Kích hoạt 'cỗ máy in tiền' cho du lịch
Tập 4 Đu đêm vừa lên sóng, Hoa hậu Thùy Tiên cùng khách mời là rapper Rhyder (Quang Anh) đưa nhau đi bán củ kiệu tại sạp bên góc đường. Cả hai xuất hiện trong trang phục đơn giản. Trong đó, Thùy Tiên gây ấn tượng bởi hình ảnh giản dị khi diện đồ bộ, không son phấn để hóa thân thành một người bán hàng.Trong tập này, cả hai được sự hướng dẫn của bà Huệ. Với Thùy Tiên, bà Huệ là hình ảnh người phụ nữ miền Nam điển hình hào sảng, dễ gần, lần đầu gặp nhưng trò chuyện như con cháu trong nhà. Theo chia sẻ, mỗi năm bà đều làm hơn 200kg kiệu để bán. Tuy phải mượn tiền để có vốn làm kiệu bán tháng tết nhưng bà Huệ vẫn duy trì nhiều năm, vừa là tình yêu nghề, niềm vui và một phần tình cảm với công việc, văn hóa gia đình truyền lại.Tự tin đã có kỹ năng buôn bán song Thùy Tiên và Rhyder thừa nhận rất đau lưng, tê tay khi phải ngồi tỉ mỉ cắt rồi xếp từng củ kiệu vào hủ. Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng, nàng hậu còn gặp "sự cố" lỡ tay làm rơi hủ kiệu xuống đất, rơi vãi khắp nơi. Trái với vẻ hoảng hốt, lo lắng của Thùy Tiên, bà Huệ không hề quở trách hay tỏ ra khó chịu. Bên một góc đường, sạp củ kiệu của bà cũng rộn ràng hơn ngày thường khi sự xuất hiện của hai nghệ sĩ đã thu hút nhiều khách tới ủng hộ. Điều khiến khán giả thích thú ở tập này chính là Rhyder không chỉ hòa nhập mà như "hòa tan" vào kiểu buôn bán của miền Nam rất dễ thương. Thùy Tiên cũng khá bất ngờ trước năng khiếu buôn bán đon đả, vui vẻ của Rhyder. Nam rapper tự hào chia sẻ có được điều đó là thừa hưởng từ mẹ."Ngày trước mình đã rất nhiều lần bán hàng phụ mẹ, cũng chào khách, ra giá. Bán trà sữa, bán hoa, bán bánh mì... cái gì mẹ cũng làm, miễn là tốt cho con. Mình bán phụ thấy bình thường, miễn là kiếm tiền được cho mẹ, không phải ngại gì đâu. Từ bé, mình đã xuất thân từ một nhà rất bình dân, chân đất đi lên, mình thấy tự hào hơn là nghĩ đến những vấn đề khác", nam rapper sinh năm 2001 chia sẻ.Nhìn cách quán quân Giọng hát Việt nhí 2013 chăm chỉ học việc, tỉ mẩn làm từng củ kiệu, xởi lởi với khách tới mua, hay bày tỏ sự quan tâm, thấu hiểu với sự khó khăn của bà Huệ, Thùy Tiên chia sẻ cô rất trân trọng chàng trai trẻ này. Theo hoa hậu, anh đã cho khán giả thấy một Rhyder không có hào quang nghệ sĩ, lại rất đời thường, dễ thương. Khép lại tập 4, Thùy Tiên chia sẻ: “Tập này là một khía cạnh rất mới trong Đu đêm mùa tết. Ngay từ đầu, Tiên thực hiện mùa tết hướng tới nỗi lòng của người xa quê, nói về tài chính, về áp lực cơm áo gạo tiền, những người đam mê chấp nhận ở lại làm nghề mà không về quê ăn tết. Tuy nhiên, ở dì Huệ có một khía cạnh mới mà mình thấy thú vị, đó là nỗi lòng của người ăn tết tại quê hương vẫn có những áp lực riêng".
Nhóm nhạc Đà Nẵng được đề cử giải Mai Vàng ra mắt album mới
Sáng 3.2, tại Văn phòng T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao quyết định, chúc mừng ông Lê Hoài Trung được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng T.Ư Đảng thay ông Nguyễn Duy Ngọc, vừa được T.Ư Đảng bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư.Quyết định bổ nhiệm của Bộ Chính trị đối với ông Lê Hoài Trung được công bố cùng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng T.Ư Đảng sáng cùng ngày.Ông Lê Hoài Trung sinh năm 1961, quê quán tại H.Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế; trình độ tiến sĩ luật. Ông Trung là Ủy viên T.Ư Đảng 2 khóa XII, XIII; Trưởng ban Đối ngoại T.Ư; đại biểu Quốc hội khóa XV.Trưởng thành từ chuyên viên công tác tại Bộ Ngoại giao, tới 12.2010, ông Trung được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và được tái bổ nhiệm vào tháng 10.2014, sau khi kết thúc nhiệm kỳ làm đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, New York, Mỹ (2011 - 2014). Từ tháng 5.2016, ông Lê Hoài Trung là Ủy viên T.Ư Đảng, giữ chức vụ Thứ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia. Đến tháng 3.2021, ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Đối ngoại T.Ư.Tới ngày 6.10.2023, tại Hội nghị T.Ư 8 khóa XIII, ông Lê Hoài Trung được bầu bổ sung vào Ban Bí thư T.Ư Đảng.
