Xóm hành tỏi TP.HCM giữa nắng nóng đỉnh điểm: Lã chã mồ hôi, nước mắt dù mở quạt 24/24
Ngày 11.1, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết ông Ngô Ngọc Toàn vừa được bổ nhiệm lại để giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam.Cụ thể, sáng 24.12.2024, Quyết định số 1387/QĐ-SYT ngày 23.12.2024 của Sở Y tế đã được trao cho ông Ngô Ngọc Toàn, bổ nhiệm ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam kể từ ngày 23.12.2024.Theo vị này, sau khi thực hiện các kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Nam thì việc bổ nhiệm là đúng theo quy định. Việc kiểm điểm chỉ là kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra vi phạm thôi, không có sai phạm đến mức phải chuyển sang công an điều tra.Tại cuộc họp giữa Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đồng ý cho bổ nhiệm lại chức vụ giám đốc đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Vị lãnh đạo Sở Y tế thông tin thêm, hiện sở cũng đã tăng cường bổ nhiệm thêm 2 Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam (gồm ông Cao Văn Trọng và ông Nguyễn Hoàng Thạch) nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy tại tất cả các đơn vị của ngành y tế tỉnh.Tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 diễn ra vào chiều 10.1, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng đã thông tin về việc bổ nhiệm lại này.Ông Lê Văn Dũng cho biết, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam đã trải qua 2 năm trì trệ, đặc biệt trong thời gian dài thiếu phó giám đốc. Ông đã ra "tối hậu thư" yêu cầu đơn vị phải sắp xếp, ổn định lại hoạt động trước tháng 9.2024."Cơ quan, đơn vị phải có giám đốc và phó giám đốc mới đảm bảo công việc minh bạch, tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, tôi cương quyết phải bổ sung cho đủ phó giám đốc ở đó", ông Dũng nói.Ông Dũng cho rằng việc bổ nhiệm lại ông Ngô Ngọc Toàn giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nhằm củng cố lại hoạt động của bệnh viện, để có thu nhập cho người lao động."Nếu bổ nhiệm lại mà tình hình không tốt, nội bộ còn rối ren, không được sự đồng tình của người lao động thì cương quyết điều chuyển đi nơi khác", ông Dũng khẳng định.Như Thanh Niên đã thông tin, liên quan những hạn chế, khuyết điểm mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Hội nghị đã thống nhất với kết luận của Thanh tra tỉnh được nêu tại Kết luận số 102/KL-TTT ngày 7.10.2024.Theo đó, Thanh tra tỉnh chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của bệnh viện cũng như người đứng đầu, giúp bệnh viện thấy được những hạn chế để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị giám đốc bệnh viện nghiêm túc nhận khuyết điểm và khắc phục những tồn tại, sai phạm.Ngoài ra, Đảng ủy Sở Y tế tổ chức kiểm điểm ông Ngô Ngọc Toàn về những khuyết điểm, tồn tại đã được Thanh tra tỉnh chỉ ra trong kết luận.Sau khi xem xét nội dung tự kiểm điểm của ông Ngô Ngọc Toàn, Đảng ủy thống nhất với nội dung bản tự kiểm điểm và đề nghị Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung mà kết luận của Thanh tra tỉnh nêu ra.Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2022.Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm tại bệnh viện này liên quan đến quản lý tài chính, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và ký hợp đồng lao động sai quy định…Nhiều hệ lụy khi lộ, lọt thông tin cá nhân
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Đế chế đồ chơi 'blind box' nổi tiếng thế giới sắp có mặt tại Ba Na Hills
Cùng đồng hành trên chặng đường đóng góp vào sự phát triển chung. Riêng với Samsung, hành trình này không chỉ gói gọn ở hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện sự tôn trọng và đề cao giá trị văn hóa, con người Việt. Từ nhiều năm qua, Samsung hiện diện sâu rộng tại Việt Nam thông qua các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị di động. Hoạt động này đem lại việc làm cho hàng chục nghìn lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu. Trong lĩnh vực chuyển đổi số, Samsung cũng tiến hành các dự án hợp tác, hỗ trợ đào tạo và bảo trợ một số sáng kiến cộng đồng, tạo nên hiệu ứng lan tỏa lớn.Samsung vẫn là công ty đa quốc gia tập trung vào hiệu suất kinh doanh. Tuy vậy, việc đầu tư phát triển những sản phẩm, dịch vụ riêng dành cho thị trường Việt cho thấy cách doanh nghiệp này dung hòa yếu tố