Free Fire Việt Nam: Giải đấu Yomost VFL Summer 2023 có tân vương
Ngày 20.3, tại hội nghị quán triệt, triển khai các kết luận, nghị quyết, nghị định, kế hoạch của Trung ương và TP.Đà Nẵng về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trên địa bàn, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đã có những thông tin đáng chú ý về tiến độ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.Theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh, nhiều năm qua, các dự án, đất đai tại thành phố vướng không ít khó khăn do liên quan đến các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Giai đoạn 2012 - 2020, TP.Đà Nẵng có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ và 3 bản án hình sự phúc thẩm. Thực hiện các kiến nghị của thanh tra, Đà Nẵng đã huy động nhiều nguồn lực và quyết liệt triển khai các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lại gặp phải những vướng mắc, ảnh hưởng nhất định, bởi những vấn đề, nội dung kiến nghị rất phức tạp, tồn tại nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ; chưa có quy định pháp luật và cơ chế, chính sách để xử lý.Từ thực tiễn đó, từ năm 2022 đến nay, TP.Đà Nẵng đã tích cực vào cuộc, chủ động rà soát, tham mưu Chính phủ trình Trung ương giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc kéo dài. Ngày 30.11.2024, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 170 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại các tỉnh, thành, gồm: TP.HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Và sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn triển khai chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội. Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện, ông Lê Trung Chinh cho hay, thành phố đã thành lập 3 tổ công tác để điều hành, chỉ đạo và trực tiếp nghiên cứu, đề xuất để tháo gỡ các nội dung vướng mắc. Đến nay, các tổ công tác của thành phố đã hoạt động, quyết tâm, chủ động triển khai nhanh và hiệu quả Kết luận của Bộ chính trị và Nghị quyết của Quốc hội; bước đầu đạt được một số kết quả.Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng thông tin một số kết quả ban đầu đối với 4 nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Cụ thể, về công tác rà soát, sao lục hồ sơ liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND TP.Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) chủ trì, tiến hành rà soát, sao lục hồ sơ gốc. Đến nay, đã đạt khoảng 90% hồ sơ, dự kiến hoàn thành rà soát trong tháng 4.2025.Đối với nhóm nhiệm vụ về xác định lại giá đất để truy thu nghĩa vụ tài chính về ngân sách Nhà nước đối với các khoản thất thu, miễn giảm, UBND TP.Đà Nẵng đã thống nhất được 3/11 báo cáo phương án thu nghĩa vụ tài chính. Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT sớm thực hiện công tác báo cáo kiểm toán nhà nước theo trình tự tháo gỡ.Trong công tác chỉ đạo đối với nhóm xử lý, thu hồi đối với những dự án, diện tích đất trên bán đảo Sơn Trà không đủ điều kiện, có vi phạm pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, an ninh quốc phòng, ông Lê Trung Chinh cho hay, đã chỉ đạo Sở Xây dựng lấy ý kiến các đơn vị để tổng hợp trình UBND thành phố hủy bỏ các sơ đồ ranh giới đối với 5 dự án chưa thực hiện giao đất. Đối với 15 dự án còn lại, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN-MT tổng hợp, cung cấp thông tin hồ sơ pháp lý đến các sở, ngành có liên quan để căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quản lý nhà nước của các đơn vị để thực hiện rà soát. Về bản án liên quan đến dự án Khu phức hợp thương mại và dịch vụ sân vận động Chi Lăng, hiện nay UBND TP.Đà Nẵng đã lấy ý kiến Bộ Xây dựng về việc thống nhất đối với hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện thành phố tiếp tục triển khai các bước tiếp theo.