Hoàn cảnh bi thương của một cán bộ hưu trí
Trong thư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ niềm vui sướng và tự hào trước chiến thắng lịch sử của đội tuyển, coi đây là thành quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tinh thần đoàn kết, cống hiến và khát vọng vươn lên của các cầu thủ, ban huấn luyện. Thủ tướng nhấn mạnh rằng chiến thắng này không chỉ là vinh quang của thể thao, mà còn là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, là động lực để người dân Việt Nam hướng tới những thành tựu cao hơn trong các lĩnh vực khác.Thủ tướng cũng gửi lời khen ngợi tới HLV Kim Sang-sik và các cộng sự đã có những chiến lược sáng tạo, giúp đội tuyển Việt Nam vượt qua những đối thủ mạnh mẽ để giành chức vô địch. Bên cạnh đó, ông cũng không quên cảm ơn và tri ân sự ủng hộ nhiệt thành từ hàng triệu người hâm mộ cả nước, những người đã luôn đồng hành và cổ vũ đội tuyển trong suốt hành trình chinh phục chiếc cúp danh giá này.Chức vô địch AFF Cup 2024 là một dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam, không chỉ về mặt thành tích mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Thủ tướng Phạm Minh Chính hy vọng rằng đội tuyển sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chiến thắng, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của thể thao Việt Nam, và truyền cảm hứng cho toàn dân tộc trong việc xây dựng một đất nước phát triển, hùng mạnh hơn.Thủ tướng khẳng định, chiến thắng này không chỉ là niềm tự hào của thể thao Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho toàn dân tộc, thể hiện khát vọng vươn lên và chinh phục những đỉnh cao mới. Thủ tướng gửi tri ân sâu sắc đến ban huấn luyện, đội ngũ hỗ trợ, những người đồng hành cùng đội tuyển. Thủ tướng đặc biệt cảm ơn hàng triệu người hâm mộ cả nước đã luôn đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đội tuyển trong suốt hành trình chinh phục ngôi vị cao nhất của bóng đá khu vực. Thủ tướng khẳng định, chiến thắng này là minh chứng cho sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam, đồng thời là món quà ý nghĩa đầu năm mới dành tặng người dân cả nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc sức khỏe, thành công, lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các cầu thủ, huấn luyện viên và đội ngũ hỗ trợ, đồng thời khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời thăm hỏi, động viên đến cầu thủ Nguyễn Xuân Son, chúc cầu thủ sớm phục hồi sức khỏe để trở lại sân cỏ, tiếp tục cống hiến cho bóng đá nước nhà. Thủ tướng tin tưởng, với ý chí kiên cường, cầu thủ Nguyễn Xuân Son sẽ vượt qua khó khăn và trở lại mạnh mẽ hơn, cùng đội tuyển quốc gia khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực và hướng tới những thành công lớn hơn trong tương lai.Chức vô địch AFF Cup 2024 đã khép lại một năm đầy thành công của bóng đá Việt Nam, và lời chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính càng thêm phần ý nghĩa, là niềm động viên to lớn đối với các cầu thủ, cũng như người hâm mộ bóng đá cả nước.
Ngày 30.1, Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - hết 29.1), lực lượng CSGT đã lập biên bản 3.515 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.Trong đó, CSGT đã lập biên bản, xử lý 1.581 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 14 trường hợp khác điều khiển xe máy mà trong cơ thể có chất ma túy. Qua đó, CSGT tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với 433 trường hợp.Tín hiệu khả quan là không có trường hợp tài xế ô tô nào vi phạm nồng độ cồn. Theo Phòng CSGt Công an TP.HCM, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn được nêu tại Nghị định số 168/2024. Với nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Với nồng độ cồn vượt quá 0,25 - 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Với nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì các tổ công tác làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán. Phòng CSGT TP.HCM khuyến cáo người dân vui xuân đón tết an toàn, lành mạnh, sử dụng rượu, bia có trách nhiệm: "Đã uống rượu, bia - không lái xe" để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho cộng đồng.
Kinh hoàng xe tải phóng nhanh, lao sang làn ngược chiều ‘như tự sát’ trên quốc lộ
Ở miền Nam, thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai tiếp tục duy trì mốc 62.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Các tỉnh thành còn lại giữ giá ổn định từ 60.000 - 61.000 đồng/kg.

