Lexus GX 2024 xuất hiện tại Việt Nam
Các VĐV tham gia giải vượt qua chặng đường dài 41 km, xuất phát từ Quảng trường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Văn Đồng (TP.Quảng Ngãi) và kết thúc chặng đua ở chân núi Thiên Mã, đường Hoàng Sa (xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi).Ô tô tải tông vào dải phân cách, phụ xe tử vong tại chỗ
Tương tự, Trần Hưng, sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng nói cảm thấy ái ngại với các quán không có chỗ để xe. "Dù cho món ăn, thức uống có ngon cỡ nào mà không có không gian để xe cho khách thì tôi cũng chấm "âm điểm". Trường hợp đã lỡ hẹn bạn bè thì chấp nhận vào quán. Ngược lại, nếu khi đến, nhân viên yêu cầu đi gửi xe ở nơi khác, tôi cảm thấy rất bất tiện nên sẽ… quay đầu, từ chối sử dụng dịch vụ", Hưng nói.
Ô tô cỡ nhỏ dưới 450 triệu đồng: Chọn Toyota Wigo hay Hyundai Grand i10?
Các doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC" được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án được triển khai tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, là 3 tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng gạo lớn nhất Việt Nam. Vụ lúa hè thu vừa qua cũng là vụ đầu tiên của dự án, kết quả kiểm toán cho thấy đã giảm được trên 27.000 tấn CO2 tương đương. Dự án được chính thức triển khai xuống các địa phương vào giữa tháng 4.2024 và ngày 30.12.2024 công bố báo cáo kết quả vụ lúa đầu tiên sản xuất theo quy trình bền vững.Báo cáo của TRVC cho biết, so với cách thức sản xuất thông thường thì sản xuất theo quy trình mới mang đến nhiều lợi ích. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình cho các nông hộ đạt được ở Đồng Tháp là 64%, An Giang 56% và Kiên Giang 54%. Về hiệu quả môi trường, tổng lượng giảm phát thải của các mô hình là 27.161 tấn CO2 tương đương. Về hiệu quả xã hội, 100% các doanh nghiệp tham gia thực hành lồng ghép các chính sách và thực hiện các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội trong chính nội tại doanh nghiệp và tại các chuỗi liên kết ở ba tỉnh có dự án. Những kết quả trên có tầm quan trọng và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp và việc thực hiện mục tiêu của "Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cho khu vực ĐBSCL". Xa hơn nữa, những nỗ lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án TRVC cũng góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và phù hợp với mục tiêu quan trọng của thế giới về giới hạn 1,5°C; giảm 30% phát thải khí metan tới năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26."Để ghi nhận những đóng góp kể trên, chúng tôi vui mừng được trao giải thưởng vụ 1 với tổng giá trị lên đến 200.000 AUD cho toàn bộ 8 công ty tham gia dự án vụ mùa này. Trong tháng 12.2024, SNV sẽ chuyển khoản số tiền giải thưởng cho các công ty", thông báo của SNV nhấn mạnh.Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tham gia Dự án TRVC với diện tích 997 ha. Kết quả vụ đầu tiên vừa qua, tổng lượng phát thải mà đơn vị này đã giảm là 4.226 tấn CO2, tương đương bình quân mỗi ha giảm 4,1 tấn.Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Vinarice, chia sẻ: "Đối với giải thưởng này, công ty chúng tôi cũng đã chi ra cho các hộ nông dân qua chương trình bằng cách đào tạo nâng cao trình độ canh tác cho họ, chuyển trả trợ cho các hộ nông dân là nữ, các hộ có người khuyết tật và chi trả thêm cho nông dân bằng chương trình trợ giá cũng như các cán bộ, người đại diện cùng tham gia quarnlys với Công ty Vinarice".Dự án TRVC sẽ kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với khoảng 200.000 nông hộ nhỏ, 50 - 60 hợp tác xã ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha.Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn trong ngành gạo tham gia Dự án TRVC như: Tân Long, Trung An, Vinarice, Thái Bình Seed, Vua gạo...
