Chiến đấu cơ F-35A chính thức được chứng nhận có thể mang bom hạt nhân
Ngày 30.12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Tại buổi lễ, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho bệnh viện.Sự kiện không chỉ ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo, thầy cô, y bác sĩ, nhân viên... trong quá trình hình thành và phát triển bệnh viện. Mà còn là động lực để Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ, đào tạo, nghiên cứu khoa học.Dịp này, bệnh viện cũng đón nhận các danh hiệu khác do Chủ tịch nước trao tặng, gồm: Huân chương Lao động hạng nhì trao tặng PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM; Huân chương Lao động hạng ba cho khoa Hồi sức tích cực và trao tặng bệnh viện cờ thi đua của Chính phủ; trao tặng bệnh viện cờ truyền thống của UBND TP.HCM.Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trước bối cảnh thách thức ngành y tế nói chung và các bệnh viện nói riêng về các vấn đề như: dịch bệnh biến đổi; nhu cầu chăm sóc ngày càng cao của người dân; già hóa dân số; biến đổi khí hậu; mô hình bệnh tật nhiều thay đổi. Để có những bước phát triển vượt bậc, trở thành bệnh viện ngang tầm khu vực và thế giới, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp tục và phát huy nhiều thế mạnh, đặc biệt là chuyển đổi số.Cụ thể, triển khai các kỹ thuật y học cao, chuyên sâu. Cải tiến chất lượng khám sức khỏe về mọi mặt, đi đầu về chuyên môn, trang thiết bị hiện đại. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính để phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chung cho ngành y tế. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mong muốn bệnh viện hỗ trợ các sở y tế các tuyến, bệnh viện của các tỉnh trong khu vực đổi mới, chuyển đổi số, cải tiến quy trình, thủ tục trong quản trị để phát triển.“Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phải là bệnh viện hàng đầu của Bộ Y tế trong việc thực hiện tốt chuyển đổi số. Đây sẽ là bệnh viện mẫu mực để các bệnh viện trong khu vực học tập”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Tại buổi lễ, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết trải qua 30 năm hình thành và phát triển bệnh viện là mô hình trường - viện kiểu mẫu cho các trường đại học y khoa tại Việt Nam. “Bệnh viện cam kết tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học chuyên sâu, vì sự phát triển của ngành y tế Việt Nam”, PGS-TS Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ.Năm 1991, GS-TS Trương Công Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM và GS-TS Nguyễn Đình Hối, Trưởng khoa Y đề xuất Bộ Y tế, UBND TP.HCM, UBND Q.5 và các mạnh thường quân xây dựng nền tảng của một bệnh viện thực hành.Ngày 10.4.1994, phòng khám chính thức hoạt động.Ngày 18.10.2000, Bộ Y tế ký quyết định thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.Ngày 12.4.2006, bệnh viện khởi công xây dựng mở rộng. Đến năm 2013, bệnh viện đưa vào triển khai hoạt động tòa nhà 17 tầng.LG giới thiệu loạt ultrabook mỏng nhẹ Gram Pro và Gram Pro 360
"Đường đi từ TP.Quảng Ngãi đến thác Trắng không quá xa. Trên cung đường du xuân có thể ghé thăm nhiều địa điểm nổi tiếng như: khu du lịch Bàu Lát, đèo Eo Chim, hồ Biểu Qua, các khu rừng nguyên sinh và những bản làng của người dân tộc Hrê…", Nhật giới thiệu thêm.
Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins thắng đậm Hanoi Buffaloes
Thống kê cho thấy có hơn 5.000 văn bản quy phạm pháp luật của T.Ư chịu tác động trực tiếp từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong số này, hơn 3.800 văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức; hơn 700 văn bản có nội dung cần xử lý ngay, có tính chất chung giữa các bộ.Bộ Tư pháp nhận định nếu sửa đổi, bổ sung hàng ngàn văn bản nêu trên sẽ là khối lượng công việc rất lớn, phát sinh chi phí và khó khả thi, có thể tạo khoảng trống pháp lý do không thể ban hành đúng thời hạn. Trong khi đó, Quốc hội có thể khái quát để quy định theo nguyên tắc chung và vẫn bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo lộ trình.Cơ quan soạn thảo do đó đề xuất xây dựng nghị quyết với 2 chính sách lớn, nhằm kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước diễn ra liên tục, thông suốt sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.Chính sách 1 là xử lý những vấn đề chung, có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Các nội dung thuộc chính sách này bao gồm: việc sử dụng tên cơ quan, tổ chức do chuyển giao, tiếp nhận, hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơ quan, đơn vị do tiếp nhận, chuyển giao hoặc sáp nhập.Ngoài ra còn giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi các cơ quan thay đổi mô hình tổ chức; việc xử lý các vấn đề chuyển tiếp liên quan đến sử dụng con dấu, trụ sở làm việc, tài sản, kinh phí của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; các giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp trước khi có sự sắp xếp tổ chức bộ máy…Chính sách 2 là xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý đối với các vấn đề khác phát sinh sau khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng chưa dự liệu được hết trong nghị quyết nhằm không làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, người dân, doanh nghiệp và việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Thay đổi về hồ sơ học lái xe từ ngày 1.6.2024, học viên cần biết
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.