địa phương và chiến lược toàn cầu. Nhờ đó, hãng củng cố thêm lòng tin của người tiêu dùng.Trong một cuộc gặp gỡ với truyền thông Việt Nam diễn ra năm 2024, các lãnh đạo Samsung đã nhiều lần thể hiện tầm nhìn và định hướng lâu dài để đồng hành cùng Việt Nam trong tương lai. Samsung hiểu rằng ngôn ngữ mẹ đẻ là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Chọn “tiếng Việt” làm một trong những nền tảng để phát triển công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo), hãng gián tiếp khẳng định họ nhìn nhận thị trường Việt không chỉ ở tiềm năng kinh doanh mà còn ở sự thấu hiểu và tôn trọng người tiêu dùng tại địa phương.Qua nhiều giai đoạn, tiếng Việt luôn thể hiện tính linh hoạt, phản ánh tinh thần và lối sống của người Việt. Trong kỷ nguyên công nghệ, tiếng Việt tiếp tục cần thiết cho dịch vụ số, từ giao tiếp hằng ngày đến triển khai các mô hình AI nâng cao. Người dùng dần mong muốn ra lệnh, nhận chỉ dẫn, giao tiếp với điện thoại một cách tự nhiên, chứ không buộc phải chuyển sang tiếng Anh hoặc những câu lệnh gượng ép. Tuy nhiên, trên thị trường hầu hết các mô hình trí tuệ nhân tạo lại rất nhuần nhuyễn tiếng Anh hoặc một số ngôn ngữ phổ biến khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Pháp… Tiếng Việt có xuất hiện nhưng chỉ dừng ở mức “tạm chấp nhận” được, không có sự thấu cảm cũng như am hiểu được cốt lõi của ngôn ngữ.Chính điều này khiến Samsung quyết định đầu tư “Galaxy AI cho tiếng Việt”. Hãng đã phối hợp cùng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia ngôn ngữ - trong đó hầu hết nhiều người Việt được sinh ra, lớn lên và làm việc tại chính Việt Nam để thu thập dữ liệu, huấn luyện mô hình và kiểm thử thực tế. Kết quả là hệ thống AI tiếng Việt bắt đầu xuất hiện từ điện thoại Galaxy S24 Series và trở nên tương tác tốt hơn với giọng nói, câu lệnh và ngữ cảnh thuần Việt trong phiên bản Galaxy S25 Series vừa ra mắt.Galaxy S25 Series không chỉ là mẫu smartphone cao cấp về cấu hình hay camera mà còn mang điểm nhấn “ưu tiên tiếng Việt” thông qua Galaxy AI. Người dùng có thể lên lịch, đặt báo thức, tra cứu thông tin, thậm chí yêu cầu gợi ý món ăn hay chỉ đường bằng giọng nói thông thường. AI được huấn luyện để phân biệt câu nói, cấu trúc câu, từ lóng, cũng như tùy biến cho từng giọng vùng miền - giúp phản hồi sát với mong muốn.Ngoài ra, Samsung tuyên bố dòng Galaxy S25 Series còn cung cấp trải nghiệm quản lý dữ liệu và dịch vụ đám mây, hỗ trợ đồng bộ hoặc trao đổi thông tin với các thiết bị khác dễ dàng, nhằm đáp ứng xu hướng chuyển đổi số cá nhân ngày càng rõ nét. Người Việt không chỉ sở hữu phần cứng mạnh, mà còn hưởng lợi từ một hệ thống trí tuệ nhân tạo đậm tính địa phương, hỗ trợ công việc và cuộc sống thường nhật.Chiến lược “trợ lý ảo Galaxy AI” bằng tiếng Việt phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ và giới công nghệ đang nỗ lực đưa hành chính công, giáo dục, y tế… lên nền tảng trực tuyến. Nếu AI không hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt, nhiều người sẽ gặp khó khi tiếp cận. Việc Samsung địa phương hóa AI có thể xem như hành động thiết thực, gỡ bỏ rào cản ngôn ngữ, giúp số đông người dùng giao tiếp với máy một cách thuận lợi.Song song với đó, Galaxy AI còn đóng vai trò nâng cao nhận thức về giá trị tiếng Việt trong thời đại số. Hiện nay, không ít người trẻ bị cuốn vào các xu hướng ngôn ngữ “nửa Anh nửa Việt” do tiếp xúc đa dạng văn hóa, cũng như ảnh hưởng bởi môi trường làm việc. Khi một trợ lý ảo di động được lập trình đầy đủ bằng tiếng mẹ đẻ, xu hướng dùng tiếng Việt chuẩn trên môi trường số có thể được khuyến khích. Thêm vào đó, nhờ sức ảnh hưởng từ một doanh nghiệp lớn như Samsung, tiếng Việt có thêm một kênh bảo tồn và phát triển trong không gian công nghệ.Dĩ nhiên, AI tiếng Việt còn nhiều chặng phải cải tiến. Các mô hình ngôn ngữ thường yêu cầu liên tục cập nhật để phản ánh đúng thực trạng ngôn ngữ sống động. Samsung cho biết họ sẽ tiếp tục thu thập phản hồi người dùng để hoàn thiện Galaxy AI. Điều quan trọng nằm ở khả năng cân bằng giữa am hiểu văn hóa và tiên phong công nghệ, nhằm đảm bảo người dùng Việt vừa có cảm giác gần gũi, vừa được hưởng các tính năng hiện đại.
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.
Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19: Có cần điều trị không?
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.