Trong năm 2024, từng có thời điểm ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước liên tục bị xe nhập khẩu vượt mặt về doanh số trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, từ tháng 9.2024 khi Chính phủ áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP, lượng tiêu thụ ô tô "nội" đã có sự tăng trưởng đáng kể.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2024 lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước của các thành viên VAMA đạt 172.730 xe các loại, giảm khoảng 5% so với năm 2023. Tuy nhiên, số liệu này chưa bao gồm doanh số bán ô tô Hyundai lắp ráp, sản xuất trong nước do TC Motor phân phối (đạt gần 57.000 xe) cũng như doanh số ô tô điện VinFast (đạt hơn 87.000 xe). Thực tế, nếu cộng cả doanh số bán xe của hai thương hiệu này, trong năm 2024 người Việt đã mua sắm tổng cộng hơn 317.000 xe ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước.Chính sách ưu đãi từ Chính phủ cùng với chương trình khuyến mãi, giảm giá từ các nhà phân phối thu hút khách mua ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước. Doanh số bán nhiều mẫu mã theo đó cũng được cải thiện đáng kể. Dưới đây là danh sách 5 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước bán chạy nhất thị trường Việt Nam trong năm 2024:
Quách Ngọc Tuyên tiết lộ hôn nhân với vợ kém 16 tuổi
Để làm điều này, ông Putin chỉ đạo chính phủ tập trung vào việc sản xuất máy chơi game, hệ điều hành và dịch vụ chơi game đám mây trong nước. Động thái này nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế.Hiện tại, hai dự án chính đang được triển khai. Dự án đầu tiên phát triển máy chơi game cố định sử dụng bộ xử lý Elbrus, trong khi dự án thứ hai tập trung vào nền tảng chơi game đám mây do công ty viễn thông MTS dẫn đầu.Máy chơi game cố định mà chính phủ Nga đang phát triển gặp nhiều thách thức về phần cứng. Chip Elbrus, do Trung tâm công nghệ SPARC (MCST) của Moscow sản xuất, được thiết kế chủ yếu cho các mục đích quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, chip này không thể cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại từ các thương hiệu hàng đầu như Intel, AMD và ARM, khiến nó không đủ sức mạnh để so sánh với các máy chơi game như PS5 của Sony hay Xbox của Microsoft.Hơn nữa, hệ điều hành cho máy chơi game của Nga vẫn đang trong quá trình phát triển, với các lựa chọn như Aurora và Alt Linux chưa được hoàn thiện. Chính phủ Nga thừa nhận những hạn chế này và cho rằng máy chơi game hiện tại của họ không thể sánh với các đối thủ quốc tế. Phó chủ tịch Ủy ban Chính sách Thông tin của Duma Quốc gia, Anton Gorelkin, cho biết cần có những ý tưởng mới để cải thiện khả năng của máy chơi game, hiện chỉ phù hợp với các trò chơi cũ và đơn giản.Dự án chơi game đám mây của MTS, mang tên Fog Play, cho phép người dùng chơi các game hàng đầu trên thiết bị ít tiên tiến hơn thông qua các máy chủ trung tâm dữ liệu mạnh mẽ. Tuy nhiên, phiên bản tiếng Nga vẫn còn kém xa so với các dịch vụ toàn cầu.Cả hai dự án đều cho thấy những khó khăn mà Nga đang gặp phải trong việc đạt được sự tự chủ về công nghệ trong ngành công nghiệp trò chơi. Mặc dù chính phủ Nga thể hiện quyết tâm nhưng khoảng cách về chip và phần mềm vẫn còn lớn. Hiện tại, các máy chơi game nội địa có thể tìm thấy một số ứng dụng phù hợp nhưng vẫn còn lâu mới có thể cạnh tranh thực sự với những gã khổng lồ như Sony và Microsoft.