Phát sóng show thực tế mới 'Anh trai say hi'
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.Ô tô Trung Quốc tồn kho gây tắc nghẽn cảng biển ở châu Âu
Tết đến, nhiều ngôi sao châu Á gác lại lịch trình bận rộn để dành thời gian đón năm mới bên gia đình hay tự thưởng cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm đáng nhớ. Trên trang cá nhân, nhiều tên tuổi: Phạm Văn Phương, Lý Minh Thuận, Hồ Hạnh Nhi, Lưu Đức Hoa, Lưu Gia Linh, Châu Kiệt Luân… khoe ảnh đón năm mới rộn ràng đồng thời gửi những lời chúc tốt đẹp đến người hâm mộ và những khán giả yêu mến mình.
Sốc visual khi sao Việt diện crochet tôn dáng đáng để học hỏi
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP.
Hấp dẫn giải bóng rổ học đường VSBL năm học 2023 – 2024
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.