Đề cập đến 5 nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay đã ban hành 113 quyết định thu hồi số tiền 5%, 10% tiền sử dụng đất trong tổng số 254 trường hợp và đang xem xét 96 dự thảo quyết định thu hồi 5%, 10% tiền sử dụng đất.Sở NN-MT đang rà soát 39 đơn từ nhà đầu tư thứ cấp không đồng ý nộp tiền nghĩa vụ tài chính phát sinh theo kết luận thanh tra. Về việc xử lý các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng trong quá trình triển khai gia hạn tiến độ sử dụng đất (Kết luận số 34/KL-TTCP ngày 8.1.2019), UBND thành phố đã ban hành quyết định gia hạn đối với 113 khu đất. Trong đó, năm 2024 thực hiện gia hạn 12 khu đất; UBND các quận, huyện đang tiến hành kiểm tra 172 khu đất các cá nhân.Về nội dung xử lý ở dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa và dự án Khu biệt thự Suối Đá - lô L09, UBND thành phố đã giao Sở NN-MT rà soát quy hoạch đất, công trình quốc phòng, quy hoạch điều chỉnh 3 loại rừng, đa dạng sinh học, quy hoạch du lịch, môi trường; rà soát toàn bộ thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, báo cáo đề xuất trong tháng 3.2025.Về thực hiện các thủ tục quy trình thu hồi dự án 181 ha, ông Chinh cho hay, tháng 2.2025, UBND TP.Đà Nẵng đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, hướng dẫn UBND thành phố xử lý. Về thực hiện bản án số 346/HSPT ngày 13.6.2019, liên quan đến khu đất có diện tích 3.264 m2 tại đường Ngô Quyền (thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho biết, đã chỉ đạo ngành chức năng cùng UBND Q.Sơn Trà khẩn trương thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu từ đất "Trường mầm non" sang "Thương mại dịch vụ" trong tháng 3.2025.Trung Quốc 'trỗi dậy' trên các bảng xếp hạng ĐH thế giới
Chất xơ là thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng chưa đến 10% dân số tiêu thụ đủ lượng chất xơ theo mức khuyến nghị hằng ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã đưa ra lý do thuyết phục để mọi người tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ như đậu, các loại hạt, rau họ cải và quả bơ.Khi tiêu thụ chất xơ, hệ vi sinh vật đường ruột sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn. Những hợp chất này từ lâu đã được các nhà khoa học nghi ngờ là có ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng gien. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford đã theo dõi tác động của 2 axit béo phổ biến nhất trong ruột, là propionate và butyrate, trong việc làm thay đổi biểu hiện gien trong các tế bào người khỏe mạnh, trong các tế bào ung thư ruột kết ở người đã được điều trị, chưa được điều trị và trong ruột chuột. Kết quả đã phát hiện quá trình tiêu hóa chất xơ tạo ra 2 sản phẩm phụ có khả năng thay đổi trong biểu hiện gien biến chúng trở nên có đặc tính chống ung thư, theo trang tin khoa học ScitechDaily. Cụ thể, 2 sản phẩm phụ được tạo ra khi tiêu thụ chất xơ là axit béo propionate và butyrate, những chất này gây ra những thay đổi giúp điều chỉnh sự phát triển, biệt hóa và tự chết của tế bào - những yếu tố chính trong phòng ngừa ung thư.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Michael Snyder, Giáo sư di truyền học tại Trường Y Đại học Stanford, cho biết: Nghiên cứu đã cho thấy, ăn chất xơ giúp điều chỉnh chức năng gien có tác dụng chống ung thư.Theo trang tin sức khỏe Healthline, những thực phẩm chứa nhiều chất xơ nhất gồm quả lê, dâu tây, bơ, yến mạch, táo, mâm xôi, việt quất, chuối, cà rốt, củ dền, bông cải xanh, atisô, cải Brussels, xà lách, rau bó xôi, cà chua, các loại đậu, hạt quinoa, bỏng ngô, hạnh nhân và các loại hạt, hạt chia, khoai lang và sô cô la đen.
Chiến sự Ukraine ngày 750: Tiền tuyến thiếu vững chắc, Nga sắp tấn công đột phá?
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án đưa - nhận hối lộ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Bộ Công thương và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tội nhận hối lộ. Ông An đã bị phạt 4 năm tù cũng về hành vi này liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil.C03 cũng đề nghị truy tố ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, tội đưa hối lộ. Ông Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và bà Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán Công ty Bách Khoa Việt cùng bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.Theo kết luận điều tra, do được ông An hứa giúp đỡ kinh doanh xăng dầu, đầu năm 2013, bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, gọi điện nhờ ông An giúp và hướng dẫn thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Đầu năm 2015, Công ty Bách Khoa Việt xin Bộ Công thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Bộ này thành lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn.Quá trình kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy xác nhận đủ điều kiện cho Công ty Bách Khoa Việt, bà Phương đã đến gặp ông An tại Nhà khách Bộ Công thương (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) nhờ hỗ trợ doanh