Anh Nguyễn Minh Triết thăm, tặng quà các đội hình Tiếp sức mùa thi tại Đồng Nai
Giá vàng thế giới sáng 31.1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ 2025) bất ngờ tăng vọt và lập kỷ lục mới ở mức 2.800 USD/ounce. So với một ngày trước, kim loại quý tăng thêm 40 USD. Quy đổi tương đương theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới có mức 85,4 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Hiện thị trường trong nước vẫn trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 nên giá vàng tại các công ty kinh doanh không thay đổi. Nếu so với giá bán ra 88,8 triệu đồng/lượng được niêm yết trước kỳ nghỉ tết thì hiện mỗi lượng vàng miếng SJC cao hơn thế giới 3,4 triệu đồng trong khi vàng nhẫn cùng thương hiệu cao hơn 2,6 triệu đồng. Kim loại quý tăng giá khi đồng USD đi xuống và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng. Giá vàng vẫn luôn duy trì ở mức cao sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi hạ lãi suất. Vàng có xu hướng phát triển mạnh trong một môi trường lãi suất thấp vì nó có lãi suất bằng 0.Ông Jim Wyckoff, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Kitco Metals, nhận định trên Kitco News rằng chúng ta đang chứng kiến sự bất ổn và lo lắng sâu sắc hơn về các chính sách mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về thương mại và đối ngoại. Mới đây, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên kế hoạch áp thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada vào ngày 1.2 và cũng đang cân nhắc áp dụng một số mức thuế đối với Trung Quốc. Ông George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng về vàng tại SSGA, cũng cho rằng không có gì ngạc nhiên khi nhu cầu đầu tư mới đang đẩy giá vàng trở lại mức cao nhất mọi thời đại, vì các nhà đầu tư tìm kiếm sự bảo vệ trước lạm phát và biến động thị trường. Ông nhắc lại dự báo giá năm 2025 của mình, đưa ra xác suất 50% rằng giá vàng sẽ giao dịch trong khoảng từ 2.600 đến 2.900 USD/ounce và xác suất 30% rằng giá có thể đạt tới 3.100 USD/ounce...‘Lá thư dưới gối’ - cuốn sách mang thông điệp yêu thương dành cho con cái
Đám cháy bùng phát tại khách sạn Banyan Tree đang được xây dựng vào khoảng 10 giờ 50 sáng 14.2 (giờ địa phương), có lẽ là do vật liệu cách nhiệt được chất gần một hồ bơi ở tầng một của một tòa nhà tại công trường, theo Hãng tin Yonhap dẫn thông báo từ Sở Cứu hỏa Busan.Hàng trăm công nhân được cho là đã ở gần địa điểm xảy ra hỏa hoạn. Giới chức đã nâng mức ứng phó cháy lên cấp độ 2 trong hệ thống 3 cấp độ do lo ngại về số thương vong gia tăng. Sau đó, lính cứu hỏa cho hay ngọn lửa đã được dập tắt phần lớn vào khoảng 13 giờ 30 ngày 14.2."Khi chúng tôi đến hiện trường, khói đen đã bao trùm bên trong tòa nhà. Những người thiệt mạng được tìm thấy tại địa điểm xảy ra hỏa hoạn và họ được cho là đã không thể thoát ra ngoài vì có rất nhiều vật liệu dễ cháy gần lối ra", ông Park Heung-mo, quan chức cứu hộ của Sở Cứu hỏa Busan, cho hay tại cuộc họp báo về vụ hỏa hoạn.Lính cứu hỏa đã giải cứu những người bị mắc kẹt bên trong bằng trực thăng, nhưng sau đó, giới chức thông báo có 6 người tử vong. Có 14 người đã được giải cứu an toàn khỏi mái nhà, trong khi hơn 100 công nhân đã được sơ tán.Các lính cứu hỏa đã lục soát tòa nhà để giúp cảnh sát và giới chức địa phương xác định chính xác số lượng công nhân có mặt bên trong.Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã ra lệnh huy động toàn bộ nhân sự và thiết bị sẵn có để hỗ trợ công tác cứu hộ. "Hãy đảm bảo các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ kỹ lưỡng để ngăn chặn mọi thương vong trong khi ưu tiên sự an toàn của lính cứu hỏa", ông Choi nhấn mạnh.Chính quyền thành phố Busan đã thành lập một trụ sở ứng phó thảm họa để cung cấp hỗ trợ tài chính và hỗ trợ y tế cho gia đình của các nạn nhân. Cảnh sát cho hay họ đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân vụ cháy.Công trình xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng hạng sang Banyan Tree bắt đầu vào tháng 4.2022, và khách sạn dự kiến sẽ được khai trương trong nửa đầu năm nay, theo Yonhap.
Gia đình 5 người phải đi ở nhờ vì nhà cháy
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Trong năm 2024, Tùng Dương gây chú ý với ca khúc Tái sinh. Không chỉ "công phá" thị trường nhạc Việt, ca khúc này còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen ngợi về giai điệu hay đánh giá cao cách hát nội lực của Tùng Dương, cũng có ý kiến cho rằng ca khúc đang cổ súy cho việc ngoại tình.Trong chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên (phát trên kênh YouTube, TikTok iHay và YouTube, TikTok, Fanpage Báo Thanh Niên), Tùng Dương thẳng thắn lên tiếng về những ý kiến trái chiều này. Anh cũng không ngại chia sẻ quan điểm về việc "say nắng" một ai đó trong cuộc sống.Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên.Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên.
HLV Kim Sang-sik sẽ cầm quân rất khác ông Park Hang-seo
Tỉ mẩn tạo hình con voi bên căn nhà dài truyền thống, nghệ nhân H'Huyên BHôk (49 tuổi) dừng tay mời chúng tôi vào nhà để tìm hiểu về nghề gốm cổ Yang Tao. Dưới chân nhà dài, những tạo hình như: con voi, con lợn, lọ hoa… đang được bà phơi dưới ánh nắng của ngày đông. "Trong làng tôi chỉ còn vài nghệ nhân làm gốm Yang Tao, họ cũng đã già hết rồi, nếu tính nghệ nhân làm được gốm Yang Tao thì tôi là người trẻ nhất", bà H'Huyên BHôk nói.Bà H'Huyên BHôk cho hay, qua lời kể của bà cố, ngày xưa trong buôn người dân sinh sống không có các vật dụng sinh hoạt như chén, bát…, chỉ dùng lá chuối để đựng cơm. Từ đó, người xưa đã suy nghĩ và sáng tạo, tìm kiếm nguồn đất để nặn ra cái chén đầu tiên, đem đi nung thành công, rồi tiếp tục làm các vật dụng lớn hơn như sành đựng nước, chóe đựng gạo. Thời điểm đó, người dân trong buôn học hỏi lẫn nhau và tự tạo ra các vật dụng riêng để sử dụng trong gia đình."Để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính với bề trên, người sáng kiến đã đặt ra rất nhiều quy tắc khi làm gốm Yang Tao, người vi phạm quy tắc sẽ bị bề trên khiển trách", bà H'Huyên BHôk kể và tiếp lời: "Ngày trước, chỉ có phụ nữ làm gốm, đàn ông trong buôn không được làm vì chế độ mẫu hệ. Độ tuổi mà con gái được làm gốm phải từ 17,18 tuổi, chưa có chồng. Trước khi đi lấy đất, con gái không được tiếp xúc với con trai, không trùng ngày 'đèn đỏ', nếu vi phạm sẽ bị run tay chân, không tìm thấy đường về nhà".Nghệ nhân H'Lưm Uông (63 tuổi), nhà ở bên cạnh và là người chỉ dạy cho bà H'Huyên BHôk làm gốm, vừa nằm viện về, tay chân vẫn còn yếu do bị tai biến (hồi tháng 6.2024), nhưng nỗi nhớ nghề vẫn hằn sâu trong đôi mắt của bà. "Bị thế này, mẹ (tôi) cũng nhớ nghề lắm, tay chân cứ khó chịu. Hằng ngày, chỉ có thể ngồi trong nhà dài nhìn H'Huyên BHôk làm gốm, mong mau khỏi bệnh để lại tiếp tục làm gốm như ngày xưa. Từ những năm 1990, chén bát hiện đại từ nơi khác về nên buôn này chỉ còn vài người làm gốm…", bà H'Lưm Uông chia sẻ.Giọng trầm buồn, nghệ nhân H'Huyên BHôk và H'Lưm Uông kể lại khoảng hơn chục năm trước, trong một lần đi bán gốm Yang Tao ở H.Cư Mgar (Đắk Lắk), chiếc xe chở mọi người không may bị lật ở giữa đèo, bà H'Huyên BHôk bị chấn thương ở vùng đầu, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng cũng từ đây, người dân trong buôn không còn đi bán gốm ở xa nữa (vì sợ gặp tai nạn) mà chỉ làm các vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Rồi theo xu hướng phát triển, gốm thủ công không cạnh tranh được với gốm công nghiệp, nên người làm gốm trong buôn ít dần, chỉ còn 5 – 6 người giữ nghề đến ngày nay.Năm 2008, bà Lương Thanh Sơn (nguyên Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk) đã đến buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk) để động viên, hỗ trợ cho bà con giữ lấy nghề gốm cổ lâu đời trong vùng. Các nghệ nhân và người làm gốm cổ ở Yang Tao luôn ghi nhớ rằng, nếu không có TS Lương Thanh Sơn thì nghề gốm đã mất đi.Bà Sơn cho hay những năm trước 2008, bà đã nghiên cứu và đề xuất các dự án phục hồi các làng nghề truyền thống của người Ê Đê, người M'nông tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, bà xin được nguồn vốn cho dự án phục dựng nghề làm gốm của người M'nông tại buôn Dơng Bắk (xã Yang Tao, H.Lắk). Thời điểm này, tại buôn có mở một lớp dạy nghề làm gốm cổ khoảng 15 – 20 người, trong đó có 3 nghệ nhân được mệnh danh là "bàn tay vàng" của địa phương."Qua thời gian làm văn hóa, gắn bó với người dân tại các buôn làng, điều mà tôi đau đáu đến bây giờ là làm sao tạo được nguồn thu, đầu ra cho các sản phẩm gốm Yang Tao của bà con. H.Lắk là vùng du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là khu du lịch hồ Lắk, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm gốm cổ Yang Tao gửi đến tay du khách thập phương", bà Sơn nói.Bà Sơn cho biết thêm, theo thông tin từ một người nghiên cứu (Bỉ) do bà hướng dẫn, sản phẩm gốm cổ Yang Tao đã hiện diện tại Bảo tàng Anh. Trong lần trở lại Dơng Bắk cách đây không lâu, các nghệ nhân (nay già yếu nhưng bàn tay của họ chưa bao giờ biết mỏi) cũng khoe với bà, gốm Yang Tao đã được du khách từ các công ty du lịch lữ hành đến tham quan và tìm mua. Từ đó, cũng tạo nguồn thu nhập đáng kể cho bà con duy trì với nghề.Trao đổi với Thanh Niên, Sở VH-TT-DL Đắk Lắk cho biết, Bộ VH-TT-DL vừa có Quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người M'nông ở xã Yang Tao (H.Lắk, Đắk Lắk). Đây sẽ là cơ sở quan trọng để gốm cổ Yang Tao được hồi sinh.