Giải Thanh Niên Sinh viên Việt Nam: Cổ vũ để nâng tầm văn hóa sân cỏ
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).Lạ kỳ chè bột lọc bọc thịt heo quay xứ Huế
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.
Justin Bieber bị bắt vì say rượu, đua xe
Sáng 19.1, Đội Cảnh sát 113, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.Đà Nẵng bàn giao 2 vụ, với 9 côn đồ kéo nhau đi hỗn chiến, cho công an các địa phương thụ lý.Trước đó, khoảng 3 giờ cùng ngày, Trung tâm chỉ huy Công an TP.Đà Nẵng nhận điện báo từ người dân về việc nhóm côn đồ mang theo hung khí tụ tập trên đường Âu Cơ (P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu).Trung tâm chỉ huy điều động tổ công tác lực lượng cảnh sát 113 đang ở gần khu vực, cơ động đến hiện trường. Tuy nhiên nhóm nghi phạm đã di chuyển.Truy xét nhanh, đến kiệt 34 đường Âu Cơ, tổ công tác phát hiện nhóm 5 người đi trên 2 xe máy về hướng kiệt 57 đường Đồng Kè, nên đã truy bắt.Thấy lực lượng cảnh sát, cả nhóm rú ga bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe nhưng đã bị cảnh sát 113 bắt giữ toàn bộ.5 người gồm: Bùi Quang Tuyên (ngụ P.Hòa Khánh Bắc), Trần Gia Quyền (cùng 18 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu), Trần Phúc Hậu (28 tuổi, ngụ Bến Tre), Nguyễn Hoàng Duy Mẫn (19 tuổi, ngụ xã Hòa Sơn), C.T.T.M (nữ, 17 tuổi, ngụ xã Hòa Khương, cùng H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).Tại hiện trường, lực lượng công an tạm giữ 2 cây kiếm Nhật, 2 xe máy. Theo khai nhận, nhóm này mâu thuẫn qua mạng xã hội với một nhóm côn đồ ở khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng, nên hẹn nhau giải quyết.Tổ công tác Cảnh sát 113 lập hồ sơ ban đầu và bàn giao cho Công an Q.Liên Chiểu thụ lý.Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết thêm, trước đó, lúc 1 giờ 15 cùng ngày, Đội Cảnh sát 113 nhận tin báo tại khu vực trên đường Tôn Đức Thắng (P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ) có nhóm thanh thiếu niên tụ tập, chuẩn bị hung khí đánh nhau.Tổ công tác triển khai vây bắt ở khu vực ngã ba Huế, tạm giữ 4 nghi phạm: Phạm Hữu Khánh Hưng (18 tuổi, ngụ TP.Huế), T.V.M, N.X.P (cùng 17 tuổi), Lê Văn Hiền (19 tuổi, cùng ngụ Q.Liên Chiểu). Nhóm này khai nhận đang trên đường kéo ra biển để chém nhau với nhóm côn đồ khu vực làng chài.Đội Cảnh sát 113 chuyển 4 nghi phạm cho Công an Q.Cẩm Lệ thụ lý.
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Thương hiệu trà Việt tại World Tea Expo 2024
Sau thành công với chức vô địch AFF Cup 2024, sự kỳ vọng của người hâm mộ dành cho đội tuyển Việt Nam là rất lớn. Giải đấu quan trọng đầu tiên mà đoàn quân của HLV Kim Sang-sik sẽ chinh chiến trong năm mới Ất Tỵ là vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027.Theo đó, đội tuyển Việt Nam sẽ bắt đầu tranh tài ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 từ tháng 3.2025. Tại vòng này, 24 đội bóng được chia đều vào 6 bảng đấu, thi đấu vòng tròn 2 lượt (sân khách và sân nhà). Sáu đội bóng đứng đầu bảng sẽ giành vé vào chơi vòng chung kết Asian Cup 2024. Vòng chung kết Asian Cup 2027 có 24 đội bóng, gồm 6 đội vượt qua vòng loại thứ 3 kể trên và 18 đội góp mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á.Bên cạnh việc dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội trẻ tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025 - SEA Games 33, được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 12.2025. Theo công bố của nước chủ nhà, các đội bóng tranh tài ở SEA Games 33 sẽ sử dụng toàn bộ cầu thủ lứa U.22.Các chàng trai trẻ Việt Nam sẽ không có sự dẫn dắt của các đàn anh giàu kinh nghiệm hơn khi ra sân tại SEA Games 33. Tuy nhiên, "khó người khó ta", các đội bóng khác trong khu vực cũng đối mặt với khó khăn tương tự. Nguồn lực của bóng đá Việt Nam hiện tại không thiếu các cầu thủ lứa tuổi U.22 có chất lượng. Về khía cạnh này, bóng đá Thái Lan và Indonesia cũng rất đáng gờm. Bởi bóng đá xứ chùa vàng và xứ vạn đảo đã có những bước đi nhằm chuẩn bị cho lứa kế cận từ sớm.Trước đó, HLV Kim Sang-sik cũng sẽ dẫn dắt đội tuyển U.23 Việt Nam tranh tài tại vòng loại U.23 châu Á 2026 vào tháng 9.2025.Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ hướng đến SEA Games 33 với mục tiêu bảo vệ tấm HCV. Nếu đăng quang chức vô địch, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ lần thứ 5 liên tiếp giành HCV (từ năm 2017 đến 2023).Bên cạnh đó, đội tuyển nữ Việt Nam dự kiến còn chinh chiến ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2025. Chưa hết, đội tuyển nữ Việt Nam cũng tham dự vòng loại Asian Cup nữ 2026 từ tháng 6.2025.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam tranh tài tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025 tại Trung Quốc vào tháng 5.2025. Tại giải đấu này, 12 đội bóng được chia đều vào 3 bảng. Hai đội đứng đầu mỗi bảng (6 đội), cùng 2 đội đứng ba có thành tích tốt nhất sẽ vào chơi tứ kết.Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025 cũng đồng thời là vòng loại World Cup futsal nữ 2025, do Philippines đăng cai (lần đầu tổ chức). Theo đó, 3 đội đạt thành tích cao nhất tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025 sẽ giành vé dự World Cup.Một đấu trường rất quan trọng với bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2025 là vòng chung kết U.17 châu Á, diễn ra vào tháng 4.2025 ở Ả Rập Xê Út. 16 đội bóng được chia 4 bảng (mỗi bảng 4 đội). Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ tiến vào tứ kết. Tám đội tiến vào tứ kết giải U.17 châu Á 2025, đồng thời sẽ giành vé dự U.17 World Cup 2025 tổ chức ở Qatar vào tháng 11.2025.Tuy nhiên, việc vào đến tứ kết không phải là nhiệm vụ dễ dàng với U.17 Việt Nam. Tại giải U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam nằm ở bảng B với U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE.