên hệ khách hàng qua điện thoại hoặc mạng xã hội, thông báo hỗ trợ mở khóa tài khoản. Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu khách hàng nhấp vào đường dẫn giả mạo, tải ứng dụng không chính thống và cung cấp thông tin bảo mật như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, thậm chí là video khuôn mặt. Khi khách hàng làm theo hướng dẫn, đối tượng có thể chiếm quyền điều khiển thiết bị, theo dõi từ xa, đánh cắp dữ liệu cá nhân, truy cập tài khoản ngân hàng, ví điện tử và thực hiện giao dịch trái phép để chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng các tài khoản mạng xã hội bị kiểm soát để tiếp tục lừa đảo người quen của nạn nhân.Vietinbank khuyến cáo khách hàng không truy cập vào các đường dẫn lạ hoặc tải các ứng dụng không chính thống, không thực hiện theo hướng dẫn của bất cứ ai chủ động liên hệ qua mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật như tên truy cập, mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả công an hay nhân viên ngân hàng. ️