Chủ tịch ngân hàng Vietbank đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu trị giá hơn 75 tỉ
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.Hành trình tái sinh của rác
Thị trường heo hơi miền Bắc tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi tại hai tỉnh Ninh Bình và Bắc Giang cùng tăng 2.000 đồng, lên 66.000 - 67.000 đồng/kg; Lào Cai tăng nhẹ 1.000 đồng lên 65.000 đồng/kg. Tương tự, các tỉnh thành gồm Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang cũng tăng nhẹ 1.000 đồng lên chung mức 66.000 đồng/kg.
VieON được tín nhiệm vinh danh tại giải thưởng của bộ thông tin truyền thông
Sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên, mở rộng điều tra, ngày 3.1 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ở Q.Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ở Q.11, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội hành hạ người khác.Theo điều tra, trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại Mái ấm Hoa Hồng, bị can Hương và Nhanh đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh tất cả 30 cháu bé tại phòng 102 và lặp đi lặp lại nhiều lần.Vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng được phanh phui ngày 4.9, sau loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên.Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về sự việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng vào ngày 4.9, Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.12, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị khẩn trương xác minh, điều tra xử lý.Ngày 3.1, tin từ Công an Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan vụ việc nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen để điều tra hành vi "cố ý gây thương tích", "làm nhục người khác" và "gây rối trật tự công cộng". Khoảng 0 giờ 30 ngày 1.1, chị N.N.N (30 tuổi, nhân viên một ngân hàng có chi nhánh tại TP.Cần Thơ) sau khi dự tiệc tất niên của cơ quan thì bắt xe taxi về nhà ở P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều. Tới nơi, chị N. phát hiện bỏ quên chìa khóa nhà, chìa khóa ô tô ở cơ quan nên gọi điện thoại cho anh N.M.T (làm chung ngân hàng) nhờ lấy giúp. Khi anh T. mang chìa khóa đến cho N. thì được chị này tiếp tục nhờ đưa sang bờ hồ Xáng Thổi, đường Huỳnh Cương lấy đồ đạc cá nhân.Khi đến đường Huỳnh Cương, N. bước xuống từ ô tô của anh T. thì bị vợ anh T. là chị H.N.B.T (41 tuổi) nhìn thấy. Hai bên xảy ra lời qua tiếng lại, H.N.B.T lao vào đánh N. liên tiếp vào đầu, mắt gây thương tích; đồng thời còn xé áo, quần của nữ nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, N.T.N.Q, em gái của T. còn dùng mũ bảo hiểm đánh vào người N.Sau đó, chị N. đến Công an P.Thới Bình trình báo vụ việc. Bước đầu, tại cơ quan công an, H.N.B.T và N.T.N.Q thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Ngày 2.1, ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ (Nghệ An), cho biết vừa yêu cầu lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý việc doanh nghiệp mở đường, san lấp làm bãi tập kết cát sạn trái phép tại xã Kỳ Sơn (H.Tân Kỳ). Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, những ngày qua, Công ty TNHH Hải Liên (trụ sở tại TX.Hoàng Mai, Nghệ An) đã điều động máy múc, máy ủi đến xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn) để mở rộng con đường nối từ tỉnh lộ 534D đến sát mép sông Con (dài hơn 200 m) làm bãi tập kết và đường vận chuyển cát sạn. Đến nay, con đường đã được mở rộng khoảng 5 - 6 m, rải đá cấp phối và doanh nghiệp đang cho san lấp bãi tập kết cát sạn ngay gần sát mép sông. Việc làm bất chấp quy định của pháp luật này khiến người dân địa phương rất bức xúc.Sau khi nhận phản ánh của người dân, ngày 27.12.2024, UBND xã Kỳ Sơn đã kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp dừng thi công. Hạt Quản lý đường bộ H.Tân Kỳ cũng yêu cầu doanh nghiệp dừng việc đấu nối đường tự mở này với tỉnh lộ 534D.Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND xã Kỳ Sơn, sau khi yêu cầu dừng thi công, doanh nghiệp đã không chấp hành các yêu cầu như biên bản đã lập, mà vẫn tiếp tục thi công. Một người dân ở xóm Tiền Phong (xã Kỳ Sơn), cho biết do lo ngại việc khai thác cát sạn sẽ khiến nhà dân ở gần sông bị sạt lở, đời sống người dân gặp khó khăn khi hàng chục hộ dân lâu nay sống bằng nghề cào hến trên khúc sông này sẽ mất nghề nên người dân đã lập lán, cắt cử người ngăn cản việc mở đường, san ủi làm bãi tập kết cát sạn trái phép. Mỏ cát sạn này được cấp phép khai thác từ năm 2024, thời hạn 20 năm. Ông Phan Văn Giáp, Chủ tịch UBND H.Tân Kỳ, cho biết đến nay, doanh nghiệp chưa được cấp phép bãi tập kết cát sạn và việc doanh nghiệp tự ý mở đường, san ủi đất để lập bãi tập kết là trái quy định của pháp luật.
