Giá vàng hôm nay 20.4.2024: Đến lượt vàng nhẫn bất động trước đợt đấu thầu vàng miếng
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth 3 tỉ bảng bị cháy
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai bên đã có cuộc hội đàm rất thành công."Chúng tôi đã đặt lên bàn tất cả những gì mà hai nước có thể làm được, thúc đẩy mối quan hệ của hai nước đã có duyên nợ hơn 50 năm, trải qua các cung bậc khác nhau như đối tác toàn diện, đối tác chiến lược", Thủ tướng chia sẻ.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau 16 năm thiết lập Đối tác toàn diện và 5 năm Đối tác chiến lược, hai nước thống nhất tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên Đối tác chiến lược toàn diện."Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện này sẽ tăng cường tin cậy chính trị và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn cũng như sự ủng hộ của nhân dân hai nước chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.Ông cho biết, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ có "5 điều hơn", là tin cậy chính trị sẽ ở tầm mức cao hơn, chiến lược hơn, trong đó trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên các kênh thường xuyên hơn. Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 2025 - 2028 cần được sớm xây dựng và toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.Thứ hai, hợp tác quốc phòng và an ninh thực chất hơn. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác ứng phó với an ninh phi truyền thống và truyền thống. Thứ ba là hợp tác tác kinh tế, thương mại, đầu tư chặt chẽ, hiệu quả hơn. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường tiếp cận thị trường của nhau, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng và đa dạng hóa sản xuất để có thể đáp ứng các nhu cầu của hai bên.Khuyến khích doanh nghiệp hai nước mở rộng các hoạt động để thúc đẩy các thỏa thuận song phương về thương mại, đầu tư. Trong thời gian tới đây hai bên sẽ nâng thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD.Thứ tư là đưa hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành trụ cột mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tập trung triển khai các chương trình, dự án phát triển năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững.Thứ năm là giao lưu nhân dân gắn kết chặt chẽ, đẩy mạnh các hợp tác phát triển nguồn nhân lực, lao động du lịch hiệu quả hơn, rộng hơn về phạm vi và đối tượng."Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày hôm nay, quan hệ Việt Nam - New Zealand đã bước sang một trang sử mới, với những nội hàm hợp tác rất cụ thể", Thủ tướng khẳng định.Về phần mình, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ, ông rất vui được đứng ở đây, cùng với người bạn thân thiết - Thủ tướng Phạm Minh Chính, để công bố quyết định nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - New Zealand."Chúng tôi quan tâm tới việc làm sâu sắc hơn quan hệ thân thiết với Việt Nam và hy vọng đạt được nhiều thành công trong thời gian tới", Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh.Thủ tướng Luxon khẳng định, 50 năm qua, hai nước đã thể hiện cam kết với những thành tựu phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời cho biết, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề trọng tâm. Trong đó có việc, làm thế nào để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. "Chúng tôi rất vui khi chứng kiến hành trình phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, chứng kiến thương mại hai nước tăng 40% trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi biết rằng chúng ta còn nhiều dư địa để khai thác hơn nữa", Thủ tướng Luxon chia sẻ."Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư", Thủ tướng New Zealand nói và cho biết hai bên đã có nhiều thành tựu trong việc kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp của hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo…Việt Nam và New Zealand đều có mục tiêu chung. Đó là xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển, vì sự phát triển thịnh vượng của từng quốc gia. "Chúng tôi mong muốn nâng cấp đối thoại quốc phòng - an ninh giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand đến Việt Nam trong năm nay và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa", Thủ tướng New Zealand khẳng định. Cùng ngày, hai Thủ tướng đã chứng kiến các bộ, ngành, cơ quan của hai nước công bố logo chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.Trao đổi Biên bản thỏa thuận về hợp tác biến đổi khí hậu giữa Bộ TN-MT Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand; trao đổi Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand.Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT Việt Nam và Hội đồng các trường Đại học New Zealand trao Thỏa thuận hợp tác về đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.Nhân dịp này, hãng hàng không Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối TP.HCM với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của New Zealand.Hai Thủ tướng cũng chứng kiến trao đổi các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế, chuyển đổi số, mua sắm hóa chất giữa các đối tác của hai nước.
