Vượt qua nỗi sợ người Thái, thầy Park vẫn canh cánh nỗi lo khác
Sau 2 năm tổ chức thành công, vòng loại khu vực Tây Nam bộ TNSV đã trở thành tâm điểm chú ý của giới sinh viên và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các trường ĐH tại khu vực ĐBSCL. Minh chứng rõ nét nhất chính là số lượng đội bóng tham gia tăng gấp đôi so với mùa giải đầu tiên. 8 cái tên sẽ cùng nhau tranh tài ở mùa này gồm: Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Trong đó, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Đồng Tháp hứa hẹn mang đến luồng gió mới cho giải đấu khi lần đầu góp mặt.So với những khu vực khác, vòng loại khu vực Tây Nam bộ được đánh giá là khắc nghiệt nhất khi chỉ có 1 suất vào VCK. Đặc biệt, các trận cầu nảy lửa sẽ diễn ra trên SVĐ Cần Thơ (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), nơi sở hữu mặt sân cỏ đạt chuẩn quốc gia cùng 4 khán đài hơn 30.000 chỗ ngồi.Tại khu vực Tây Nam bộ mùa giải này, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Đồng Tháp dù là tân binh nhưng đều có sự chuẩn bị rất chu đáo. Nếu như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chi hàng trăm triệu đồng để rèn quân thì Trường ĐH Đồng Tháp đã thuê hẳn HLV người nước ngoài. Trong khi đó, những đội bóng "quen thuộc" như Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng đầy khát khao được góp mặt ở VCK.Riêng với Trường ĐH Cần Thơ, sau khi để vuột mất tấm vé vào VCK năm 2024 vào tay Trường ĐH Trà Vinh, chắc chắn năm nay thầy trò HLV Châu Đức Thành rất quyết tâm lấy lại vị thế số 1 khu vực của mình. Cũng vì vậy, hành trình bảo vệ "ngôi vương" 2024 khu vực miền Tây của Trường ĐH Trà Vinh sẽ nhiều gặp chông gai khi số đội tham gia năm nay gia tăng, các đội đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tham vọng lớn hơn.Ngoài điều kiện sân bãi đã sẵn sàng, vòng loại khu vực Tây Nam bộ TNSV THACO cup 2025 đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ Ban giám đốc Công an TP.Cần Thơ trong việc chỉ đạo, phân công lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự. Cùng với đó là sự hỗ trợ của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong công tác đảm bảo y tế suốt giải đấu. Ông Trương Công Quốc Việt, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ, chia sẻ: "Đến nay, tất cả các khâu đã sẵn sàng cho 15 trận đấu vòng loại khu vực Tây Nam bộ khởi tranh từ ngày 8 - 17.1. Số lượng đội đăng ký tham dự tăng chứng tỏ sức hút của giải đấu ngày càng lớn. Ngành thể dục thể thao TP.Cần Thơ rất vui mừng khi được đồng hành cùng Báo Thanh Niên trong sự kiện ý nghĩa này".Kaspersky hướng dẫn cách mua sắm an toàn dịp cuối năm
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 7 bàn sau 4 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Những kỷ lục bị phá vỡ tại giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam VBA 2023
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có lời dạy về tự học: "Trong cách học, lấy tự học là cốt". Hay nhà bác học Albert Einstein có câu nói nổi tiếng: "Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người". Mà muốn có tư duy để có được kiến thức riêng cho mình, thì cách tốt nhất là tự học.Trở lại với câu nói trên của nhà bác học vật lý Albert Einstein, sở dĩ phải tự học để có được kiến thức vững bền là vì chỉ khi chúng ta tự chủ động tìm tòi, khám phá thì chúng ta mới có điều kiện ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Nếu chúng ta chỉ nghe thầy cô giảng bài, giải bài tập theo kiểu thụ động hoặc dành hết thời gian cho việc học thêm thì ta ít có cơ hội để tự khám phá, làm chủ kiến thức. Chẳng hạn với môn toán, nếu ở lớp hoặc đi học thêm, vì chạy theo tiến độ tiết dạy, học sinh có rất ít thời gian để ngẫm nghĩ, tìm cách giải bài tập. Còn tự học, học sinh sẽ tự do nghiền ngẫm, tìm tòi tài liệu, tìm lời giải. Và khi giải được thì học sinh sẽ nhớ rất kỹ, rất lâu cách giải.Với những bộ môn xã hội cũng thế, tự tương tác trên mạng internet giúp học sinh có sự tương tác đa chiều, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, có sự chọn lựa hay dở, tốt xấu chứ không bị giới hạn một góc nhìn chủ quan nào đó. Trước đây, học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) cũng đã từng khuyên học sinh việc tự học. Trong cuốn sách Kim chỉ nam của học sinh, học giả Nguyễn Hiến Lê bàn đến sự cần thiết học sinh phải biết cách tổ chức việc tự học tại nhà. Trong đó chú trọng đến việc sắp xếp (lập) thời gian biểu hợp lý cho việc học, chọn không gian tự học (chú ý tiếng ồn, ánh sáng...), bạn tự học nhóm, lựa chọn sách và cách tự học từng bộ môn... Ngày nay, học sinh cần chú ý thêm việc lựa chọn tài liệu và cách sử dụng tài liệu sao cho hiệu quả khi tự học; kết hợp gữa bài học/bài giảng trên lớp với bài tự tham khảo như thế nào; biết cách tương tác mạng xã hội ra sao... cũng là những yêu cầu cần chú ý. Học giả Nguyễn Hiến Lê cũng khuyên học sinh biết giữ gìn vệ sinh, ăn uống điều độ, khoa học và tập luyện thể dục để việc học tập tốt hơn vì theo học giả Nguyễn Hiến Lê "thân thể khỏe mạnh thì