nghiệp mình sắp được cấp giấy phép và đưa ông An 200 triệu đồng. Do đó, ngày 4.2.2015, Bách Khoa Việt được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.Tháng 8.2015, bà Phương đến nhà ông An tại Hà Nội nhờ giúp doanh nghiệp được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý và nói "cứ làm đi, An sẽ giúp".Quá trình nói chuyện, ông An nói đang có ý định mua căn nhà to hơn nhưng không đủ điều kiện và gợi ý bà Phương hỗ trợ tiền mua nhà. Bà Phương cũng đồng ý do hiểu Công ty Bách Khoa Việt đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu do An phụ trách và sắp tới phải được An giúp đỡ nên mới có thể được nâng cấp lên làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đồng ý.Một tháng sau, ông An gọi điện bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỉ đồng để mua nhà, dặn chuyển khoản vào tài khoản của vợ mình. Số tiền này được Công ty Bách Khoa Việt chuyển cho ông An làm 2 lần, một lần 5 tỉ đồng vào ngày 8.9.2015 và lần 5 tỉ đồng vào ngày 9.9.2015.Đầu năm 2016, bà Phương giao cấp dưới làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Do chưa đủ điều kiện nên ông An hướng dẫn hợp thức để đủ điều kiện được. Doanh nghiệp này sau đó được cấp phép vào năm 2016.Kết luận xác định Công ty Bách Khoa Việt sau đó đã vi phạm trong việc trích lập và chi sử dụng trái phép Quỹ bình ổn giá xăng dầu. C03 xác định doanh nghiệp này phải nộp hơn 107 tỉ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỉ đồng và còn "nợ" hơn 105 tỉ đồng.Trong vụ án, C03 không đề nghị xử lý bà Phương về tội đưa hối lộ, bởi bà Phương đã nhận thức được hành vi của mình và chủ động tố giác sai phạm của ông Nguyễn Lộc An.Sai phạm thứ hai xảy ra tại Công ty Long Hưng, doanh nghiệp này vốn kinh doanh mặt hàng dầu FO cho các nhà máy nhiệt điện nhưng là thương nhân phân phối nên không chủ động trong việc nhập khẩu.Giữa năm 2014, ông Quỳnh nhận thấy để doanh nghiệp được chủ động trong việc nhập khẩu, kinh doanh dầu FO thì cần được Bộ Công thương cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đã liên hệ và nhờ ông An hướng dẫn thủ tục.Ông An trao đổi lại rằng đang tham mưu, đề xuất Bộ Công thương, Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh xăng dầu. Sau khi Nghị định được ban hành, Công ty Long Hưng nộp hồ sơ đề nghị đến Bộ Công thương, thì ông An sẽ giúp đỡ.Nghị định 83/2014/NĐ-CP được ban hành, ông Quỳnh nghiên cứu và được ông An tư vấn. hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ nộp cho Bộ Công thương. Trên cơ sở đó, Quỳnh đã trực tiếp liên hệ với các cửa hàng, đại lý để nhờ ký các hợp đồng đại lý với Công ty Long Hưng.Bộ Công thương sau đó lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn. Quá trình kiểm tra, đoàn chỉ kiểm tra hồ sơ và xác suất một số cửa hàng, đại lý xăng dầu của Công ty Long Hưng nhưng vẫn ký biên bản kiểm tra thực tế đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu.Được cấp giấy phép, khoảng tháng 7.2015, ông Quỳnh ra Hà Nội gặp thì được ông An tâm sự là đang có nhu cầu mua nhà VIP tại khu đấu giá Vườn Đào (Q.Tây Hồ, Hà Nội).Hai tháng sau lời tâm sự, ông Quỳnh đến nhà ông An ăn cơm thì ông An đề nghị ông Quỳnh hỗ trợ 10 tỉ đồng để mua nhà tại khu Vườn Đào.Thấy ông An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình và ông An có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi giấy phép bất kỳ lúc nào nên đồng ý, nên đã đồng ý và chuyển 10 tỉ đồng vào tài khoản của vợ ông An.Sau này, ông Quỳnh nói chuyện với vợ về việc chi 10 tỉ đồng cho ông An thì bị vợ phản đối, nên ông Quỳnh trao đổi với ông An chỉ chi 5 tỉ đồng, 5 tỉ còn lại là cho ông An vay. Do đó, ông An đã trả lại 5 tỉ đồng cho ông Quỳnh.Trong 2 sai phạm, C03 cáo buộc ông An đã nhận hối lộ tổng số tiền 14,2 tỉ đồng.
Hình ảnh về người dân giáo xứ Thánh PhanxicôXavie (Q.Bình Tân, TP.HCM) cùng nhau gói bánh chưng đón tết được mọi người chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Hình ảnh người dân cùng đến nhà thờ quây quần gói bánh, từ người già đến người trẻ mỗi người đều có vai trò nhất định trong công việc chung đầy ý nghĩa này. Người rửa lá, người chuẩn bị nhân, người gói bánh... tuy vất vả nhưng ngập tràn tiếng cười. Được biết, đây là năm đầu tiên người dân ở giáo xứ Thánh Phanxicô Xavie thực hiện hoạt động ý nghĩa này.
Giọt nước nghĩa tình trên vùng biên những ngày nắng hạn
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.