MoMo mua lại toàn bộ công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo của Pique
Hoa đại là giống cây tương đối nhỏ, chỉ cao khoảng 5 - 6 m, có hệ thống rễ phát triển tốt. Cành, thân cây khẳng khiu, vỏ cây có màu xám/xanh và có vảy. Lớp vảy được hình thành khi lá rụng vào mùa đông để lại những vết hình bán nguyệt nhỏ trên vỏ cây. Lá cây dài, màu xanh đậm ở mặt trên và màu xanh nhạt hơn ở mặt dưới, tập trung ở đầu cành.
Theo The Economist, động thái này bắt đầu từ ngày 5.3. Phóng viên Oliver Carroll viết trên mạng xã hội rằng “Mỹ đã cắt một đường liên lạc tình báo quan trọng để cảnh báo lúc 2 giờ chiều 5.3 tại Ukraine. Trước đó là cắt dữ liệu mục tiêu cho HIMARS”.HIMARS M142 là hệ thống tên lửa pháo binh có tính cơ động cao. Hệ thống này bắn tên lửa 227mm dẫn đường bằng GPS và có thể phóng tối đa 6 tên lửa cùng lúc hoặc 1 tên lửa đạn đạo ATACMS.Trước đó, có thông tin cho rằng Mỹ đã đình chỉ việc cung cấp vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương (CIA) John Ratcliffe đã xác nhận thông tin này.
Giao dịch bất động sản tăng trở lại
Thông tin tại hội nghị tổng kết năm 2024 sáng 6.1, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết, năm 2024 ngành đường sắt gặp nhiều khó khăn do sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; ảnh hưởng của bão Yagi, Trà Mi và mưa lũ.Dù vậy, kết quả sản xuất kinh doanh tiếp tục duy trì tăng trưởng và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Sản lượng hành khách đi tàu đạt trên 7 triệu lượt, tăng 14% kế hoạch; vận chuyển hàng hóa đạt trên 5 triệu tấn, vượt hơn 7% kế hoạch và hơn 11% so với cùng kỳ.Doanh thu hợp nhất của VNR ước đạt gần 9.700 tỉ đồng, tăng gần 8% so với kế hoạch và 7,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế toàn tổng công ty ước đạt trên 220 tỉ đồng; trong đó lợi nhuận công ty mẹ ước đạt 6 tỉ đồng. Thu nhập bình quân người lao động ước đạt gần 13 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,5% so với cùng kỳ.Về phương án cơ cấu, VNR đã hợp nhất Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn, hoàn thành trước thời hạn phương án tái cơ cấu. Đồng thời, hoàn thành việc sáp nhập 3 ban quản lý dự án, thu gọn từ 5 thành 3 chi nhánh xí nghiệp đầu máy theo Nghị quyết 18.Ông Khánh cho hay, thời gian tới VNR sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn tại 13 công ty cổ phần và thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển đường sắt.Đường sắt đã tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, cung cấp thêm nhiều dịch vụ và chương trình khuyến mại cho khách đi tàu. Đồng thời, kết nối di sản bản địa, kết nối dịch vụ - giao thông, hướng tới "1 tấm vé cho cả hành trình".Dự kiến trong năm 2025, VNR sẽ nâng cấp cải tạo một số ga, tổ chức các kho ngoại quan ICD, logistics. Xúc tiến làm việc với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước để hiện thực hóa mục tiêu đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa, vận chuyển hàng hóa, nông sản địa phương tới thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nga, châu Âu.Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy yêu cầu Tổng công ty Đường sắt phải có đề án cụ thể nhằm đáp ứng được tỷ lệ nội địa hóa, nhất là về phương tiện đầu máy, toa xe. Theo đó, cần nghiên cứu tổ chức mô hình, bộ máy để đáp ứng nhiệm vụ mới về quản lý, vận hành, bảo trì đường sắt tốc độ cao và các tuyến đường sắt đầu tư mới theo quy hoạch.