tinh thần mới sáng suốt". GS-TS Trần Văn Khê (1921-2015), nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam, cũng từng nêu lên cách tự học hiệu quả, nhớ lâu. Trong cuốn sách Những câu chuyện từ trái tim, NXB Trẻ, 2010, chia sẻ về cách học sao cho mau thuộc, nhớ lâu, GS-TS Trần Văn Khê cho biết thời còn học tú tài tại Trường trung học Pétrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ngày nay) đã nghĩ ra nhiều "mẹo" hay trong phương pháp học. Đó là vận dụng tất cả những gì giúp mình nhớ để mà ghi nhớ thật đúng, thật lâu; đơn giản hóa kiến thức phức tạp, đưa cả thơ ca, diễn xuất vào để việc học thú vị hơn.Chẳng hạn, để ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng, GS-TS Trần Văn Khê thường tìm các sự kiện trọng đại cùng cột mốc thời gian. Như Cách mạng Pháp 1789 thì tìm trong lịch sử Việt Nam có sự kiện vua Quang Trung thắng trận Đống Đa đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Hay như khi học lịch sử Trung Quốc với các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường khó nhớ con số chính xác năm nào, GS-TS Trần Văn Khê đã "đơn giản hóa" bằng cách làm tròn: Đường có 3 thế kỷ VII, VIII, IX; Tống có 3 thế kỷ X, XI, XII; Nguyên có 1 thế kỷ XIII; Minh có 3 thế kỷ XIV, XV, XVI; Thanh có 3 thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Cách nhớ trên dù không chính xác năm nhưng lại dễ nhớ về thế kỷ.Ở tuổi 90, GS-TS Trần Văn Khê vẫn không ngừng sáng tạo để ghi nhớ, GS Trần Văn Khê chia sẻ, để nhớ số điện thoại gồm 10 chữ số, đã tách ra từng cụm số rồi liên hệ đến các sự việc khác như ngày tháng năm sinh, số tầng lầu đang ở...Rõ ràng, để học hiệu quả và có giá trị vững bền thì mỗi học sinh cần được rèn luyện kỹ năng tự học.
Bắt đầu từ tháng 3.2025, Bộ GD-ĐT có 5 thứ trưởng, trong đó, thứ trưởng mới được bổ nhiệm là ông Lê Tấn Dũng. Các thứ trưởng vừa được phân công lại nhiệm vụ. Ông Thưởng được phân công làm nhiệm vụ thứ trưởng thường trực, phụ trách các lĩnh vực giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ và các công việc thường xuyên của thanh tra bộ.Các đơn vị mà ông Thưởng phụ trách gồm Vụ Giáo dục phổ thông, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thanh tra, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ông Thưởng phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.Ông Phúc phụ trách các lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công tác cải cách hành chính và công tác chuyển đổi số của bộ; chỉ đạo các công việc thường xuyên của Vụ Pháp chế.Ông Phúc phụ trách các đơn vị: Vụ Pháp chế; Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin; Cục Hợp tác quốc tế; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Báo Giáo dục và Thời đại; Tạp chí Giáo dục; phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đông Nam bộ.Lĩnh vực mà ông Sơn được phân công gồm giáo dục ĐH; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của bộ; công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, ông Sơn phụ trách công tác thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng, chứng chỉ; thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục trong phạm vi quản lý của bộ; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Ông Sơn cũng giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhiệm vụ thường xuyên trong công tác tổ chức, bộ máy của các cơ sở giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp; chế độ chính sách đối với công chức, viên chức thuộc quản lý của bộ.Các đơn vị ông Sơn phụ trách gồm: Vụ Giáo dục ĐH; Cục Quản lý chất lượng; Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây nguyên.Bà Kim Chi phụ trách các lĩnh vực giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; công tác chính trị tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên; giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Giúp Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Bà Kim Chi phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục mầm non; Vụ Học sinh, sinh viên; Vụ Giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi chung các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía bắc.Trước đó, ông Lê Tấn Dũng là Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH phụ trách lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay ông Dũng phụ trách các lĩnh vực kế hoạch - tài chính, đầu tư công; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; xã hội hóa giáo dục; công tác quy hoạch ngành, địa phương; phòng chống lụt bão, thiên tai và biến đổi khí hậu; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.Các đơn vị ông Dũng phụ trách gồm Vụ Kế hoạch - Tài chính; Văn phòng; Ban Quản lý các dự án Bộ GD-ĐT; Công ty TNHH Một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phụ trách theo dõi chung các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thanh niên Quảng Ninh phát huy sức trẻ, cống hiến tài năng
Tín đồ cà phê đã không thể chấp nhận cà phê 'giả' gồm hạt cà phê trộn thêm các thành phần khác, huống gì loại cà phê không được chế biến từ 'hạt cà phê'!