Lớp học tình thương của đôi vợ chồng già
Dương Cẩm Lynh và Quỳnh Lam vừa có màn đọ sắc trong bộ ảnh áo dài, đánh dấu sự hợp tác trong năm mới. Trước đó, cả hai đều là những gương mặt quen thuộc trong các dự án phim xưa, gây ấn tượng với khán giả bởi nét diễn tự nhiên, chân thật. Dù có không ít bình luận so sánh, song họ khẳng định chưa bao giờ xem nhau là “đối thủ” cạnh tranh trong nghề. Quỳnh Lam chia sẻ những năm gần đây cô không nhận show diễn tết vì muốn ở cạnh gia đình. Bên cạnh đó, người đẹp 8X bật mí trong năm 2025, cô có vai diễn điện ảnh đầu tiên với tác phẩm Phòng trọ ma ám. Đây chính là cơ hội quý báu để những nhà sản xuất và đạo diễn nhìn thấy được thực lực của cô ở màn ảnh rộng. Sau khi chia tay với bạn trai ngoại quốc, Quỳnh Lam dành thời gian cho bản thân, không muốn đề cập nhiều đến chuyện tình cảm cá nhân.Dương Cẩm Lynh nói trong năm 2024, cô bận rộn với công việc, không có tâm trí cho chuyện tình cảm. Sau biến cố, cuộc sống của người đẹp 8X trôi qua nhẹ nhàng, dồn sức cho 2 dự án là Nợ đời vay trả và Miền ảo vọng. Sau một năm tất bật, tết là giai đoạn để bà mẹ hai con nghỉ ngơi, dành trọn thời gian bên gia đình. Gần 10 năm sống tại Mỹ, Hoa hậu Kim Hồng trải qua 3 lần đón tết nơi xứ người. Cô kể năm đầu xa xứ, bản thân không tránh khỏi nỗi nhớ quê, thậm chí từng bật khóc vì hoài niệm về mâm cỗ gia đình. Thời gian trôi qua, cô dần quen với nhịp sống hối hả của xứ người, nhưng mỗi độ xuân về, lòng cô vẫn không nguôi trăn trở. “Ở đây có thể có mọi thứ, nhưng thiếu một thứ chính là không khí tết đậm đà như ở Việt Nam”, cô bộc bạch. Để xoa dịu nỗi nhớ nhà, tết nào Hoa hậu Kim Hồng cũng tự tay chuẩn bị mọi thứ như ở Việt Nam, từ gói bánh, trang trí nhà cửa hay đi chùa cầu mong năm mới bình an. Với cô, đó không chỉ là cách lưu giữ truyền thống, mà còn là một hành trình tìm về chính mình, kết nối với cội nguồn và sẻ chia những giá trị của dân tộc.Trong dịp tết này, Hoa hậu Kim Hồng đã gửi những phần quà nhỏ đến các ngôi chùa tại Việt Nam, thể hiện sự tri ân và mong muốn chia sẻ niềm vui đầu năm. Trong năm 2025, cô dự định tiếp tục công việc kinh doanh tại Mỹ, đồng thời tham gia nhiều dự án thiện nguyện vì “dù ở đâu, tôi cũng muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp của quê hương”. Thông qua trang cá nhân, Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý khi đăng tải dòng chia sẻ về mối quan hệ với Hoa hậu Thiên Ân. Người đẹp cho biết thời gian qua có những tin đồn không đúng về mối quan hệ giữa cô và đàn em, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cả hai. Do đó, Miss Universe Vietnam 2024 quyết định lên tiếng làm rõ. Kỳ Duyên viết: "Tôi cũng muốn lên tiếng một lần để mọi người không hiểu lầm về mối quan hệ giữa tôi và Thiên Ân. Chúng tôi có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp”. Ngoài ra, Miss Universe Vietnam 2024 gửi lời chúc người đẹp 10X sẽ thành công với những dự định sắp tới. Kỳ Duyên cũng mong khán giả tiếp tục ủng hộ sự nghiệp của cả hai. Dịp tết này, Kỳ Duyên và Thiên Ân có cuộc đối đầu trên đường đua phim Việt. Cụ thể, nàng hậu quê Nam Định góp mặt trong Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành, còn đàn em tham gia vai chính phim Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang. Nhiều khán giả tò mò về phần thể hiện của họ trên màn ảnh rộng. Tham gia chương trình Chuyện tối cùng sao, Đoan Trang chia sẻ vào dịp tết, cô thường đi biểu diễn ở nhiều nơi, sau đêm giao thừa mới được trở về nhà. Dù lịch trình dày đặc song nữ ca sĩ vẫn cố gắng dành thời gian bên cạnh người thân. “Tôi cảm thấy hạnh phúc khi trở về nhà, ba mẹ lúc nào cũng chờ mình”, cô tâm tình. Chồng ngoại quốc của Đoan Trang không chỉ nhanh chóng hòa nhập mà còn trân trọng văn hóa Việt Nam. Từ việc chuẩn bị bao lì xì đến tham gia các phong tục truyền thống. Cô hạnh phúc kể rằng người bạn đời luôn tự hào khi trở thành một phần của gia đình Việt. Đặc biệt, câu “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Việt luôn là lời đầu tiên anh dành cho gia đình và bạn bè trong dịp tết.Đoan Trang tiết lộ không muốn có thêm con vì sợ không đủ thời gian để chăm sóc con chu toàn. Giọng ca Tóc hát tâm sự: “Tôi thì khác, vì lòng đam mê nghệ thuật quá lớn, tôi vẫn còn biểu diễn, tập trung cho những dự án nên tôi nghĩ có một đứa con chất lượng, nuôi dạy thật tốt, gìn giữ đời sống hôn nhân gia đình vui vẻ tốt đẹp là đủ, để còn năng lượng và thời gian cống hiến cho khán giả, cho nghề nghiệp. Vì quan điểm đó nên tôi không muốn có thêm con”.