Xe máy vượt ẩu 'như tự sát' ngay đoạn cua, suýt tông trực diện ô tô
TP.HCM đề xuất phương án tuyển sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Nghĩa cử đẹp được lan tỏa ở giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam
Theo các báo cáo mới nhất, iPhone 17 sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghệ nhiếp ảnh di động với việc trang bị hệ thống camera hoàn toàn mới, bao gồm ba ống kính 48 MP lần đầu tiên trong lịch sử của Apple.Cụ thể, chuyên gia rò rỉ Digital Chat Station trên Weibo cho biết, cả hai phiên bản iPhone 17 Pro và 17 Pro Max sẽ được trang bị ống kính chính, ống kính siêu rộng và ống kính Tetraprism với độ phân giải 48 MP, một sự nâng cấp mạnh so với iPhone 16 Pro. Hơn nữa, sự kết hợp giữa kính và nhựa trong thiết kế ống kính hứa hẹn sẽ cải thiện chất lượng hình ảnh mà vẫn giữ được thiết kế nhỏ gọn.Đặc biệt, ống kính Tetraprism mới sẽ có cấu trúc lăng kính tiên tiến giúp giảm độ dày của mô-đun camera, cải thiện khả năng zoom và chất lượng ảnh, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất trong điều kiện ánh sáng yếu - một yếu tố quan trọng cho những người yêu thích chụp ảnh ban đêm.Không chỉ camera sau, camera trước của iPhone 17 Pro và 17 Pro Max cũng sẽ được nâng cấp lên 24 MP, với thiết kế ống kính 6 mảnh hứa hẹn mang lại độ sắc nét và hiệu suất chụp ảnh selfie vượt trội so với các mẫu hiện tại, vốn chỉ có 12 MP.Ngoài những cải tiến về camera, iPhone 17 Pro sẽ có thiết kế hoàn toàn mới với vỏ sau được làm từ một nửa nhôm và một nửa kính, cùng với mô-đun camera hình chữ nhật. Sự thay đổi này nhằm phân biệt các mẫu Pro với các thiết bị khác trong dòng sản phẩm của Apple.Apple cũng dự kiến loại bỏ mẫu "Plus" và thay thế bằng một thiết bị mới mỏng hơn tạm gọi là iPhone 17 Air nhằm củng cố chiến lược cung cấp một dòng sản phẩm cạnh tranh.Các mẫu iPhone 17 dự kiến ra mắt vào tháng 9.2025 như là một truyền thống phát hành hằng năm của Apple. Với những cải tiến đáng kể trong công nghệ nhiếp ảnh và thiết kế, iPhone 17 Pro hứa hẹn sẽ tạo ra một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp di động.
đăng nhập sgd777
Thông tin từ đội tuyển xe đạp Việt Nam cho biết, sau khi đến sân bay Bangkok, đoàn Việt Nam lên xe bus của ban tổ chức để về địa điểm thi đấu. Còn dụng cụ thi đấu, gồm xe, bánh dự phòng, giày, mũ được ban tổ chức vận chuyển bằng xe tải. Lý do vì sao xe tải bị bốc cháy cho tới giờ vẫn chưa có thông tin. Tuy nhiên số xe và trang thiết bị mà đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiệt hại là khá lớn. Trong đó có những VĐV thi đấu 2 nội dung nên phải mang theo 2 xe chuyên dụng để thi đấu.Trong số khoảng 30 xe của đội tuyển xe đạp Việt Nam bị thiêu rụi tại Thái Lan, tay đua Nguyễn Tuấn Vũ là một trong những tuyển thủ bị thiệt hại nặng nề nhất. Anh mang 2 chiếc xe đạp đua tham dự giải châu Á lần này gồm 1 chiếc chuyên dụng hiệu Cervelo dùng đua nội dung cá nhân tính giờ, chiếc này có giá hơn 400 triệu đồng. Trong đó riêng cặp bánh xe hiệu Scope có giá 107 triệu đồng. Bên cạnh đó Nguyễn Tuấn Vũ còn mang thêm 1 xe hiệu Giant để đua đường trường có giá trị khoảng 400 triệu đồng. Đây là 2 chiếc xe mà đơn vị TP.HCM đầu tư cho VĐV chủ lực Nguyễn Tuấn Vũ và anh dùng thi đấu khi lên đội tuyển. Tổn thất không kém so với Nguyễn Tuấn Vũ là tài năng trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân đội) khi anh mang đến Thái Lan 2 chiếc hiệu Cervelo, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. Đội tập đoàn Lộc Trời An Giang đầu tư 8 chiếc xe cho Nguyễn Thị Thật, Thu Mai...đều là tuyển thủ xe đạp Việt Nam lần này. Theo ông Trần Hải Triều - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô An Giang trị giá của 8 chiếc xe này phải hơn 2 tỉ đồng. Dàn xe còn lại của các tuyển thủ Việt Nam cũng từ 150 triệu đồng/chiếc. Tính ra tổng thiệt hại trong vụ cháy xe đạp đua của đội tuyển xe đạp Việt Nam rất lớn. "Ban huấn luyện đang thống kê cụ thể từng trang thiết bị có trên xe bị cháy để gửi đến ban tổ chức giải quyết bồi thường. Đây là trách nhiệm của ban tổ chức bởi họ phụ trách toàn bộ việc di chuyển khi chúng ta đến Thái Lan", ông Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam tham dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết. Theo tìm hiểu, tất cả các xe đạp đua của đội tuyển Việt Nam đều không mua bảo hiểm mà chỉ áp dụng chính sách bảo hành từ các hãng, do đó khi xảy ra sự cố bị cháy như vừa rồi sẽ không được đền bù.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư