Hải quân Mỹ tinh chỉnh khu trục hạm từ kinh nghiệm đối phó Houthi
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thí sinh bất ngờ tra cứu được điểm thi tốt nghiệp THPT 2023?
Có thể nói, Toyota Veloz Cross là mẫu xe thiết kế theo hướng đột phá nhằm thu hút chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên, không ít người quyết định mua xe chỉ ngay sau khi nhìn thấy nó mà không cần lái thử. Đây rõ ràng là bước tiến lớn của hãng xe Nhật Bản trong thiết kế xe MPV cỡ nhỏ, vốn bị nhiều người đánh giá “xấu xí, lạc hậu” ở thế hệ cũ.
Sinh viên mồ côi ngày đi học, tối làm xuyên đêm ở cửa hàng tiện lợi
Các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối dự báo, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh giá vào chiều mai (11.4) có thể tăng nhẹ. Trong đó, mức tăng của xăng không đáng kể, giá dầu tăng mạnh hơn.
Đồng thời, đi bộ lên dốc cũng cải thiện hệ tim mạch, đốt cháy nhiều calo hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, theo trang sức khỏe Verywell Health.Bà Katrina Carter, chuyên gia vật lý trị liệu tại Mỹ, đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe của việc đi bộ lên dốc.Khi bạn đi bộ lên dốc, các nhóm cơ lớn như đùi, mông và bắp chân sẽ phải làm việc nhiều hơn để nâng đỡ cơ thể. Nhờ đó, chúng sẽ trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn. Không chỉ thế, việc tập luyện này còn giúp cải thiện sức mạnh ở hông, đầu gối và bàn chân.Đi bộ lên dốc đốt cháy gần gấp đôi lượng calo so với đi bộ trên mặt phẳng. Và lượng calo đốt cháy sẽ phụ thuộc vào độ dốc.Theo đó, ở độ dốc 10%, bạn sẽ đốt cháy khoảng gấp đôi lượng calo so với đi bộ cùng quãng đường trên mặt phẳng.Với mỗi 1% tăng độ dốc, bạn sẽ đốt cháy khoảng 12% calo hơn so với đi bộ trên mặt phẳng.Thậm chí, sau khi tập luyện, cơ thể vẫn tiếp tục đốt calo để xây dựng và duy trì các cơ bắp mới ở chân. Khi đi bộ lên dốc, cơ thể phải làm việc nhiều hơn. Đồng thời, tim phải bơm máu mạnh hơn để cung cấp đủ oxy cho các cơ. Nhờ vậy, sức bền sẽ được cải thiện.Khi đi lên dốc, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Điều này giúp tăng cường hệ tim mạch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Thực tế, đi bộ lên dốc có thể làm tăng nhịp tim lên tới 10%.Đi bộ lên dốc giúp tăng nhịp tim lên mức tương đương với các bài tập cường độ cao hơn mà không gây hại cho khớp xương.Điều này đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi hoặc những người gặp vấn đề về mắt cá chân muốn giảm thiểu tác động của việc tập thể dục lên khớp xương của họ.Đi bộ lên dốc không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn giúp cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với insulin, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả.Ngoài ra, đi bộ lên dốc có thể giảm tác động của các gien gây tăng cân.Đi bộ lên dốc mang lại nhiều lợi ích hơn cho tim mạch, nhờ đó giảm huyết áp đáng kể. Thêm vào đó, việc đi bộ ngoài trời giúp giảm căng thẳng, góp phần ổn định huyết áp.Đi bộ lên dốc là một bài tập rất tốt cho những người gặp vấn đề về đầu gối, đặc biệt là sau khi phẫu thuật thay khớp gối. Khi đi bộ lên dốc, các cơ xung quanh khớp gối sẽ được tăng cường, giúp khớp gối ổn định hơn.
Vụ 'bác sĩ Trần Khoa' lừa đảo tiền từ thiện: Các nạn nhân cần liên hệ ngay Công an TP.HCM
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.